Có phải xe có vi sai cầu trước đi địa hình tốt hơn xe có vi sai cầu giữa?

D
Bình luận: 9Lượt xem: 2,978

dangqtuan

Tài xế O-H
Em có việc cần nhờ các bác trên diễn đàn!
Hiện tại Công ty em đang thi công tại một công trình miền núi có địa hình đèo dốc nhiều, và mùa này cũng vào mùa mưa nên đường có thêm bùn lầy. Mà khi Ban chỉ huy Công trình yêu cầu xe đi vận chuyển vật liệu thì các lái xe nói là xe không đi được địa hình đó. Trong khi các đơn vị vận chuyển bên ngoài vẫn đảm bảo vận chuyển được. Đem vấn đề này hỏi thì họ nói là xe của bọn em (xe tự đổ Hyundai 15 tấn) hai cầu đều nằm ở phía sau nên không đi địa hình tốt bằng xe họ (có một cầu sau và một cầu trước). Ban chỉ huy Công trình vì vậy đề nghị Công ty cho thuê xe ngoài vận chuyển vật liệu. Vì vậy em lên đây hỏi các bác có đúng là như thế không để còn báo cáo Sếp duyệt phương án cho họ.
Nhờ các bác giải đáp và giải thích cho em lý do vì sao với nhé.
Em xin cảm ơn các bác.
 

Atmel

Tài xế O-H
Em có việc cần nhờ các bác trên diễn đàn!
Hiện tại Công ty em đang thi công tại một công trình miền núi có địa hình đèo dốc nhiều, và mùa này cũng vào mùa mưa nên đường có thêm bùn lầy. Mà khi Ban chỉ huy Công trình yêu cầu xe đi vận chuyển vật liệu thì các lái xe nói là xe không đi được địa hình đó. Trong khi các đơn vị vận chuyển bên ngoài vẫn đảm bảo vận chuyển được. Đem vấn đề này hỏi thì họ nói là xe của bọn em (xe tự đổ Hyundai 15 tấn) hai cầu đều nằm ở phía sau nên không đi địa hình tốt bằng xe họ (có một cầu sau và một cầu trước). Ban chỉ huy Công trình vì vậy đề nghị Công ty cho thuê xe ngoài vận chuyển vật liệu. Vì vậy em lên đây hỏi các bác có đúng là như thế không để còn báo cáo Sếp duyệt phương án cho họ.
Nhờ các bác giải đáp và giải thích cho em lý do vì sao với nhé.
Em xin cảm ơn các bác.

Tất nhiên là xe có cầu trước và sau chủ động thì sẽ vượt địa hình tốt hơn xe có 2 cầu sau chủ động.
Giả sử như các bánh xe cầu sau bị trượt (sa lầy chẳng hạn) thì bánh xe cầu trước vẫn còn bám để kéo xe thoát vũng lầy.
Trong trường hợp này mà gặp phải xe có 2 cầu sau chủ động thì cũng thua.
Cho nên đối với những xe hoạt động trên địa hình khó khăn thì tốt nhất là tất cả các cầu đều chủ động.
 

boyhaiphong_86

Tài xế O-H
cầu trước và cầu sau đều có chung 1 tác dụng là chuyển momen xoắn thành lực giúp xe di chuyển.tuy cùng 1 tác dụng nhưng ở 2 cầu này vị trí tác dụng lực với xe hoàn toàn khác nhau.ở xe có cầu trước ta hiểu nôm la như là xe của bạn được 1 lực Kéo đi,còn với cầu sau thì đó là lực Đẩy. mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau... với xe tải của bác nếu chạy trên đường có địa hình tốt thì xe 2cầu sau sẽ chạy khỏe hơn là 1 cầu sau và 1 cầu trước.còn với địa hình đồi núi trơn trượt vào mùa mưa thì chắc chắn 1 cầu sau 1 cầu trước sẽ tốt hơn nhiều...
tuy nhiên đây chỉ là ý kiến khách quan,còn trong thực tế như hoàn cảnh của bác này thì cách tốt nhất là bác phải quan sát tuyến đương thực tế để đánh giá,và 1 sự quan sát nhỏ xem các xe đang hoạt động trên tuyến đó trong những hoàn cảnh bác đang muốn hỏi nó là loại xe nào để có câu trả lời tốt nhất bác nhé
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Người ta yêu cầu là một chuyện, mình quyết định là chuyện khác. Bác nên quan sát thực tế tuyến đường co thật sự như họ đánh giá không rồi hãy quyết định. Chúc bác thành công trong công việc :27::cp
 
Trong trường hợp xe của bạn có "Bộ khóa vi sai giữa hai cầu sau", chắc chắn xe bạn sẽ khỏe hơn nếu cùng chở một lượng hàng như nhau. Còn nếu có thêm "Bộ khóa vi sai của mỗi cầu" thì lại càng khỏe.
Nếu xe của bạn không có bộ phận này, chỉ cần một bên bánh sau bị dính lầy, xe sẽ không chạy được.

Lưu ý: Chỉ khoá vi sai trong trường hợp dính lầy hoặc lên dốc nhưng đi thẳng.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Em có việc cần nhờ các bác trên diễn đàn!
Hiện tại Công ty em đang thi công tại một công trình miền núi có địa hình đèo dốc nhiều, và mùa này cũng vào mùa mưa nên đường có thêm bùn lầy. Mà khi Ban chỉ huy Công trình yêu cầu xe đi vận chuyển vật liệu thì các lái xe nói là xe không đi được địa hình đó. Trong khi các đơn vị vận chuyển bên ngoài vẫn đảm bảo vận chuyển được. Đem vấn đề này hỏi thì họ nói là xe của bọn em (xe tự đổ Hyundai 15 tấn) hai cầu đều nằm ở phía sau nên không đi địa hình tốt bằng xe họ (có một cầu sau và một cầu trước). Ban chỉ huy Công trình vì vậy đề nghị Công ty cho thuê xe ngoài vận chuyển vật liệu. Vì vậy em lên đây hỏi các bác có đúng là như thế không để còn báo cáo Sếp duyệt phương án cho họ.
Nhờ các bác giải đáp và giải thích cho em lý do vì sao với nhé.
Em xin cảm ơn các bác.

Hoàn toàn thuộc về cái gọi là "Lý thuyết Ô tô" mà cụ. Phải đưa về cái gốc vấn đề

Hs phân bố tải X Gf X Hs bám >= Pk max >= Gt X Hs cản tổng

Hs = Hệ số
Gf = Trọng lượng bám
Gt = Trọng lượng tổng cộng

MỌI THỨ: KÉO + PHANH phải quy về BÁM cụ chủ thớt ạ

Nếu chỉ có cầu sau chủ động thì Gf << Gt và không tận dụng được bám

Cái này chưa nói đến khóa vi sai hay không nhé. Vi sai lại một chuyện khác nữa
 

chingnguyen

Tài xế O-H
cầu trước và cầu sau đều có chung 1 tác dụng là chuyển momen xoắn thành lực giúp xe di chuyển.tuy cùng 1 tác dụng nhưng ở 2 cầu này vị trí tác dụng lực với xe hoàn toàn khác nhau.ở xe có cầu trước ta hiểu nôm la như là xe của bạn được 1 lực Kéo đi,còn với cầu sau thì đó là lực Đẩy. mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau... với xe tải của bác nếu chạy trên đường có địa hình tốt thì xe 2cầu sau sẽ chạy khỏe hơn là 1 cầu sau và 1 cầu trước.còn với địa hình đồi núi trơn trượt vào mùa mưa thì chắc chắn 1 cầu sau 1 cầu trước sẽ tốt hơn nhiều...
tuy nhiên đây chỉ là ý kiến khách quan,còn trong thực tế như hoàn cảnh của bác này thì cách tốt nhất là bác phải quan sát tuyến đương thực tế để đánh giá,và 1 sự quan sát nhỏ xem các xe đang hoạt động trên tuyến đó trong những hoàn cảnh bác đang muốn hỏi nó là loại xe nào để có câu trả lời tốt nhất bác nhé
nếu như địa hình chỗ bạn có nhiều chỗ làm sa lầy cả bố bánh cầu sau thì không nói.
còn những địa hình khác, theo mình nghĩ xe hai cầu sau chủ động vẫ bám đường tôt hơn(trừ loại hai cầu chủ động+hai cầu dẫn hướng) vì đối với xe tự đổ thì tải trọng phân bố phần lớn ở đằng sau. hơn nữa tập hợp cả cụm bốn bánh kép tạo thành một khối gần giống bánh xich làm cho xe chống lún tôt hơn.
tuy nhiên một khi xe đã bị sa lầy thì tải trọng hầu như dồn cả về bên bị lầy=>xe khó vượt qua được
kết luận:
4x4=dễ sa lầy nhưng cũng dễ vượt lầy hơn
4x6=khó lầy nhưng một khi bị lầy thì khó thoát.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Đây là vấn đề mang tính lý luận nhiều hơn nên cần phải nắm chắc lý thuyết. Tôi xin trao đổi vấn đề này như sau:
Điều kiện cần và đủ để xe chuyển động bình thường là: Lực cản chuyển động tổng cộng <= Lực kéo <= Lực bám.
Trong đó lực cản chuyển động tổng cộng bao gồm: lực cản lăn, lực cản gió, lực cản lên dốc, lực cản tăng tốc, lực kéo mooc (nếu có). Lực kéo = Mô men động cơ X tỉ số truyền chung HTTL / Bán kính bánh xe. Lực bám = Trọng lượng bám (trọng lượng phân bố trên cầu xe chủ động) X Hệ số bám.
Sở dĩ phải nhỏ hơn lực bám vì nếu lớn hơn sẽ gây trượt quay bánh xe.
Như vậy chức năng xe nhiều cầu là để tăng trọng lượng bám và kết quả là tăng lực bám tổng cộng. Khi xe hoạt động trên đường xấu, nếu xe chỉ có một cầu thì khó vượt qua được, vì máy có khỏe sinh lực kéo lớn nhưng lớn hơn lực bám trên cầu chủ động đó thì sẽ trượt quay bánh xe. Xe nhiều cầu sẽ tận dụng hết trọng lượng bám để tăng lực bám thì việc tăng lực kéo mới có hiệu quả.
Còn bộ vi sai lại có chức năng khác và phải biết sử dụng đúng lúc.
Trước hết nói về vi sai giữa 2 bánh xe của cầu chủ động. Bộ vi sai này cho phép các bánh xe có thể quay các góc khác nhau khi xe đi trên đường gồ ghề, khi xe quay vòng hoặc khi áp suất lốp khác nhau. Nhưng cũng do tính chất này của vi sai mà khi 1 bên bánh xe bị xa lầy thì mô men truyền từ động cơ xuống sẽ bị mất mát hết ở bánh xe quay trơn này. Để khắc phục hiện tượng này người ta thiết kế các bộ vi sai tăng ma sát trong hoặc bộ khóa vi sai. Chỉ khi xe bị xa lầy mới khóa vi sai còn khi chạy bình thường phải nhả khóa vi sai ngay để tránh hiện tượng tuần hoàn công suất có thể làm gãy vỡ các chi tiết trong hệ truyền lực.
Còn đối với vi sai giữa các cầu chủ động thì như sau: Nếu xe có nhiều cầu được gài thường xuyên thì giữa chúng phải có bộ vi sai, chức năng của nó cũng giống như vi sai giữa 2 bánh xe. Và nếu có bộ khóa vi sai thì cũng chỉ được khóa khi 1 trong các cầu bị ba-ti-nê, sau đó phải nhả khóa vi sai khi xe hoạt động bình thường.
Còn nếu xe có 2 cầu nhưng chỉ có một cầu thường xuyên hoạt động, còn cầu kia chỉ gài khi vượt lầy hay đường xấu thì không có bộ vi sai giữa các cầu. Đối với loại này cũng chỉ được gài cầu khi xe vượt lầy hay đường xấu mà thôi, còn sau đó phải ngắt 1 cầu (vừa gài) ngay để tránh hiện tượng tuần hoàn công suất trong hệ truyền lực có thể làm gãy vỡ chi tiết.
 

dangqtuan

Tài xế O-H
Cảm ơn các cụ rất nhiều! Lâu nay làm nhiều việc không liên quan đến xe cộ máy móc nên không có điều kiện thăm lại các chủ đề đang theo dõi. Nay có dịp trở lại nghề cũ nên mới có thể ghé thăm diễn đàn nhiều hơn. Hy vọng sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức của các cụ để mở mang đầu óc, giúp ích cho công việc.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên