Dầu làm trơn và các đặc tính cơ bản

B
Bình luận: 2Lượt xem: 6,497

bkdn

Tài xế O-H
1. Dầu bôi trơn :
- Dầu bôi trơn được chế tạo từ dầu mỏ có nhiệt độ sôi trên 3500, tỷ trọng từ 0,88 đến 0,95 (trung bình 0,93).
- Dầu nhờn được hia làm 4 nhóm chính :
+ Dầu nhờn dùng cho động cơ : động cơ máy bay, ôtô máy kéo…..
+ Dầu nhờn truyền động : dầu hộp số, cầu xe…
+ Dầu công nghiệp.
+ Dầu đặc biệt : dầu tuabin, biến thế…
- Dầu nhờn dược dùng theo mùa và theo từng loại động cơ.
2. Các đặc tính cơ bản :
a. Độ nhớt và sức bám dầu bôi trơn :
- Độ nhớt : là phẩm chất quan trọng của dầu.
+ Dầu có độ nhớt lớn thì đặc ,chảy khó.
+ Dầu có độ nhớt loãng, chảy dễ.
- Sức bám là khả năng dính bám của dầu vào các mặt chi tiết máy.
+ Dầu có độ nhờn lớn, độ bám cao cản trở sự chuyển động của các chi tiết máy.
+ Dầu có độ nhờn bé, độ bám thấp không bảo đảm việc bôi trơn tốt.
Bởi vậy, việc lựa chọn loại dầu bôi trơn thích hợp cho từng bộ phận máy là quan trọng để tăng tuổi thọ của máy, đảm bảo động cơ làm việc bình thường.
- Độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm.
b. Tính ổn định của dầu nhờn :

- Dầu nhờn có tính ổn định tốt có nghĩa là chịu sự thay đổi của nhiệt độ, không khí và nước.
c. Tính ăn mòn :
- Dầu nhờn không được lẫn tạp chất cơ học hoặc axít, bazơ hay nước lã. Các tạp chất này tăng sẽ làm kém phẩm chất của dầu nhờn và làm mòn nhanh các bề mặt tiếp xúc.
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Em xin bổ sung cho bác như sau:

Đối với mỗi loại động cơ, ta phải dùng một thứ dầu bôi trơn thích hợp tùy theo sự vận chuyển của các cơ phận và theo sự chỉ dẫn của nhà chế tạo. Sự lựa chọn một thứ dầu bôi trơn căn cứ vào các yếu tố:
─ Nhiệt độ động cơ trong lúc vận chuyển.
─ Cách thức phân bố dầu bôi trơn.
─ Áp lực của các cơ phận cọ sát.
Dù ở trường hợp nào, dầu bôi trơn phải đúng độ lỏng khi nguội cũng như khi nóng phải giữ được độ nhờn tối đa của nó. Ngoài ra dầu bôi trơn còn phải:
─ Không lộn nước, lộn axit làm rỉ các bộ phận.
─ Không lộn bụi bặm làm mòn các bộ phận.
─ Không biến thể trong thời gian sử dụng.
Dầu bôi trơn có nhiều đặc tính trong đó có 2 đặc tính thể hiện trên bao bì sản phẩm: Độ nhớt và chất lượng.
1. Độ nhớt:

Độ lỏng cuả nhớt có chỉ số từ 10 đến 140 do hội SAE (Society of Automotive Engineers) quy định: Chỉ dầu thật lỏng đến thật đặc
─ Nhớt đơn cấp: là nhớt chỉ có 1 chỉ số (Vd: SAE10, SAE30, SAE40…)
─ Nhớt đa cấp: là nhớt có 2 chỉ số (Vd: SAE20W/40, SAE25W/50…).
Ở nhiệt độ
thấp có đặc tính như nhớt 20, ở nhiệt độ cao có đặc tính như nhớt 40. Nhớt đa cấp giúp cho xe vừa nổ máy có thể tăng tốc mà không sợ hại máy vì độ nhớt thích hợp, ở nhiệt độ bình thường dầu được bơm lên dễ dàng và nhanh chóng đến các vị trí làm động. Rất thích hợp cho xe phân khối lớn.



[FONT=&quot]Biểu đồ liên hệ giữa chỉ số SEA cần dùng theo nhiệt độ môi trường của động cơ[/FONT]
2. Chất lượng của dầu bôi trơn:
Do hội API (American Petroleum Institure) của viện dầu mỏ Hoa Kỳ định. Đối với động cơ xăng như xe gắn máy và các ôtô du lịch, tải nhẹ. Chất lượng từ
thấp đến cao được biểu thị bởi các chữ SA, SB, SC, SE, SF, SG, SH… Đối với động cơ Diesel dùng cho các xe tải biểu thị bởi các chữ CA, CB, CD, CDII, CE, CF4, CF-2…
Ngoài ra còn có tiêu chuẩn JASO (Japanese Automobile Standards Oganization):
Muốn đạt được JASO phải tương đương SF:
+ Nhớt pha xăng động cơ 2 thì có các cấp FA, FB, FC
+Nhớt đổ catte động cơ 4 thì và 2 thì có MA (sử dụng cho ly hợp ngâm trong nhớt ma sát cao)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên