đố các bác biết khi nào thi nên thay cái bugi?

H
Bình luận: 2Lượt xem: 3,732

hochoi

Tài xế O-H
thường thường khi đi vao tiệm thấy bác thợ gõ gõ vao cái bugi nói : "cái này đen quá nê6n thay thôi"
cũng có lúc thấy mấy bác thợ cứ lấy ra rồi dũa vài phát ...
em xin đặt ra câu hỏi

vậy thì bị gì và bị như thế nao thì nên thay bugi?
Có nên làm mới (làm sạch, mài giũa, điều chỉnh lại khe hở điện cực v.v..) bugi cũ đã sử dụng hết tuổi thọ (theo khuyến cáo nhà sản xuất) để sử dụng tiếp hay không? Tại sao?

bác nao có hứng trả lời choa anh em với !!!
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
mạo muội tham gia với bác cái này em sưu tầm thôi nhưng thấy cũng gần như trả lời câu đố của bác ai biết thì bổ sung nha

"Bugi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt, môi trường làm việc của nó rất khắc nghiệt, tần suất làm việc cao, chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ. Sau mỗi 4.000 km, cần phải tháo bugi ra để kiểm tra định kỳ, chỉnh khe hở giữa chấu mát và điện cực (+).

1 - Điện cực chính.
2, 8, 9 - Keo chèn.
3 - Long đen.
4, 7 - Sứ cách điện.
5 - Khe hở chấu mát - cực (+).
6 - Đầu tiếp nguồn cao áp.
10, 11 - Vỏ kim loại.
12 - Chấu mát.

Kiểm tra chung thường kỳ
Khi xe của bạn chạy được một thời gian (trên 2.000 km), tháo bugi ra để quan sát, ta có thể đoán biết được tình trạng động cơ:
1. Sứ cách điện (bao quanh cực + ở giữa vành tròn đầu bugi) có màu đỏ gạch nung, chấu và nồi bugi khô sạch, chứng tỏ động cơ hoàn toàn tốt.
2. Sứ cách điện và chấu bị bao phủ một lớp muội đen, khô, nghĩa là nhiên liệu không được đốt cháy hết, do các nguyên nhân sau:
- Vít lửa rơ, rỗ.
- Điện thứ cấp yếu.
- Bugi đang dùng sai tiêu chuẩn (loại quá nguội).
- Chế hoà khí chỉnh sai tỷ lệ hỗn hợp, bị thừa xăng.
- Áp lực nén trong buồng đốt thấp, xú páp bị xì.
3. Sứ cách điện, chấu mát bẩn, bám đầy muội than ướt, như vậy là dầu nhờn bị lọt vào buồng đốt, do séc măng và xi lanh mòn.
Bảo dưỡng căn chỉnh theo định kỳ


Trình tự thao tác như sau:
1. Dựng xe trên chân chống giữa, rút nắp dây cao áp khỏi bugi.
2. Làm sạch khu vực quanh chân bugi trên nắp quy lát.
3. Dùng tuýp bugi tháo nó ra khỏi đầu quy lát.
4. Ngâm đầu chấu vào xăng, dùng que gỗ moi sạch muội bẩn bên trong nồi bugi, tránh làm sứt vỡ sứ cách điện. Rửa lại với xăng thật sạch và thổi khô.



5. Dùng một vật chuẩn phẳng dẹt dày 0,7 mm để kiểm tra khe hở giữa chấu mát với điện cực (+) ở trung tâm. Khe này rộng quá thì tia lửa khó phóng qua, mất lửa ở tốc độ thấp, chóng hỏng bôbin sườn. Nhưng nếu nó hẹp quá thì tia lửa lại không đủ lớn để hỗn hợp bắt cháy, xe không bốc, tốn xăng. Chỉnh lại khe hở bằng cách gõ vào hoặc nạy ra mỏ chấu mát một cách nhẹ nhàng.
6. Sau khi đã làm sạch, quan sát xem sứ cách điện có nứt, mẻ không, điện cực có mòn quá không. Nếu có một trong các dấu hiệu trên thì phải thay bugi mới.
7. Bugi vẫn đang ở ngoài, cắm nắp tiếp điện vào, kề vỏ sắt của nó lên thân máy, đạp cần khởi động rồi quan sát tia lửa, chúng phải phóng đều, mạnh, tập trung giữa chấu và cực (+). Nếu lửa nhỏ, phóng lung tung ra xung quanh, chứng tỏ bugi yếu phải thay mới
8. Khi lắp lại bugi vào quy lát, giỏ vài giọt dầu vào gien rồi dùng tay xoáy nhẹ cho đến khi vào hết, dùng tuýp siết thêm 1/4 vòng.
9. Nếu điện cao áp bị mất qua dây và chụp bugi, xe thường chết máy khi đi mưa hoặc sau khi rửa. Kiểm tra kỹ, nếu thấy lỗi thì phải thay mới, thao tác cuối cùng là lắp lại nguồn điện này và nổ thử máy.

Bắt bệnh bugi
Bugi là thiết bị cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hòa khí nhiên liệu - không khí. Những dấu hiệu như màu sắc, độ mòn của nó có thể cho biết về tình trạng động cơ. Nếu bugi có màu vàng nâu, động cơ hoạt động tốt, còn nếu đen ướt, chứng tỏ dầu bôi trơn đã lọt vào xi-lanh.
Trong hệ thống đánh lửa ôtô và xe máy, bugi là thiết bị cuối cùng trong sơ đồ. Nó có vai trò cung cấp tia hồ quang điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí đã được nén ở áp suất cao. Cấu tạo của bugi bao gồm cực mát (cực uốn cong) và cực tâm có tác dụng đánh lửa. Giữa cực tâm và cực mát là khe đánh lửa có độ rộng 0,9 mm (đối với đánh lửa tiếp điểm) và 2,03 mm (đánh lửa điện tử).
Bugi có màu vàng nâu


Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí - nhiên liệu đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. Nếu thay bugi mới, bạn nên thay bugi có cùng khoảng nhiệt (cho biết tốc độ bugi truyền nhiệt từ buồng đốt đến các đầu xi-lanh, được xác định bằng chiều dài lớp cách điện phía dưới). Đường dẫn nhiệt dài hơn, bugi làm việc nóng hơn còn khi ngắn hơn, nó sẽ làm việc mát hơn


Thông thường, khi bugi có màu này có nghĩa chế hòa khí gặp sự cố nên cung cấp hỗn hợp giàu (nhiều nhiên liệu) hoặc chạy cầm chừng quá mức. Kết hợp với khói đen thoát ra từ ống pô bạn có thể kết luận xe chạy ở chế độ giàu. Trước khi thay bugi, cần chỉnh lại tỷ lệ nhiên/không khí cho phù hợp. Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng thừa nhiên liệu có thể là lọc khí bẩn (cung cấp ít không khí), chế hòa khí hỏng, bướm gió kẹt.

Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi-lanh, bị đốt và sinh ra muội bám trên bugi. Sự rỉ dầu bôi trơn vào buống đốt có thể do hở van, hở séc-măng hay do thành xi-lanh bị mài mòn. Nếu xe có thêm hiện tượng có khói xanh, mùi khét, có nghĩa động cơ cần phải được sửa càng sớm càng tốt. Động cơ hai thì nếu có hiện tượng trên có thể do dầu dẫn động bị lọt từ các-te."
 

nhockey

Tài xế O-H
thường thường khi đi vao tiệm thấy bác thợ gõ gõ vao cái bugi nói : "cái này đen quá nê6n thay thôi"
cũng có lúc thấy mấy bác thợ cứ lấy ra rồi dũa vài phát ...
em xin đặt ra câu hỏi

vậy thì bị gì và bị như thế nao thì nên thay bugi?
Có nên làm mới (làm sạch, mài giũa, điều chỉnh lại khe hở điện cực v.v..) bugi cũ đã sử dụng hết tuổi thọ (theo khuyến cáo nhà sản xuất) để sử dụng tiếp hay không? Tại sao?

bác nao có hứng trả lời choa anh em với !!!

Theo các tài liệu về xe gắn máy thì thời gian bảo dưỡng và thay thế Bu-gi là 1200km hum nào rảnh em post lên cho bác xem nha .
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên