Cần tư vấn về van đảo chiều

S
Bình luận: 51Lượt xem: 5,809

samson_auto

Tài xế O-H
IMG_0434.JPG
Có bác nào biết về loại van đảo chiều nay chỉ giáo cho em với!
2 cụm nhỏ ở bên phải có bulong điều chỉnh có công dụng gì ko ah?
 

Phankhoa83

Tài xế O-H
Em xin bày ý kiến của em:
-Van này là van phân phối , hoạt động bằng tay có khóa vị trí bằng cơ khí.
- P Đường áp suất, T đường về két, L - Đường dò rỉ, G- Vị trí lắp đồng hồ
- Phía sau van phân phối có 1 van con thoi (shutler valve)- nhiệm vụ gửi lưu hiệu áp suất cao cho van tràn loại phụ (lưu lượng nhỏ)
- Có 2 van tràn : Van nhỏ là van tràn phụ, Van lớn là van tràn chính
-Khi tay trang ở vị trí trung gian, áp suất lớn nhất sau van được thiết lập qua van tran nhỏ.
- Khi tay trang vận hành, áp suất lớn nhất được vận hành qua van tràn lơn ( lưu lượng lớn hơn)
 
Em xin bày ý kiến của em:
-Van này là van phân phối , hoạt động bằng tay có khóa vị trí bằng cơ khí.
- P Đường áp suất, T đường về két, L - Đường dò rỉ, G- Vị trí lắp đồng hồ
- Phía sau van phân phối có 1 van con thoi (shutler valve)- nhiệm vụ gửi lưu hiệu áp suất cao cho van tràn loại phụ (lưu lượng nhỏ)
- Có 2 van tràn : Van nhỏ là van tràn phụ, Van lớn là van tràn chính
-Khi tay trang ở vị trí trung gian, áp suất lớn nhất sau van được thiết lập qua van tran nhỏ.
- Khi tay trang vận hành, áp suất lớn nhất được vận hành qua van tràn lơn ( lưu lượng lớn hơn)
1-Cụ đang có sự nhầm lẫn giữa van tràn và van áp suất.
2-Làm thế nào để phân biệt cái nào chính, cái nào phụ, cái nào to, cái nào nhỏ?
3-Kết cấu 2 van áp suất này là khác nhau, nó khác ở chỗ nào?
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
E mới kiếm đc cái sơ đồ nguyên lý của nó thế này, bác giải thích hộ e với. Vì là hàng trung quốc nên khó tìm tài liệu bác ah

View attachment 75151
Không biết các đệ của đại ca Tập vẽ có đúng không??!! Chắc là họ vẽ sai nên thấy chức năng của van có nhiều chỗ dở...rất dở.
Nếu vẽ đúng thì
van này không dùng cho tời được !!!
 

hydraulic

Tài xế O-H
1-Cụ đang có sự nhầm lẫn giữa van tràn và van áp suất.
2-Làm thế nào để phân biệt cái nào chính, cái nào phụ, cái nào to, cái nào nhỏ?
3-Kết cấu 2 van áp suất này là khác nhau, nó khác ở chỗ nào?
Nếu không nhầm thì ông anh này cùng đồng hương Thanh Hóa rồi, bác yêu vợ quá nên chỗ nào cũng lấy ních tên vợ.
Van này nó vẽ đúng đúng nhưng cậu ở trên giải thích sai thôi. Để cho dễ hiểu thì có thể gọi nó là van đảo chiều hay van phân phối có tích hợp van áp suất. Một cái chỉnh áp tổng cho đường P từ bơm, còn một cái điều chỉnh áp suất cho 2 đường ra A, B của van. Tại sao nó làm vậy chắc không cần nói thêm rồi.
Hi vong hôm nào về quê giao lưu với anh cái.
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Nếu không nhầm thì ông anh này cùng đồng hương Thanh Hóa rồi, bác yêu vợ quá nên chỗ nào cũng lấy ních tên vợ.
Van này nó vẽ đúng đúng nhưng cậu ở trên giải thích sai thôi. Để cho dễ hiểu thì có thể gọi nó là van đảo chiều hay van phân phối có tích hợp van áp suất. Một cái chỉnh áp tổng cho đường P từ bơm, còn một cái điều chỉnh áp suất cho 2 đường ra A, B của van. Tại sao nó làm vậy chắc không cần nói thêm rồi.
Chào bạn.
Trước hết tui mong bạn nói thêm để tui hiểu tại sao "NÓ" lại làm như vậy.
Trích nguyên văn:
"MỘT CÁI CHỈNH ÁP TỔNG CHO ĐƯỜNG P TỪ BƠM, CÒN MỘT CÁI ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT CHO ĐƯỜNG RA A, B CỦA VAN" như vậy ý của bạn là "ÁP TỔNG TỪ BƠM" với "ÁP ĐƯỜNG RA A hoặc B của van" là 2 đại lượng có giá trị khác nhau???
Nói cách khác, như hình bên dưới thì áp suất tại điểm P khác với áp suất tại điểm A??

2.jpg
 

Phankhoa83

Tài xế O-H
em rất chân thành cảm ơn các cụ đã chỉ bảo , Bởi vì em thấy trong ảnh có 2 cái van- một to là một nhỏ, Em tưởng rằng van to là van tràn hệ thống (trước van phân phối) , còn van nhò là van an toàn (sau van phân phối ) nhưng em vẫn hơi thắc mắc một chút ( về đường nối giữa 2 van áp suất). Mong Ms Thuy và cụ thuyluc saigon chi giáo thêm ( có thể gợi ý cho em cụm này lắp ở máy gì được không )
 

hydraulic

Tài xế O-H
Chào bạn.
Trước hết tui mong bạn nói thêm để tui hiểu tại sao "NÓ" lại làm như vậy.
Trích nguyên văn:
"MỘT CÁI CHỈNH ÁP TỔNG CHO ĐƯỜNG P TỪ BƠM, CÒN MỘT CÁI ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT CHO ĐƯỜNG RA A, B CỦA VAN" như vậy ý của bạn là "ÁP TỔNG TỪ BƠM" với "ÁP ĐƯỜNG RA A hoặc B của van" là 2 đại lượng có giá trị khác nhau???
Nói cách khác, như hình bên dưới thì áp suất tại điểm P khác với áp suất tại điểm A??

View attachment 75310

Đúng rồi bạn nhé, nói cho dễ hiểu thế này. Như điện trong gia đình bạn, thì khi đường điện từ ngoài vào người ta sẽ làm một cái cầu dao (hay auto mat ) tổng với dòng lớn nhất, ví dụ là 30A đi . Sau đó đến các nhánh như điều hòa, bình nóng lạnh,....sẽ là các cầu dao ( auto mat ) phụ với dòng 10A, hoặc 5A tùy vì mỗi thằng cần tải dòng khác nhau.
Quay trở lại van này thì áp suất tổng từ P và A có thể giống và khác nhau, nhưng bạn phải hiểu là mục đích sao họ làm vậy. Mình xin giải thích thêm nhé: đường P phải có van áp tổng để bảo vệ bơm là điều kiện đầu tiên và cơ bản của hệ thống thủy lực. Vì nếu áp tăng quá ngưỡng bơm chịu được thì lúc đó bơm sẽ hỏng.
Còn đường A, B người ta hay lắp kiểu này để bảo vệ xy lanh hoặc cơ cấu chống xung áp ngược .
Mình xin ví dụ này cho dễ hiểu:
Với hệ thống lái tàu biển, nó sẽ điều khiển cánh lái để tàu rẽ trái hay phải theo ý mình. Nhưng nếu có sóng lớn xô ngược hoặc đập vào cánh lái chẳng hạn thì không có van áp kiểu này thì cánh lái sẽ hỏng vì áp sung ngược trở lại. Vậy nên người ta mới lắp van áp cho 2 cửa A, B là vậy....
Nếu chưa rõ thì cứ liên hệ với mình, anh em giao lưu thêm nhé.
 
Chào bạn.
Trước hết tui mong bạn nói thêm để tui hiểu tại sao "NÓ" lại làm như vậy.
Trích nguyên văn:
"MỘT CÁI CHỈNH ÁP TỔNG CHO ĐƯỜNG P TỪ BƠM, CÒN MỘT CÁI ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT CHO ĐƯỜNG RA A, B CỦA VAN" như vậy ý của bạn là "ÁP TỔNG TỪ BƠM" với "ÁP ĐƯỜNG RA A hoặc B của van" là 2 đại lượng có giá trị khác nhau???
Nói cách khác, như hình bên dưới thì áp suất tại điểm P khác với áp suất tại điểm A??

View attachment 75310
Bổ xung thêm cho sư huynh một tý: Sao lại có đường liền nét, đường đứt quãng ở hai van?
 
Nếu không nhầm thì ông anh này cùng đồng hương Thanh Hóa rồi, bác yêu vợ quá nên chỗ nào cũng lấy ních tên vợ.
Van này nó vẽ đúng đúng nhưng cậu ở trên giải thích sai thôi. Để cho dễ hiểu thì có thể gọi nó là van đảo chiều hay van phân phối có tích hợp van áp suất. Một cái chỉnh áp tổng cho đường P từ bơm, còn một cái điều chỉnh áp suất cho 2 đường ra A, B của van. Tại sao nó làm vậy chắc không cần nói thêm rồi.
Hi vong hôm nào về quê giao lưu với anh cái.
Trân trọng mời Cụ ghé qua tệ xá của Mụ!
 

Phankhoa83

Tài xế O-H
Dạ, theo suy nghĩ của 2 người. em xin phép rút lại như sau:
- Mr Viet Anh: suy nghĩ 2 van , một van tràn hệ thống và một van an toàn cơ cấu.=> bản vẽ hệ thống đúng
- Mr Thuyluc Saigon: Bản vẽ này có vấn đề, vì có đường nối tiếp giữa 2 van.

Còn em sau khi đoc các comment của các bác thì ý kiến của em.
Nếu van tràn tổng (300bar) thì van an toàn cơ cấu la 320bar. bỏ đường nối tiếp giữa 2 van trong bàn vẽ.
Cách dễ nhất đề test bàn vẻ là chù thớt tháo các van ra dùng khí nén kiểm tra đường thông nhau- đánh dấu lại
Còn chủ thớt nếu có bộ nguồn thì lắp thử test tại xưởng.
- Đo chiều dài các bu long điều chỉnh của 2 van (an toàn và van tràn) đánh dấu vị trí nguyên thủy của bu lon
- Vặn van an toàn cơ cấu max
- Chạy bộ nguồn , vận hành tay trang kiểm tra áp suất van tràn.-ghi lai thông số.
- Tiep theo văn van an toan về vị trí cũ và chạy bộ nguồn. vận hành tay trang
check áp suât- nếu bằng áp suất cũ thì áp suất van an toàn cao hơn.
- Nếu áp suất thấp hơn áp suất cũ thì Pat <P tran- ghi lai
- tìm áp suất van an toàn bằng cách cài áp suất van tràn lên khoảng 30bar, sau đo test lai .

Các cụ chỉ giáo thêm
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Bổ xung thêm cho sư huynh một tý: Sao lại có đường liền nét, đường đứt quãng ở hai van?
Ngoài ra nó còn khác nhau "RẤT CƠ BẢN" ở chỗ: đường điều khiển (tạm gọi như vậy đi) một cái đưa vào phía lò xo, cái còn lại thì đưa vào phía "ĐỐI MẶT" với lò xo.....vậy thì cái van số 1 khi có đường ĐK ấy nó sẽ đóng hay mở??



3.jpg
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Đúng rồi bạn nhé, nói cho dễ hiểu thế này. Như điện trong gia đình bạn, thì khi đường điện từ ngoài vào người ta sẽ làm một cái cầu dao (hay auto mat ) tổng với dòng lớn nhất, ví dụ là 30A đi . Sau đó đến các nhánh như điều hòa, bình nóng lạnh,....sẽ là các cầu dao ( auto mat ) phụ với dòng 10A, hoặc 5A tùy vì mỗi thằng cần tải dòng khác nhau.
Quay trở lại van này thì áp suất tổng từ P và A có thể giống và khác nhau, nhưng bạn phải hiểu là mục đích sao họ làm vậy. Mình xin giải thích thêm nhé: đường P phải có van áp tổng để bảo vệ bơm là điều kiện đầu tiên và cơ bản của hệ thống thủy lực. Vì nếu áp tăng quá ngưỡng bơm chịu được thì lúc đó bơm sẽ hỏng.
Còn đường A, B người ta hay lắp kiểu này để bảo vệ xy lanh hoặc cơ cấu chống xung áp ngược .
Mình xin ví dụ này cho dễ hiểu:
Với hệ thống lái tàu biển, nó sẽ điều khiển cánh lái để tàu rẽ trái hay phải theo ý mình. Nhưng nếu có sóng lớn xô ngược hoặc đập vào cánh lái chẳng hạn thì không có van áp kiểu này thì cánh lái sẽ hỏng vì áp sung ngược trở lại. Vậy nên người ta mới lắp van áp cho 2 cửa A, B là vậy....
Nếu chưa rõ thì cứ liên hệ với mình, anh em giao lưu thêm nhé.
Main relief valve = Van xả áp chính của hệ thống.
Port relief valve = Van xả áp của từng cửa...thường có 2 cái, ở đây dùng 01 cái cũng có thể được nếu tải sử dụng của 2 cửa bằng nhau.
Nhưng ở đây cái gọi là van chính đó nó không có công dụng như nói ở trên. Nó còn bị điều khiển bởi cái đường màu đỏ hình trước có hỏi dùng để làm gì??



Hitachi.png


Hitachi 2.png
 

hydraulic

Tài xế O-H
Main relief valve = Van xả áp chính của hệ thống.
Port relief valve = Van xả áp của từng cửa...thường có 2 cái, ở đây dùng 01 cái cũng có thể được nếu tải sử dụng của 2 cửa bằng nhau.
Nhưng ở đây cái gọi là van chính đó nó không có công dụng như nói ở trên. Nó còn bị điều khiển bởi cái đường màu đỏ hình trước có hỏi dùng để làm gì??



View attachment 75318

View attachment 75319
Đúng là nó thường dùng 2 cái nên một số người còn gọi là van an toàn kép hay van chỉnh áp kép. Tại sao nó dùng 1 van trong trường hợp này là vì còn có 2 van 1 chiều ở 2 nhánh đó .
Còn về sơ đồ bác gửi thì anh em gặp nhau mới trao đổi được, vụ này vui đó. Ở đây em chỉ nói là nó có nhiều công dụng, và cách sử dụng trong từng trường hợp với mục đích thiết kế khác nhau.
 

samson_auto

Tài xế O-H
Các bác cho e hỏi thêm tí nữa ah:
- Tay gạt của tay trang nó chỉ có chức năng điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi lưu lượng dầu, Còn lực kéo là do áp suất bơm, momen của mô tơ thuỷ lực phải ko ah?
- khi e gạt tay trang ở vị trí quay chậm tời chi nhấc đc hàng hoá lên vị trí lưng trừng rồi bị dừng lại, muốn nâng lên nữa đc thì phải gạt tiếp tay trang dù áp suất khi nâng lường hàng đó chỉ 60kg/cm2 ( áp suất tối đa của hệ thống 150kg/cm2). Các bác cho e hỏi nó bị bệnh gì ah?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên