Đồ án sửa chữa hệ thống Lái

quyenjeremy
Bình luận: 10Lượt xem: 5,142

quyenjeremy

Tài xế O-H
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE DAEWOO LANOS 2005..... 4

1. 1. Giới thiệu hệ thống lái trên xe trên xe Daewoo Lanos 2005............................ 4

1.1.1. Đặc điểm kĩ thuật trên xe Daewoo Lanos 2005............................................ 4

1.1.2. Kết cấu hệ thống lái trên xe Daewoo Lanos 2005........................................ 6

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH KIỂM TRA SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE DAEWOO LANOS 2005.................................................................................................................... 11

2.1. Bảng triệu chứng các hư hỏng của hệ thống lái Daewoo Lanos 2005........... 11

2.2. Chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống lái dòng xe Daewoo Lanos 2005............. 13

2.3. Kiểm tra trên xe....................................................................................................... 15

2.3.1 Kiểm tra hành trình tự do................................................................................ 15

2.3.2. Kiểm tra lực đánh lái........................................................................................ 15

2.4 Quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống lái Daewoo Lanos 2005...................... 16

2.4.1 Quy trình sửa chữa trục lái.............................................................................. 16

2.4.2. Quy trình sửa chữa cụm thanh nối dẫn động lái......................................... 24

2.4.3 Quy trình tháo lắp bơm dầu trợ lực lái.......................................................... 38

2.4.4. Kiểm tra sửa chữa bơm trợ lực lái................................................................ 41

2.4.5 Quy trình lắp bơm dầu trợ lực lái................................................................... 42

CHƯƠNG III. KIỂM TRA SAU SỬA CHỮA...................................................... 45

3.1 Kiểm tra điều chỉnh góc đặt bánh xe.................................................................... 45

a. Kiểm tra độ chụm:................................................................................................... 45

b. Điều chỉnh độ chụm:................................................................................................ 46

3.2. Kiểm tra và điều chỉnh góc camber, góc caster, góc kingpin......................... 47

a. Kiểm tra góc camber, góc caster, góc kingpin bằng thiết bị đo:............... 48

b. Điều chỉnh góc camber:.......................................................................................... 49

c. Điều chỉnh góc caster:............................................................................................. 50

3.3. Kiểm tra góc bánh xe.............................................................................................. 51

3.4. Kiểm tra bơm dầu trợ lực....................................................................................... 51

3.5. Chạy thử trên đường............................................................................................... 51

a. Chạy đường thẳng:.................................................................................................. 52

b. Chạy vòng:................................................................................................................ 52

c. Khi phanh:................................................................................................................. 52

d. Kiểm tra tiếng ồn:................................................................................................... 52

KẾT LUẬN.................................................................................................... 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 54





LỜI MỞ ĐẦU


Kể từ ngày ra đời đến nay ngành Cơ Khí Động Lực không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Đối với một sinh viên kỹ thuật, đồ án sửa chữa đóng một vai trò rất quan trọng. Đồ án sửa chữa được thầy giao cho em là Nghiên cứu quy trình kiểm tra – sửa chữa hệ thống lái trên xe Daewoo Lanos 2005”. Tuy đây là một đề tài quen thuộc đối với sinh viên nhưng mục đích của đề tài rất thiết thực, nó không những giúp cho em có điều kiện để hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường mà còn có thể hiểu biết kiến thức nhiều hơn khi tiếp xúc với thực tế . Hệ thống lái trên xe Daewoo Lanos 2005 có rất nhiều đặc điểm mới lạ. Do đó việc tìm hiểu hệ thống lái này thật sự đã đem đến cho em nhiều điều hay và bổ ích.

Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy ...........cùng các thầy cô trong khoa cùng với việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan và vận dụng kiến thức được học, em đã cố gắng hoàn thành đề tài này. Mặc dù vậy, do kiến thức của em có hạn lại thiếu kinh nghiệm thực tế nên đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô góp ý, chỉ bảo để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn “....................” cùng các thầy cô trong khoa và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn


Sinh viên thực hiện








CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE DAEWOO LANOS 2005
1. 1. Giới thiệu hệ thống lái trên xe trên xe Daewoo Lanos 2005
1.1.1. Đặc điểm kĩ thuật trên xe Daewoo Lanos 2005.

Thông số kỹ thuật

Daewoo Lanos 2005

Kỹ thuật

Model

Lanos

Dòng xe

Sedan

Năm

2005

Số cửa

4

Chỗ ngồi

5

Nhiên liệu

Xăng

Hệ thống nạp nhiên liệu

Phun xăng điện tử

Hộp số

Số tay

Dẫn động

FWD

Hệ thống lái

Trợ lực thủy lực

Kích thước

Chiều dài tổng thể (mm)

4237

Chiều rộng tổng thể (mm)

1465

Chiều cao tổng thể (mm)

1432

Chiều dài cơ sở (mm)

2520

Khoảng cách trục trước (mm)

1405

Khoảng cách trục sau (mm)

1425

Phanh trước

Loại phanh đĩa

Phanh sau

Loại tang trống










Hình 1.1. Kích thước xe Lanos

































1.1.2. Kết cấu hệ thống lái trên xe Daewoo Lanos 2005.

Hệ thống lái Lanos 2005 là hệ thống lái có trợ lực bằng thủy lực. Cấu tạo gồm: trục lái, cơ cấu lái, bơm dầu và dẫn động lái. Bơm dầu là loại rotor canh gạt, dẫn động từ trục khuỷu bằng dây đai dẫn động. Cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng, bộ trợ lực lái thủy lực được đặt ngay trong cơ cấu lái, cấu tạo gồm piston trợ lực đặt trên thanh răng, xi lanh trợ lực là vỏ thanh răng và van điều khiển là kiểu van quay. Dẫn động lái đơn giản, bao gồm đầu nối với thanh răng, cần chuyển hướng và đòn quay trên khớp chuyển hướng.































1.1.2.1. Cụm trục lái


























1. Cụm vô lăng 1. Tấm ốp trục lái phía trên

2. Mặt vô lăng 2. Tấm ốp trục lái phía dưới

3. Tiếp điểm còi

4. Dây điện

5. Công tắc chế độ đèn pha

6. Công tắc chế độ gạt nước




1.1.2.2. Cụm cơ cấu lái.





















1. Hộp số cơ cấu lái 28. Buly dẫn động bơm.

2. ống hồi dầu hộp cơ cấu lái. 25. Bơm dầu.

3. Giá đỡ hộp số lái.

4. Giá đỡ hộp số lái.

5. Ốc.

6. Bulông lục giác.

7. Vòng đệm

8. Bulông





a, Kết cấu cơ cấu lái.












2. Rôtuyn, thanh nối. 23. Thanh răng trợ lực lái.

3. Đầu thanh nối. 24. Cao su chán bụi.

4. Bulông điều chỉnh.

5. Bulông lục giác.

6. ốc.























1.1.2.3. Bơm trợ lực lái.





























Kết cấu bơm trợ lực lái

1. Cút nối cổng cao áp.

11, 12. Bu lông.

2, 9, 14. Gioăng chữ O.

13. Gioăng.

3. Van điều khiển lưu lượng.

15. Vỏ phía sau của bơm trợ lực lái.

4. Lò xo van điều khiển lưu lượng.

16. Đệm vênh.

5. Phớt dầu vỏ bơm trợ lực.

17. Đĩa bên phía sau bơm trợ lực lái.

6. Vỏ phía trước của bơm trợ lực lái.

18. Vành cam bơm trợ lực.

7. Phanh hãm trục bơm trợ lực.

19. Rô to bơm trợ lực.

8. Trục bơm trợ lực.

20. Các cánh bơm.

10. Cút nối cổng hút trợ lực lái.








CHƯƠNG II: QUY TRÌNH KIỂM TRA SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE DAEWOO LANOS 2005

2.1. Bảng triệu chứng các hư hỏng của hệ thống lái Daewoo Lanos 2005
Hiện tượng

Nguyên nhân

Khắc phục






1. Tay lái nặng.

- Hệ thống trợ lực hỏng.

- Áp suất hơi của các lốp xe dẫn hướng không đủ hoặc không điều.

- Các chi tiết ma sát của hệ thống thiếu mỡ bôi trơn.

- Khung xe bị cong.

- Chốt khớp chuyển hướng nghiêng về sau quá nhiều.

- Khung xe bị cong.

- Điều chỉnh sai độ chụm.

- Kiểm tra rò rỉ dầu, đổ thêm dầu.

- Bơm thêm hơi theo đúng tiêu chuẩn.

- Tra dầu bôi trơn cho hệ thống.

- Điều chỉnh lại cho đúng quy định.

- Sửa chữa, nắn thẳng lại.



2. Độ rơ vành tay lái quá lớn.

- Độ rơ quá lớn ở hộp tay lái, ở các thanh nối, mòn các khớp cầu.

- Mòn ổ bi bánh xe dẫn hướng.

- Cơ cấu lái quá rơ lỏng.


- Điều chỉnh và thay thế chi tiết mòn.

- Thay thế ổ bi.

- Điều chỉnh lại độ rơ.

3. Xe lạng sang hai bên.

- Các thanh nối, khớp cầu và hộp tay lái có độ rơ lớn.

- Độ chụm bánh xe âm.

- Các thanh nối bị cong.

- Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng không đủ hoặc không điều.


- Điều chỉnh hoặc thay thế các chi tiết niếu cần.

- Điều chỉnh lại cho đúng.

- Nắn lại hình dạng ban đầu.

- Bơm đủ áp suất.




4. Xe luôn bị lạng về một bên.

- Áp suất lốp bánh dẫn hướng không điều.

- Độ nghiêng ngang và nghiêng dọc của chốt khớp chuyển hướng của hai bánh xe không điều.

- Ổ bi bánh xe chặt.

- Bơm đủ áp suất.

- Điều chỉnh lại cho bằng nhau và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Điều chỉnh lại hoặc thay thế các chi tiết bị mòn hỏng.


5. Đầu xe lắc qua lắc lại.

- Áp suất lốp bánh xe không điều nhau.

- Lỏng, rơ các thanh nối và hộp tay lái.

- Góc nghiêng ngang của chốt khớp chuyển hướng hai bánh xe không điều.


- Bơm hơi đủ áp suất.

- Điều chỉnh lại hoặc thay thế chi tiết mòn nếu cần.

- Điều chỉnh lại.


6. Xe không đảm bảo bán kính khi quay vòng

- Góc đặt bánh xe sai.

- Áp suất lốp hai bánh xe không đủ hoặc không điều nhau.

- Các thanh nối bị cong.

- Độ nghiêng ngang và độ nghiêng dọc của hai bánh xe không điều.

- Rotuyn lái bị hỏng

- Chỉnh lại góc đặt bánh xe.

- Điều chỉnh áp suất nốp.

- Nắn lại các thanh dẫn, thanh nối.

- Thay rotuyn lái.

7. Không trả lái về vị trí ban đầu.

- Cơ cấu lái quá rơ.

- Vành tay lái quá rơ.

- Mòn ổ bi bánh xe dẫn hướng.

- Chỉnh lại vành tay lái.

- Thay thế ổ bi.




2.2. Chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống lái dòng xe Daewoo Lanos 2005.
- Xác định hiệu quả của trợ lực:

Để ô tô đứng yên tại chỗ, không nổ máy, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái. Cho động cơ hoạt động ở các vòng quay khác nhau: Chạy chậm, có tải, gần tải lớn nhất, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái.

So sánh bằng cảm nhận lực trên vành lái ở hai trạng thái, để biết được hiệu quả của trợ lực hệ thống lái.

- Với hệ thống có trợ lực thủy lực như dòng xe Daewoo Lanos 2005.

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài.

Trước khi kiểm tra chất lượng của hệ thống trợ lực thủy lực cần thiết phải xem xét và hiệu chỉnh theo những nội dung sau:

· Sự rò rỉ dầu trợ lực xung quanh bơm, van phân phối, xi lanh lực, các đường ống và chỗ nối.

· Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai kéo bơm thủy lực.

· Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu, nếu cần thiết phải bổ sung dầu.

· Kiểm tra và làm sạch lưới lọc dầu nếu có thể.

Bước 2: Xác định hiệu quả trợ lực trên giá đỡ mâm xoay.

Việc xác định hiệu quả của trợ lực còn có thể xác định trên mâm xoay. Trình tự tiến hành theo hai trạng thái động cơ không làm việc và động cơ hoạt động ở chế độ không tải. So sánh lực đánh lái trên vành lái.

Bước 3: Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ dụng cụ chuyên dung đo áp suất.

Xác định chất lượng hệ thống thủy lực bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất sau bơm, như hình phía dưới:

Dụng cụ chuyên dùng gồm: Một ống nối thông đường dầu, trên đó có bố trí đầu nối ba ngả để dẫn dầu vào đường dầu đo áp suất, đồng hồ này có khả năng đo đến 150 Kg/cm², phía sau là van khóa đường dầu cung cấp cho van phân phối. Dụng cụ này được lắp nối tiếp trên đường dầu ra cơ cấu lái.













Hình 3.1: Sơ đồ đo áp suất bơm bằng dụng cụ chuyên dùng

+ Sau khi lắp dụng cụ vào đường dầu, cho động cơ làm việc, chờ cho hệ thống nóng lên tới nhiệt độ ổn định (sau 15 đến 30 giây).

+ Tiến hành xả hết không khí trong hệ thống thủy lực bằng cách: Đánh tay lái về hai phía, tại các vị trí tận cùng dừng vành lái và giữ tại chỗ khoảng 2÷3 phút.

+ Để động cơ làm việc với chế độ không tải, mở hết van khóa của dụng cụ đo chuyên dùng để dầu lưu thông. Xác định áp suất làm việc của hệ thống trên đồng hồ (p1) tương ứng khi ô tô chạy thẳng.

+ Để động cơ làm việc với số vòng quay trung bình, đóng hết van khóa của dụng cụ để khóa kín đường dầu. Xác định áp suất làm việc của bơm không tải trên đồng hồ (p2).

+ Mở hoàn toàn van khóa, động cơ làm việc ở chế độ không tải, quay vành lái đến vị trí tận cùng, giữ vành lái và xác định áp suất trên đồng hồ, áp suất phải quay về trị số p2.

Nhờ việc kiểm tra như trên có thể xác định chất lượng bơm, van điều áp và lưu lượng, van phân phối xi lanh lực.

Bước 4. Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động.

Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động có thể thực hiện bằng các phương pháp sau:

+ Cho đầu xe lên các bệ kiểu mâm xoay có ghi độ. Dùng vành lái lần lượt đánh hết về hai phía, xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát sự chuyển động của phần bị động:

- Nếu cơ cấu lái chung với xi lanh lực, quan sát sự dịch chuyển của: Đòn ngang lái (cơ cấu lái bánh răng thanh răng), đòn quay đứng (nếu cơ cấu lái trục vít ê cu bi thanh răng bánh răng).

- Nếu xi lanh lực đặt riêng, quan sát sự dịch chuyển của cần piston xi lanh lực.

+ Khi không có mâm xoay chia độ có thể tiến hành kiểm tra như sau: Nâng bánh xe của cầu trước lên khỏi mặt đường, quan sát sự chuyển động của phần bị động như trên.

2.3. Kiểm tra trên xe.
2.3.1 Kiểm tra hành trình tự do.
+ Dừng xe và căn thẳng các lốp hướng về phía trước.

+ Quay nhẹ vô lăng sang phải và sang trái bằng tay và kiểm tra độ rơ của vô lăng.

+ Độ rơ lớn nhất: 30 (mm).

+ Nếu hành trình tự do vượt quá giá trị lớn nhất, hãy kiểm tra hệ thống lái.

- Kiểm tra cách quan sát bằng mắt thường xem dây đai dẫn động có bị quá mòn hay sơn lõi không?

- Nếu tìm thấy hư hỏng, hãy thay đai dẫn động.

- Các vết nứt một bên đường gân đai có thể chấp nhận được. Hãy thay thế đai nếu nó bị mất một đoạn gân đai.


Hình 3.3: Kiểm tra đai dẫn động


2.3.2. Kiểm tra lực đánh lái.
- Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, bề mặt rải nhựa và để 2 bánh xe thẳng về phía trước.

- Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy

- Tháo mặt vô lăng

- Lắp cáp âm ắc quy vào ắc quy.

- Dùng cờlê cân lực, kiểm tra xem đai ốc bắt vô lăng đã được xiết chặt chính xác chữa.

- Khởi động động cơ và để nó chạy không tải.

- Quay vô lăng 90 độ sang phải đển kiểm tra lực cản lái (moment) trong khi quay vô lăng. Kiểm tra phía đối diện giống cách như trên.

Lực đánh lái (Tham khảo): 6( N.m) hay nhỏ hơn.

- Gợi ý:

+ Kiểm tra kiểu lốp, áp suất và mặt đường trước khi tiến hành chẩn đoán.

+ Nếu không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, hãy kiểm tra hệ thống trợ lực lái.




Hình 3.8: Kiểm tra lực đánh lái









2.4 Quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống lái Daewoo Lanos 2005.
2.4.1 Quy trình sửa chữa trục lái.
- Vành tay lái:

+ Hư hỏng và kiểm tra. Hư hỏng chính của vành tay lái là: Vênh nứt, mòn lỗ then hoa lắp trục tay lái.

+ Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài và vành tay lái.

+ Sửa chữa: Phần then hoa của vành tay lái bị mòn có thể hàn đắp gia công lại then hoa. Vành tay lái nứt, vênh phải thay thế.


2.4.1.1 Quy trình tháo cụm trục lái.
TT

Nguyên công

Hình vẽ

Chú ý

1

- Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy



2

- Tháo mặt vô lăng.

+ Dùng tô vít tháo vít

+ Tháo mặt vô lăng

+ Ngắt giắc còi



3

- Tháo mặt vô lăng

+ Kéo mặt vô lăng ra khỏi vô lăng và đỡ mặt vô lăng bằng tay

+ Ngắt giắc còi

+ Ngắt giắc nối và tháo mặt vô lăng






4

- Tháo cụm vô lăng.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng, vam, cờ lê tháo đai ốc bắt vô lăng.




















- Đánh dấu ghi nhớ trên vô lăng và cụm trục lái chính.

5

- Tháo cụm trục lái.

+ Ngắt các giắc nối và các kẹp giây điện ra khỏi trục lái.

+ Tháo bu lông và cụm trục lái.




6

- Tháo công tắc gạt nước.

+ Ngắt giắc nối.

+ Nhả khớp vấu và tháo công tắc gạt nước như được chỉ hình bên.


- Ấn vào vấu 1 lực vừa phải để tránh bị gẫy vấu.

7

- Tháo công tắc chế độ đèn pha.

+ Ngắt giắc nối ra.

+ Nhả khớp vấu và tháo công tắc chế độ đèn pha.


- Ấn vào vấu 1 lực vừa phải để tránh làm bị gẫy vấu.

8

- Tháo trục lái trung gian số 2.

+ Tháo bu lông và cụm trục lái trung gian số 2 ra khỏi cụm trục lái chính.


- Đánh dấu các dấu ghi nhớ trên trục lái chính và cụm trục lái trung gian số 2.


9

- Tháo cụm phía trên trục lái.

+ Đánh dấu tâm của 2 bu lông đầu côn.

+ Dùng T để tháo 2 bu lông và cụm phái trên trục lái cùng với giá bắt khóa điện.



10

- Tháo cụm lái chính.

+ Dùng vam để đẩy trục lái chính ra.

+ Tháo phanh hãm trục lái chính và lò xo.





























11

- Tháo cụm ổ khóa điện.

+ Hãy đặt cụm ổ khóa điện ở vị trí ACC.

+ Dùng tô vít ấn chốt hãm xuống và kéo cụm ổ khóa lên.



2.4.1.2. Kiểm tra cụm trục lái.
- Kiểm tra vòng bi trục lái quay êm nhưng đảm bảo không bị rơ và không có tiếng kêu bất thường.

- Thay cụm trục lái nếu vòng bi không quay theo tiêu chuẩn.

2.4.1.3. Quy trình lắp cụm trục lái.
TT

Nguyên Công

Hình vẽ

Chú ý

1

- Lắp cụm khóa điện.

+ Lắp cụm khóa điện vào cụm bắt giá phía trên trục lái.


Mômen xiết 2(N.m)

2

- Lắp các giắc tín hiệu đánh lửa



4

- Lắp cụm trục lái.


- Mô men xiết 22 (N.m)


- Lắp tạm thời cụm trục lái bằng 3 bu lông.

- Xiết chặt hoàn toàn 3 bu lông lên cụm trục lái.

- Xiết chặt



5

Lắp cụm trục lái và tấm ốp


- Mô men xiết 3 (N.m)

6


- Cáp xoắn trung tâm:

+ Kiểm tra rằng khóa điện tắt.

+ Kiểm tra rằng cực âm của ắc quy đã được ngắt



7

- Lắp mặt vô lăng.

+ Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên vô lăng và cụm trục lái

+ Lắp đai ốc

+ Nối các giắc nối


Mômen xiết 38 (N.m)


2.4.2. Quy trình sửa chữa cụm thanh nối dẫn động lái.
2.4.2.1. Quy trình tháo cụm thanh nối dẫn động

TT

Nguyên Công

Hình vẽ

Chú ý

1

- Đặt các bánh xe hướng thẳng về phái trước.



2

- Xả dầu trợ lực

- Tháo các bánh xe phía trước



3

- Tháo cụm trục moment lái.

- Nới lỏng các bulông.


- Đánh dấu các ghi nhớ trên trục moment lái và cụm dẫn động lái.

4

- Tháo đầu thanh nối trái:

+ Tháo chốt chẻ và đai ốc.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng tách đầu thanh nối ra khỏi cụm lái.




5

- Tháo cụm ống cấp áp:

+ Dùng dụng cụ chuyên dụng




6

- Tháo cụm thanh nối dẫn động lái.



7

- Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo ống cao áp.



8

- Tháo các nối bên trái.

+ Nới lỏng các đai ốc hãm và tháo thanh đầu nối bên trái và đai ốc hãm.


- Đánh dấu các dấu ghi nhớ lên thanh nối bên trái và đầu thanh rang.

9

- Tháo kẹp cao su chắn bụi của thanh rang.


- Cẩn thận không làm hỏng cao su chắn bụi.

10

- Tháo dẫn hướng thanh rang.



11

- Tháo thanh trợ lực lái.

+ Tháo phớt dầu của bộ hãm đầu xilanh ra khỏi thanh răng.

+ Dùng tô vít, tháo phớt dầu và gioăng chữ O ra khỏi thanh răng.


Cẩn thận không làm hỏng rẵng hãm





2.4.3.2. Kiểm tra các chi tiết trong cụm thanh nối dẫn động lái
a. Kiểm tra đầu thanh nối
+ Kiểm tra đầu thanh nối bên trái:

- Bắt chặt cụm thanh nối bên trái lên êtô.

- Lắp đai ốc và vít cấy.

- Lắc khớp cầu ra trước và sau 5 lần hay hơn.

- Dùng một cân lực, vặn đai ốc liên tục với tốc độ 3 đến 5 giây/vòng và đọc giá trị ở vòng thứ 5.

Moment quay: 0,29 đến 1,96 (N.m)

- Nếu moment quay không như tiêu chuẩn, hãy thay thế đầu thanh nối bên trái.

+ Kiểm tra đầu thanh nối bên phải: Thực hiện quy trình giống như đối với bên trái.

b. Kiểm tra thanh răng trợ lực lái
- Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo của thanh răng.

- Độ đảo lớn nhất: 0,15 (mm).

Chú ý: Chắc chắn rằng thanh răng được đặt nằm ngang.

- Kiểm tra mòn răng của thanh răng.

- Kiểm tra bề mặt thanh răng xem có bị mòn hay hư hỏng không.
Nếu có bất cứ vấn đề gì, hãy thay thanh răng bộ trợ lực.


2.4.3.3. Quy trình lắp cụm thanh nối dẫn động lái
TT

Nguyên công

Hình vẽ

Chú ý

1


- Lắp phớt dầu ống xi lanh trợ lực lái:

+ Lắp vòng đệm vào vỏ thanh răng.

+ Bôi dầu trợ lực lái lên lợi của phớt dầu ống xi lanh trợ lực.

+ Lắp phớt dầu ống xi lanh vào vỏ thanh răng với một góc nghiêng.

+ Dùng (SST) dụng cụ chuyên dùng, lồng phớt dầu ống xi lanh lái bằng cách ấn SST bằng tay cho đến khi phớt dầu qua khỏi 2 cổng.

+ Lật ngược dụng cụ chuyên dùng lại để làm cân bằng phớt dầu ống xi lanh trợ lực lái bằng cách ấn lên SST bằng tay.












- Không được làm hỏng bên trong vỏ thanh răng.

- Chắc chắn rằng phớt dầu ống xi lanh đã được lắp vào đúng hướng như được chỉ ra trên hình vẽ.

- Lắp phớt dầu ống xi lanh trợ lực tại góc xấp xỉ 15 độ so với phần thấp nhất ,để tránh làm hỏng phía trong phớt dầu khi nó đi qua 2 cổng.

2

- Lắp thanh răng trợ lực lái:

+ Bôi dầu trợ lực lái lên gioăng chữ O mới và lắp nó vào thanh răng trợ lực lái.

+ Giãn rộng một phớt chắn dầu mới bằng các ngón tay.

+ Bôi dầu trợ lực lái lên phớt dầu.

+ Lắp phớt dầu vào thanh răng và điều chỉnh bằng các ngón tay.

+ Bôi mỡ gốc xà phòng molybdenum vào 2 đầu thanh răng.

+ Lắp dụng cụ chuyện dùng vào thanh răng.

+ Bôi dầu trợ lực lên dụng cụ chuyên dùng.

+ Lắp thanh răng vào vỏ thanh răng.

+ Tháo dụng cụ chuyện dùng.



















3

- Lắp bộ hãm đầu xi lanh:

a. Kiểu thân xe hẹp:

+ Quấn băng dính bảo vệ quanh phía bên trái của thanh răng và bôi dầu trợ lực lái vào.

+ Bôi dầu trợ lực lái lên lợi của phớt dầu của bộ hãm đầu xi lanh mới.

+ Lắp phớt dầu bộ hãm đầu xi lanh vào bên phải của vỏ thanh răng.

+ Tháo băng dính bảo vệ ra khỏi thanh răng.

+ Bôi dầu trợ lực lái lên gioăng chữ O của bộ hãm đầu xi lanh mới.

+ Lắp gioăng chữ O của bộ hãm đầu xi lanh vào bộ hãm đầu xi lanh.

+ Lắp một bạc của bộ hãm đầu xi lanh mới vào bộ hãm đầu xi lanh.

+ Bôi mỡ molybdenum disulfide gốc xà phòng Lithium vào phía bên trong của bộ hãm đầu xi lanh. Lắp hãm đỡ ống.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng, lắp bộ hãm đầu xi lanh và vỏ thước lái.

+ Xiết chặt bulông.

b. Kiểu thân xe rộng:

+ Quấn băng dính bảo vệ quang phía bên trái của thanh răng và bôi dầu trợ lực lái vào.

+ Bôi dầu trợ lực lái lên lợi của phớt dầu của bộ hãm đầu xi lanh mới.

+ Lắp phớt dầu bộ hãm đầu xi lanh vào bên phải của vỏ thanh răng.

+ Tháo băng dính bảo vệ ra khỏi thanh răng.

+ Lắp vòng đệm vào vỏ thanh răng.

+ Bôi dầu trợ lực lái lên gioăng chữ O của bộ hãm đầu xi lanh mới.

+ Lắp gioăng chữ O của bộ hãm đầu xi lanh vào bộ hãm đầu xi lanh.

+ Lắp một bạc của bộ hãm đầu xi lanh mới vào bộ hãm đầu xi lanh.

+ Bôi mỡ molybdenum disulfide gốc xà phòng Lithium vào phía bên trong của bộ hãm đầu xi lanh.

+ Dùng SST, lắp bộ hãm đầu xi lanh và vỏ thước lái.






























- Chắc chắn rằng phớt dầu bộ hãm đầu xi lanh được lắp vào đúng hướng như được chỉ ra trên hình vẽ.

- Không được làm hỏng phớt dầu của bộ hãm đầu xi lanh.

- Moment xiết chặt bu lông: 19 (N.m)

Moment xiết chặt của dụng cụ chuyên dùng lắp bộ hãm đầu xi lanh và vỏ thước lái: 78 (N.m).


4

- Lắp van điều khiển trợ lực lái:

+ Lắp cụm van điều khiển trợ lực lái và một gioăng mới vào vỏ thanh răng bằng 2 bu lông.








- Moment xiết bu lông: 18 (N.m).

5

- Kiểm tra tổng tải trọng ban đầu:

+ Dùng đầu lục giác 24 (mm), xiết chặt nắp lò xo dẫn hướng thanh răng.

+ Sau đó lại dùng đầu lục giác 24 (mm), nới lỏng nắp lò xo dẫn hướng thanh răng.

+ Lắp tạm 2 đầu thanh răng vào để phòng thanh răng vượt quá hành trình.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng như hình vẽ quay hoàn toàn thanh răng sang phải và sang trái 10 lần để ổn định.

+ Dùng đầu lục giác 24 (mm), xiết chặt nắp lò xo dẫn hướng thanh răng từng ít một cho đến khi tải trọng ban đầu đạt giá trị tiêu chuẩn. Ứng với tải trọng ban đầu (quay) 0,65 đến 1,35 (N.m).

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng, lắp đai ốc nắp lò xo dẫn hướng thanh răng.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng như hình vẽ, kiểm tra tổng tải trọng ban đầu.

























- Không được quay thanh răng hoàn toàn mà khi không có đầu thanh răng vi nó sẽ làm hỏng phớt chắn dầu trong vỏ thước lái và bạc của bộ chặn đầu xi lanh.

- Hãy dùng một cờlê cân lực có chiều dài tay đòn là 345 (mm).

- Moment xiết lắp đai ốc nắp lò xo dẫn hướng thanh răng tiêu chuẩn: 49 (N.m).

- Tải trọng ban đầu (quay): 0,65 đến 1,35 (N.m).

6

- Lắp đầu thanh nối:

+ Lắp 2 vòng đệm mới.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng, lắp đầu thanh răng (phía bên phải và bên trái). Tuân theo hướng chỉ ra trong hình vẽ

+ Dùng một thanh đồng và búa, mở hãm của 2 vòng đệm có vấu.
















- Hãy dùng một cờlê cân lực có chiều dài tay đòn là 345 (mm).

- Moment lắp đầu thanh răng: 72 (N.m)

- Khi đóng đệm có vấu tránh các va chạm vào thanh răng.

7

- Lắp cao su chắn bụi số 2 của thanh răng :

+ Bôi mỡ Silicon vào bên trong của đầu nhỏ của cao su chắn bụi thanh răng số 2.

+ Lắp tạm thời kẹp cao su chắn bụi số 2 của thước lái để mở rộng cao su chắn bụi số 2 tại vị trí được chỉ ra bởi mũi tên (A).

+ Lắp cao su chắn bụi thanh răng vào rãnh trên vỏ thanh răng.

















- Không được làm giãn kẹp số 2 của cao su thước lái nhiều hơn mức cần thiết cho việc lắp ráp.

- Không được làm hỏng cao su chắn bụi số 2 của thanh răng.

8

- Lắp kẹp cao su chắn bụi số 2 của thanh răng.








- Cẩn thận không được làm hỏng cao su chắn bụi thanh răng. Không được làm xoắn cao su chắn bụi thước lái.

9

- Lắp kẹp cao su chắn bụi thanh răng:

+ Dùng kìm, lắp 2 kẹp cao su chắn bụi.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng như hình vẽ, quay trục vít và kiểm tra rằng các cao su chắn bụi thanh răng giãn ra và thu vao êm dịu.





10

- Lắp cụm thanh nối dẫn động lái:

+ Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên giá bắt vỏ thanh răng số 2 , vòng đệm vỏ thanh răng số 2 và cụm thanh dẫn trợ lực lái.

+ Lắp cụm thanh dẫn động lái bằng 4 bu lông.











- Chắc chắn rằng dấu mũi tên trên giá bắt số 2 của vỏ thanh răng ra phía trước xe.

Moment xiết: 123 (N.m).


11

- Lắp cụm ống cấp áp:

+ Lắp kẹp ống cấp áp vào cụm thanh dẫn động lái bằng 2 bu lông.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng (SST) như trên hình, lắp cụm ống cấp áp (phía ống cao áp) vào cụm thanh dẫn động lái.

+ Dùng dụng cụ chuyên dùng, lắp ống hồi đầu ra cơ cấu lái.

+ Lắp cụm ống cấp áp (phía ống hồi) vào ống hồi đầu ra hộp cơ cấu lái bằng kẹp.




























- Hãy dùng một cờlê cân lực có chiều dài tay đòn là 345 (mm).

-Moment xiết lắp kẹp ống cấp áp vào cụm thanh dẫn động: 12 (N.m).

- Moment xiết lắp cụm ống cấp áp (phía ống cao áp) vào cụm thanh dẫn động lái. Và lắp ống hồi đầu ra cơ cấu lái: 41 (N.m).

12

- Lắp cụm trục moment lái:

+ Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên cụm trục moment lái và cụm thanh nối hệ thống trợ lực lái.

+ Lắp bu lông và xiết chặt 2 bu lông.







- Moment xiết 2 bu lông: 35 (N.m).

13

- Đổ dầu trợ lực lái vào bình chứa dầu.



14

- Kiểm tra rò rỉ dầu trợ lực lái.



15

- Lắp các bánh xe phía trước.



16

- Đặt các bánh trước hướng thẳng về phía trước.



17

- Lắp tấm chắn phía dưới động cơ số 1.





2.4.3 Quy trình tháo lắp bơm dầu trợ lực lái.
- Xả hết dầu trợ lực , tháo rời bơm khỏi xe.

- Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài bơm.

- Quan sát kĩ các chi tiết trước khi tháo.

Các bước tháo bơm trợ lực lái :



TT

Nguyên công

Hình vẽ

Dụng cụ

Chú ý


1


-Tháo các đường ống dẫn



-Dùng ê tô kê kẹp chắc chắn

- Dùng cờ lê 14



2


-Tháo puly



-Van xích tuýp 17







3


-Tháo nắp bơm phía trước(đệm)




-Tuýp 19





4



-Tháo nắp bơm (thân sau).

-Đánh dấu trên thân bơm và nắp bơm.

-Tháo 4 đai ốc bắt trên nắp bơm.

Tháo nắp bơm ra.








-Vạch dấu,clê 14,clê chòng,

Búa nhựa.







Chú ý :

- Không làm rách đệm.

- Vạch dấu để lắp đúng chiều.


5


-Tháo rôto







-Kìm chuyên dung,

vạch dấu


-Đánh dấu chiều lắp ghép cánh gạt và rôto.

Tránh làm xước lòng dẫn hướng.




6


-Tháo trục bơm.

-Tháo vòng hãm và đưa vòng hãm ra.

-Dùng máy ép thuỷ lực ép cả trục bơm,vòng bi và ổ bi ra.






-Máy ép thuỷ lực, kìm chuyên dùng.







-Tránh làm cong vênh vòng hãm.


7


-Tháo phớt và vòng bi.




-Búa nhựa


-Tránh làm rơi nắp (thân sau).

Tránh làm rách gioăng đệm.




8



-Tháo nút van vòng kín, van điều áp và lò xo ra.



- Clê chòng 20



2.4.4. Kiểm tra sửa chữa bơm trợ lực lái
a) Kiểm tra
- Lắp trên đường dầu ra một đồng hồ đo áp suất cho động cơ làm việc ở chế độ không tải, đo áp suất dầu trong hệ thống.Nếu không đạt phải tháo ra sửa chữa.

- Tháo rời từng bộ phận của bơm để trên khay sạch để tiến hành vệ sinh sạch sẽ các chi tiết.

- Dùng các dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra các chi tiết (panme, đồng hồ so).

- Dùng căn lá đo khe hở giữa cánh gạt và rãnh trên thân rôto, giữa rôto và lòng thân bơm (khe hở cho phép 0,036mm).

- Dùng thước thẳng, lực kế để đo chiều dài, lực căng của lò xo (chiều dài tiêu chuẩn từ 33-34mm)

- Kiểm tra van điều áp: Dùng tay bịt một lỗ trên thân van, lỗ kia cho dòng khí nén có áp suất vào.Xác định cho dòng khí có thể lọt qua lỗ kia, nếu lọt qua chứng tỏ van điều áp yếu.

- Kiểm tra phớt chắn dầu, trục bơm, nắp bơm.

b) Sửa chữa
- Trục bị cong thì nắn lại trên dụng cụ chuyên dùng.

- Nắp thân bơm bị nứt nhỏ thì hàn gia công lại, nếu lớn thì thay mới.

- Phớt cao su bị rách thì thay mới.

- Lò xo yếu thì thay mới.

- Pu ly nứt vỡ thay mới.

- Van bị mòn thì mài rà lại bằng bột rà mịn trên bàn máp.

- Ống dẫn dầu bẩn, tắc thì thông rửa lại rồi thổi bằng khí nén.

- Ống dẫn bị thủng thì hàn đắp và gia công lại.

- Nếu lòng thân bơm bị cào xước thì mài lại và thay rô to mới phải đảm bảo

khe hở 0,0025mm.

- Vòng bi hỏng thì thay mới.






2.4.5 Quy trình lắp bơm dầu trợ lực lái
- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp.

- Chuẩn bị các chi tiết đã thay thế như: đệm, phớt, dầu bôi trơn, keo mỡ ……

TT

Nguyên công

Hình vẽ

Dụng Cụ

Chú ý

1

-Kẹp bơm



-Êtô

-Không kẹp chặt chặt quá.

2

-Lắp nút van, vòng bi làm kín, van điều áp và lò xo van điều áp. Ấn van điều áp


-Clê chòng 20,21

-Xiết đủ lực theo quy định.

3

-Lắp trục bơm cùng ổ bi vào.

Thay ổ bi mới.

-Kẹp lên giá đỡ đưa ổ bi vào.

-Lắp vòng hãm


-Chụp chuyên dùng, máy ép thuỷ lực, kìm chuyên dùng.

-Không để lệch tâm.

4

-Lắp cánh gạt vào rô to.


-Tay

-Lắp đúng chiều




5

-Lắp vòng dẫn hướng cánh gạt chốt định vị,tấm sau đệm vênh.Lắp bơm vào


-Kìm mỏ nhọn

-Vòng dẫn hướng phải bôi kem silicôn vào đêm trước

6

-Láp puly vào.

lắp đai ôc hãm giữa puly và trục bơm vào.



-Van xích tuýp17


7

-Lắp ống nối giữ cửa hút.

Lắp đệm vào.

-Đưa ống nối vào.

-Vặn bu lông ghép ống nối vào thân bơm





8

-Tháo nút van vòng kín.

-Van điều áp và lò xo ra



-Clê chòng20























CHƯƠNG III. KIỂM TRA SAU SỬA CHỮA
3.1 Kiểm tra điều chỉnh góc đặt bánh xe
Độ chụm là độ lệch của phần trước và phần sau bánh xe khi nhìn từ trên xuống. Khi phần phía trước của các bánh xe gần nhau hơn so với phần phía sau thì được gọi là độ chụm, và nếu ngược lại thì được gọi là độ choãi.

a. Kiểm tra độ chụm:












Hình 3.21: Kiểm tra độ chụm

- Trước khi tiến hành cần kiểm tra bánh xe có dơ hay không, kiểm tra áp suất không khí trong lốp xe. Nếu đúng yêu cầu bắt đầu tiến hành công việc.

+ Để ô tô đứng trên đường phẳng, hai bánh xe phía trước ở vị trí chạy thẳng.

+ Kích bánh xe lên.

+ Đo khoảng cách từ nền đến 2 má lốp của bánh xe dẫn hướng sao cho khoảng cách bằng nhau.

+ Đánh dấu phấn vào hai vị trí vừa đo.

+ Quay hai bánh dẫn hướng 1800, đo khoảng cách giữa hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí vừa đánh dấu và đọc kích thước.

+ Hiệu hai kích thước vừa đo được là độ chụm của bánh xe dẫn hướng.










A-B

Độ chụm( tổng cộng)

2,0 +/- 2,0 mm










Hình 3.22: Cách xác định kích thước

b. Điều chỉnh độ chụm:
- Đo các độ dài ren của các đầu thanh răng bên phải và bên trái:

+ Tiêu chuẩn: Sự chênh lệch về độ dài ren 3 mm trở xuống.

- Tháo các kẹp bắt cao su chắn bụi thước lái.

- Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối.

- Điều chỉnh các đầu thanh răng nếu sự chênh lệch về chiều dài ren giữa các đầu thanh răng bên phải và bên trái không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.

+ Nới đầu thanh răng dài hơn nếu độ chụm đo được lệch ra bên ngoài phía trước.

+ Chỉnh ngắn đầu thanh răng ngắn hơn nếu độ chụm đo được lệch về phía trước bên trong.

- Vặn các đầu thanh răng bên phải và bên trái một lượng bằng nhau để điều chỉnh độ chụm, thử điều chỉnh độ chụm đến giữa giá trị tiêu chuẩn.

- Chắc chắn rằng độ dài của các đầu thanh răng bên phải và bên trái là như nhau.Tiêu chuẩn: 2 +/- 1 (mm)

- Xiết chặt các đai ốc hãm đầu thanh nối. Moment: 74 (N.m).

- Hãy đặt các cao su chắn bụi lên các đế và lắp các kẹp.



Hình 3.23: Điều chỉnh độ chụm

3.2. Kiểm tra và điều chỉnh góc camber, góc caster, góc kingpin
- Góc camber là góc trong mặt phẳng ngang tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường vuông góc với mặt đường. Khi phần trên của bánh xe nghiêng ra phía ngoài thì gọi là camber dương. Ngược lại, khi bánh xe nghiêng vào trong thì gọi là camber âm.



Hình 3.24: Góc camber dương

- Góc caster: Là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng. Góc caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng, nhìn từ cạnh xe

+ Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là góc caster dương, còn trục nghiêng về phía trước thì gọi là góc caster âm.

+ Khoảng cách từ giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng và mặt đường đến tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường được gọi là khoảng caster của trục quay đứng.


Hình 3.25: Góc caster

- Góc kingpin: Nhìn từ phía trước xe đường thẳng này nghiêng về phía trong, góc nghiêng này gọi là góc kingpin, và được đo bằng độ. Khoảng cách L từ giao điểm giữa trục xoay đứng cà mặt đường đến giao điểm giữa đường tâm bánh xe và mặt đường được gọi là độ lệch kingpin.



Hình 3.26: Góc kingpin






a. Kiểm tra góc camber, góc caster, góc kingpin bằng thiết bị đo:




Hình 3.27: Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe

- Để bánh trước trên tâm của dụng cụ đo góc đặt bánh xe.

- Tháo tháo nắp chụp bánh xe.

- Lắp dụng cụ đo camber, caster và góc Kingpin tại tâm của moay ơ cầu xe hoặc bán trục.

- Kiểm tra camber, caster và góc kingpin.

Chú ý: Thực hiện việc kiểm tra trong khi xe không chất tải.

+ Dung sai lớn nhất của sự chênh lệch bên phải và bên trái cho camber và caster là 0.5° hay nhỏ hơn.

Góc camber và góc kingpin:

Góc camber

-0,30° +/- 0,75°

Góc kingpin

12,60° +/- 0,75°




Góc caster: Với xe sản xuất cho thị trường Việt Nam.

Model

Caster

TRH213L-JEMDK

2,50° +/- 0,75°

TRH213L-JDMNK

2,50° +/- 0,75°

KDH212L-JEMDY

2,50° +/- 0,75°

- Tháo dụng cụ đo camber, caster và góc Kingpin.

- Lắp tháo nắp chụp bánh xe.

+ Nếu caster và góc kingpin không nằm trong tiêu chuẩn sau khi đã điều chỉnh đúng camber, hãy kiểm tra lại các chi tiết treo xem có bị hư hỏng và mòn không.

b. Điều chỉnh góc camber:




Hình 3.28: Cách điều chỉnh góc camber

- Nới lỏng đai ốc trên cam điều chỉnh Camber treo trước số 2.

- Xoay van điều chỉnh camber hệ treo trước số 1 để đièu chỉnh camber.

Camber : -0,30° +/- 0,5°

Chú ý: Thực hiện việc kiểm tra trong khi xe không chất tải.Dung sai lớn nhất của sự chênh lệch bên phải và bên trái cho camber và caster là 0,5° hay nhỏ hơn. Phải kiểm tra độ chụm sau khi điều chỉnh xong góc camber.

- Nếu xoay cam điều chỉnh Camber một nấc sang trái khi nhìn từ phía trước xe (bulông dịch chuyển ra ngoài xấp xỉ 1 mm), Camber sẽ thay đổi xấp xỉ - 0,22°.

- Xiết chặt đai ốc cam điều chỉnh camber. Moment: 170 (N.m)

c. Điều chỉnh góc caster:



Hình 3.29: Cách điều chỉnh caster

- Nới lỏng đai ốc hãm trên thanh giằng (phía sau).

- Xoay đai ốc điều chỉnh trên thanh giằng (phía trước) để điều chỉnh Caster.

Chú ý: Thực hiện việc kiểm tra trong khi xe không chất tải. Dung sai lớn nhất của sự chênh lệch bên phải và bên trái cho caster là 0,5° hay nhỏ hơn. Phải kiểm tra độ chụm sau khi điều chỉnh xong góc caster.

- Nếu đai ốc điều chỉnh thanh giằng (phía trước) dịch chuyển xấp xỉ 1 (mm), thì Caster sẽ thay đổi xấp xỉ 0,13°.

Caster model cho thị trường việt nam:

Model

Caster

TRH213L-JEMDK

(2,50° +/- 0,50°)

TRH213L-JDMNK

(2,50° +/- 0,50°)

KDH212L-JEMDY

(2,50° +/- 0,50°)



- Xiết chặt đai ốc hãm trên thanh giằng (phía sau). Moment: 138 (N.m).

3.3. Kiểm tra góc bánh xe




Hình 3.30: Kiểm tra góc bánh xe

- Quay vô lăng hoàn toàn sang trái và phải và đo góc quay.

Chú ý: Thực hiện việc kiểm tra trong khi xe không chất tải. Dung sai lớn nhất của sự chênh lệch bên phải và bên trái cho camber và caster là 0.5° hay nhỏ hơn.

Góc quay bánh xe:

Bánh xe bên trong

38,00° + 1,5°; -2,5°

Bánh xe bên ngoài

33,00° + 1,5°; -2,5°

- Nếu các góc bánh xe phía trong bên phải và trái khác với giá trị tiêu chuẩn, hãy kiểm tra các chiều dài đầu thanh răng bên trái và phải.

3.4. Kiểm tra bơm dầu trợ lực
Bơm dầu sau khi tháo lắp để kiểm tra sửa chữa và được lắp lại. Khi hoạt động phải đảm bảo ổn định và không được nóng, không được kêu, không chảy dầu và đảm bảo áp suất quy định.

3.5. Chạy thử trên đường
Sau khi kiểm tra, sửa chữa lắp ráp các chi tiết hệ thống lái có trợ lực cần kiểm tra lại sự làm việc của hệ thống.

a. Chạy đường thẳng:
- Vô lăng phải ở vị trí đúng.

- Xe chạy thẳng trên đường bằng phẳng.

- Vô lăng không bị rung lắc quá mức.

b. Chạy vòng:
- Quay vô lăng dễ dàng về cả 2 chiều, khi thả tay ra vô lăng quay về vị trí trung hòa nhanh và nhẹ nhàng.

c. Khi phanh:
- Khi phanh xe trên đường bằng phẳng thì vô lăng không bị kéo lệch về phía nào.

d. Kiểm tra tiếng ồn:
- Khi chạy thử không có tiếng ồn nào bất thường.


























-

-
 

Canh Miếu

Gác cổng O-H
Nhân viên
Chào Cụ!
Cảm ơn Cụ đã tham gia chia sẻ trên diễn đàn. Nhưng xin phép nhắc nhở cụ khi chia sẻ tài liệu cần có trách nhiệm khi chia sẻ tài liệu. Nội quy của diễn đàn khi chia sẻ cần mô tả nội dung cụ thể đính kèm hình ảnh và tài liệu được nén dưới dạng file Txt.
Cụ có thể tham khảo bài viết này về cách chia sẻ tài liệu: https://www.oto-hui.com/diendan/threads/lam-sao-co-the-chia-se-tai-lieu-len-dien-dan.82200/
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên