Dẫn động phanh khí nén

O
Bình luận: 0Lượt xem: 3,128

otohui

Tài xế O-H
Dẫn động phanh khí nén thường được sử dụng trên các xe vận tải hạng vừa và lớn, trên xe buýt .
Một hệ thống dẫn động phanh khí nén, cũng như dẫn động điều khiển khí nén ở các hệ thống khác trên ôtô như là dẫn đông điều khiển ly hợp, điều khiển hộp số, điều khiển hệ thống nâng hạ thùng xe ..đều bao gồm ba phần chính : phần nguồn cung cấp năng lượng, phần điều khiển và bộ phận chấp hành .
Phần nguồn của dẫn động dùng để cung cấp năng lượng khí nén cho hệ thống hoạt động (hình 1) bao gồm máy nén khí 1, van an toàn 2, van điều chỉnh áp suất 3, bầu lọc cặn 4và các van bảo vệ một ngã 5, hai ngã 6

Khi sử dụng nhiều hơn hai mạch dẫn động phanh như xe tải Hyundai, Kamaz, đầu kéo International, Man.., phần cung cấp năng lượng khí nén ngoài van bảo vệ hai ngã còn có van bảo vệ ba ngã, bốn ngã ...


Bình chứa phụ 7(Hình 1) được nối vào hệ thống đường ống máy nén khí qua van một chiều 5 để cung cấp khí nén cho các hộ tiêu thụ khác không phải là phanh, nên có thể nhiều hơn một, hoặc có hoặc không, chỉ khi áp suất trong mạch đủ lớn thì mới nâng van lên cho hoạt động, ..
Phần điều khiển gồm các cụm chi tiết nối giữa nguồn và cơ cấu chấp hành. Một mạch điều khiển dẫn động phanh chân đơn giản nhất (hình 3), bao gồm :

tổng van phanh tuỳ động 2, tác động trực tiếp lên tổng van phanh làbàn đạp phanh 1; đường ống điều khiển 3; bầu phanh 4 là cơ cấu chấp hành, thông qua cần bầu phanh để tác động trực tiếp lên cơ cấu phanh bánh xe. Đường ống 5 nối tới tổng van phanh là nguồn cung cấp khí nén cho điều khiển dẫn động .
Trong nhiều trường hợp khác, người ta sử dụng mạch điểu khiển dẫn động phanh chân kiểu gián tiếp (hình 4)

Trong đó van tăng tốc 5 là cụm chi tiết trung gian. Trong sơ đồ này đường ống cung cấp khí nén 6 nối trực tiếp vào tổng van phanh. Bàn đạp phanh 1 và tổng van phanh 2 chỉ thực hiện việc điều khiển van tăng tốc 5. Lượng khí nén cần thiết để làm dịch chuyển cần bầu phanh 4 được cung cấp từ một bình khí nén khác qua van tăng tốc. Bằng cách này, nguồn cung cấp khí nén dẫn đến bầu phanh sẽ đi theo con đường ngắn hơn so với trường hợp điều khiển trực tiếp (hình 3) nhờ vậy mà tăng được khả năng phản ứng nhanh của hệ thống .
Trên đường dẫn từ tổng van phanh đến các bầu phanh (Hình 5), thường người ta còn bố trí thêm các cụm van phụ khác như van hạn chế áp suất, bộ điều hoà lực phanh, van modul của bộ chống hãm cứng bánh xe ABS ..,

Trong trường hợp hệ thống phanh chân bao gồm hai hoặc ba mạch phanh độc lập nhau thì chúng được điều khiển bằng tổng van phanh một tầng, hai tầng, hoặc ba tầng.

Ngoài mạch dẫn động phanh chân tác động trên tất cả các bánh xe, dẫn động phanh khí nén trên xe tải còn có các mạch dẫn động phanh tay, mạch dẫn động phanh dự phòng và mạch dẫn động phanh bổ trợ..
Phần điều khiển mạch dẫn động phanh khí nén trên rơmoóc, cũng được thực hiện bằng bàn đạp 1 và tổng van phanh 2

Tổng van phanh 2 đặt trênxe kéo, tín hiệu điều khiển từ tổng phanh đi theo đường ống 3 qua đầu nối 4 đến van phân phối 5 đặt trên rơmoóc làm nhiệm vụ điều khiển. Khi nhận tín hiệu điều khiển, van 5 cho khí nén từ bình 6 dẫn đến các bầu phanh 7 và 8.
Đồng thời áp suất khí nén trên đầu ra của van 5 tương ứng với áp suất trong đường ống điều khiển 3. Cung cấp khí nén là đường ống 9 . Ở hệ thống dẫn động phanh rơmoóc một dòng, không có đường ống 3 đường 9 vừa là đường cung cấp vừa là đường điều khiển ,nó được nối thẳng tới tổng phanh và làm việc theo nguyên tắc tác động ngược , do đó độ tin cậy thấp, nhất là khi phanh liên tục nên hiện nay dẫn động phanh một dòng ít dùng trên rơmooc .

Đối với hệ thống phanh ôtô và xe đoàn , cần đảm bảo tính đồng bộ khi phanh, ở tất cả các bánh xe và đặc biệt là khả năng phản ứng nhanh.
Bộ phận chấp hành của dẫn động phanh khí nén ở hầu hết các xe vận tải trên thế giới đều sử dụng ở cầu trước là các bầu phanh đơn (hình 9, a) hoặc cầu sau là bầu phanh đơn kết hợp với bầu phanh có lò xo và thường được gọi là bầu phanh tích năng.(hình 9, b, c)


Bầu phanh có thể có kết cấu màng hoặc kết cấu kiểu piston – xilanh, và liên kết trực tiếp với cơ cấu phanh thông qua cần đẩy bầu phanh (Hình 10 a, b).

Bầu phanh có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng khí nén từ nguồn cung cấp, qua các cụm van điều khiển, tạo áp lực phanh để ép các má phanh vào tang trống, thực hiện quá trình phanh xe. Như vậy bầu phanh là kết cấu để biến đổi nguồn năng lượng khí nén thành cơ năng.










 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên