Cơ bản về cấu tạo của mỡ bôi trơn động cơ

trivan98
Bình luận: 4Lượt xem: 1,003

trivan98

Tài xế O-H
Tôi đăng bài này nhằm giúp một chút cho các bác tìm hiểu về mỡ bôi trơn hoặc các bác đang làm đồ án tại trường có thêm ít thông tin để phục vụ cho công việc của mình.

MỠ BÔI TRƠN
Mỡ bôi trơn gồm có dầu và chất làm đặc. Trong quá trình làm đặc những cấu trúc rỗng được tạo ra. Dầu được chứa trong những cấu trúc này và sẽ thoát ra ngoài khi cần bôi trơn.
Mỡ bôi trơn hình thành do sự trương nở của chất làm đặc trong dầu.

Cấu tạo của mỡ bôi trơn
Dầu nền
. Cũng như dầu động cơ, những chất chưng cất đơn giản, dầu tù phương pháp cracking bằng nước hay hydrocacbon tổng hợp (PAO) được sử dụng để tạo nên dầu nền. Nếu mỡ bôi trơn cần phải phân hủy sinh học được thì chất este tổng hợp hoặc dầu hạt cải được sử dụng.
Chất làm đặc. Chất làm đặc có xà phòng, cũng được gọi là xà phòng kim loại như xà phòng lithi, xà phòng calci, xà phòng natri hoặc chất làm đặc không có xà phòng như gelatin hay bentonit được sử dụng.
Tùy theo loại của chất làm đặc, nhiệt độ, độ nhớt của dầu nền, ta có được các loại mỡ bôi trơn có độ đặc (độ sệt) khác nhau.

Chọn mỡ bôi trơn
Sự lựa chọn này tùy thuộc vào nhiệt độ vận hành định trước và tải phải chịu, thí dụ ở ổ đỡ. Ở nhiệt độ cao, vài loại mỡ trở nên mềm và chảy ra ngoài. Nhiệt độ mà tại đó mỡ chảy lỏng được gọi là điểm chảy. Điểm chảy phụ thuộc vào loại xà phòng căn bản đã sử dụng.
Đặc tính của mỡ bôi trơn
Calci (mỡ xà phòng vôi). Điểm chảy: cho tới 200 độ C. Tính kháng nước: Có. Ứng dụng: Mỡ bôi trơn.
Natri (mỡ xà phòng natri). Điểm chảy: 120 đến 250 độ C. Tính kháng nước: Không. Ứng dụng: Mỡ ổ lăn.
Lithi (mỡ xà phòng lithi). Điểm chảy: 100 đến 200 độ C. Tính kháng nước: Có. Ứng dụng: Mỡ đa năng.
Mỡ xà phòng lithi. Là loại mỡ bôi trơn phổ biến nhất. Kháng nước, có khả năng chịu nhiệt cao, phạm vi nhiệt độ sử dụng từ -20 độ C đến 60 độ C.
Mỡ xà phòng calci. Kháng nước, khả năng chịu nhiệt thấp, phạm vi nhiệt độ từ 40 độ C đến 60 độ C.
Mỡ xà phòng natri. Không kháng nước, nhiệt độ sử dụng tối đa 100 độ C.
Mỡ bôi trơn nhiệt độ cao. Có thể sử dụng được ở nhiệt độ thông thường trên 130 độ C. Người ta phân biệt:
Mỡ xà phòng phức hợp, nền tảng là xà phòng kim loại nhôm, calci hay lithi đặc biệt (được dùng cho cầu ô tô thương mại).
Mỡ sệt, mỡ bentonit, nền tảng là chất làm đặc không có xà phòng (sử dụng như mỡ ổ đỡ nóng hay mỡ bánh răng).
Mỡ bôi trơn EP (extreme pressure). Có thể chịu được áp suất cao, có chứa những liên kết lưu huỳnh, phosphor.
Chất phụ gia, những chất bôi trơn rắn (than, molybden, disulphide, đồng) được thêm vào mỡ bôi trơn cho những tải cao nhất.

Độ bền vững. Là sức bền của mỡ chống lại sự biến dạng. Qua độ lún sâu của một hình nón tiêu chuẩn vào trong mỡ, mữ được phân thành những cấp NLGI (National Lubricating Grease Institute) 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Độ đặc: 000 ... 1: Rất mềm, mỡ lỏng, thí dụ hệ thống bôi trơn trung tâm.
Độ đặc: 2 ... 3: Mềm, bôi trơn cho tất cả vị trí bôi trơn còn lại.
Độ đặc: 4 ... 5: Cứng, mỡ máy bơm nước.

Ký hiệu của mỡ bôi trơn
Thí dụ: K PF 2 K - 30
K - mỡ bôi trơn cho ổ bi (G cho bộ truyền động)
PF - P: chất phụ gia EP/AW
F: chất bôi trơn rắn như MoS2
2 - cấp NLGI, 2 = mỡ bôi trơn
K - giới hạn nhiệt độ sử dụng mức trên là 120 độ C
- 30: giới hạn nhiệt độ sử dụng mức dưới theo độ C
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tôi đăng bài này nhằm giúp một chút cho các bác tìm hiểu về mỡ bôi trơn hoặc các bác đang làm đồ án tại trường có thêm ít thông tin để phục vụ cho công việc của mình.

MỠ BÔI TRƠN
Mỡ bôi trơn gồm có dầu và chất làm đặc. Trong quá trình làm đặc những cấu trúc rỗng được tạo ra. Dầu được chứa trong những cấu trúc này và sẽ thoát ra ngoài khi cần bôi trơn.
Mỡ bôi trơn hình thành do sự trương nở của chất làm đặc trong dầu.

Cấu tạo của mỡ bôi trơn
Dầu nền
. Cũng như dầu động cơ, những chất chưng cất đơn giản, dầu tù phương pháp cracking bằng nước hay hydrocacbon tổng hợp (PAO) được sử dụng để tạo nên dầu nền. Nếu mỡ bôi trơn cần phải phân hủy sinh học được thì chất este tổng hợp hoặc dầu hạt cải được sử dụng.
Chất làm đặc. Chất làm đặc có xà phòng, cũng được gọi là xà phòng kim loại như xà phòng lithi, xà phòng calci, xà phòng natri hoặc chất làm đặc không có xà phòng như gelatin hay bentonit được sử dụng.
Tùy theo loại của chất làm đặc, nhiệt độ, độ nhớt của dầu nền, ta có được các loại mỡ bôi trơn có độ đặc (độ sệt) khác nhau.

Chọn mỡ bôi trơn
Sự lựa chọn này tùy thuộc vào nhiệt độ vận hành định trước và tải phải chịu, thí dụ ở ổ đỡ. Ở nhiệt độ cao, vài loại mỡ trở nên mềm và chảy ra ngoài. Nhiệt độ mà tại đó mỡ chảy lỏng được gọi là điểm chảy. Điểm chảy phụ thuộc vào loại xà phòng căn bản đã sử dụng.
Đặc tính của mỡ bôi trơn
Calci (mỡ xà phòng vôi). Điểm chảy: cho tới 200 độ C. Tính kháng nước: Có. Ứng dụng: Mỡ bôi trơn.
Natri (mỡ xà phòng natri). Điểm chảy: 120 đến 250 độ C. Tính kháng nước: Không. Ứng dụng: Mỡ ổ lăn.
Lithi (mỡ xà phòng lithi). Điểm chảy: 100 đến 200 độ C. Tính kháng nước: Có. Ứng dụng: Mỡ đa năng.
Mỡ xà phòng lithi. Là loại mỡ bôi trơn phổ biến nhất. Kháng nước, có khả năng chịu nhiệt cao, phạm vi nhiệt độ sử dụng từ -20 độ C đến 60 độ C.
Mỡ xà phòng calci. Kháng nước, khả năng chịu nhiệt thấp, phạm vi nhiệt độ từ 40 độ C đến 60 độ C.
Mỡ xà phòng natri. Không kháng nước, nhiệt độ sử dụng tối đa 100 độ C.
Mỡ bôi trơn nhiệt độ cao. Có thể sử dụng được ở nhiệt độ thông thường trên 130 độ C. Người ta phân biệt:
Mỡ xà phòng phức hợp, nền tảng là xà phòng kim loại nhôm, calci hay lithi đặc biệt (được dùng cho cầu ô tô thương mại).
Mỡ sệt, mỡ bentonit, nền tảng là chất làm đặc không có xà phòng (sử dụng như mỡ ổ đỡ nóng hay mỡ bánh răng).
Mỡ bôi trơn EP (extreme pressure). Có thể chịu được áp suất cao, có chứa những liên kết lưu huỳnh, phosphor.
Chất phụ gia, những chất bôi trơn rắn (than, molybden, disulphide, đồng) được thêm vào mỡ bôi trơn cho những tải cao nhất.

Độ bền vững. Là sức bền của mỡ chống lại sự biến dạng. Qua độ lún sâu của một hình nón tiêu chuẩn vào trong mỡ, mữ được phân thành những cấp NLGI (National Lubricating Grease Institute) 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Độ đặc: 000 ... 1: Rất mềm, mỡ lỏng, thí dụ hệ thống bôi trơn trung tâm.
Độ đặc: 2 ... 3: Mềm, bôi trơn cho tất cả vị trí bôi trơn còn lại.
Độ đặc: 4 ... 5: Cứng, mỡ máy bơm nước.

Ký hiệu của mỡ bôi trơn
Thí dụ: K PF 2 K - 30
K - mỡ bôi trơn cho ổ bi (G cho bộ truyền động)
PF - P: chất phụ gia EP/AW
F: chất bôi trơn rắn như MoS2
2 - cấp NLGI, 2 = mỡ bôi trơn
K - giới hạn nhiệt độ sử dụng mức trên là 120 độ C
- 30: giới hạn nhiệt độ sử dụng mức dưới theo độ C

Bác cho hỏi:
- Mỡ láp thuộc loại nào ở trên? Chọn mua thế nào?
- Mỡ bôi trơn trục suốt của phanh đĩa thuộc loại nào? Chọn mua thế nào?
- Mỡ bôi trơn pittong của phanh đĩa thuộc loại nào? Chọn mua thế nào?
- Mỡ bôi mặt lưng má phanh của phanh đĩa thuộc loại nào? Chọn mua thế nào?
 

trivan98

Tài xế O-H
Bác cho hỏi:
- Mỡ láp thuộc loại nào ở trên? Chọn mua thế nào?
- Mỡ bôi trơn trục suốt của phanh đĩa thuộc loại nào? Chọn mua thế nào?
- Mỡ bôi trơn pittong của phanh đĩa thuộc loại nào? Chọn mua thế nào?
- Mỡ bôi mặt lưng má phanh của phanh đĩa thuộc loại nào? Chọn mua thế nào?
Rất cảm ơn bác, trước tiên tôi xin sửa lài bài viết là mỡ xà phòng lithi phạm vi nhiệt độ là -20 độ C đến 130 độ C.
Theo tôi:
Các loại mỡ bác hỏi đều bôi trơn các bộ phận khô nên cần mỡ có tính chịu nhiệt cao, thường người ta dùng mỡ gốc lithium cộng phụ gia, tùy theo từng bộ phận cần bôi trơn người ta chọn mỡ có độ sệt (độ bền vững) khác nhau, theo đó:
- Mỡ láp là loại mỡ xà phòng lithi, độ sệt thường là 2 hoặc 3
- Mỡ bôi trục suốt, piston phanh đĩa, mặt lưng má phanh cũng là mỡ gốc lithium, độ sệt 2
- Chọn mua nên chọn các thương hiệu lớn để đảm bảo chất lượng ví dụ như shell, castrol, petrolimex,..
Kiến thức hạn hẹp rất mong nhận được phản hồi từ bác và các anh em trong diễn đàn!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên