Đối phó với các tình huống khẩn cấp (Phần 2)

M
MTV
Bình luận: 0Lượt xem: 1,485

MTV

Tài xế O-H
Dù xe có hay không có chống bó cứng phanh ABS, điều quan trọng nhất khi dừng xe khẩn cấp là các tài xế cần biết phải làm gì.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng trở nên phổ biến và dần được coi là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tuy nhiên, ABS chỉ là công nghệ hỗ trợ. Tự bản thân nó không thể xử lý hộ tài xế nên hiểu đúng về tác dụng của ABS sẽ giúp bạn lái đối phó tốt với những tình huống nguy kịch.

Tình huống thứ năm: Dừng gấp khi không có ABS

ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.


Một buổi đào tại kỹ năng lái xe an toàn của Euro Auto, nhà phân phối BMW tại Việt Nam. Ảnh: H.P.

Mục đích quan trọng nhất khi phanh là cho xe dừng tại một điểm theo ý muốn. Để làm được điều này, dĩ nhiên bạn phải không bị mất lái. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.

Những lưu ý trên chỉ là lý thuyết. Để hiện thực hóa trong những sự cố thật, cách tốt nhất là luyện tập.

Chọn một con đường vắng, cho xe di chuyển. Sau đó bạn bắt đầu nhấn phanh. Đến khi nghe thấy tiếng lốp rít, đó là dấu hiệu cho thấy nó sắp bị trượt trên mặt đường. Đây được coi là mức tốt nhất để bạn vừa phanh vừa điều khiển được xe. Nhưng nếu nghe thấy tiếng "tru", chắc chắn lốp đã bị bó và không thể điều khiển theo ý muốn. Hãy nhả phanh rồi nhấn trở lại.

Tình huống thứ sáu: Dừng gấp khi có ABS

Nếu xe có hệ thống ABS, hãy tự tin đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung cho nhiệm vụ điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15 lần mỗi giây).

Dẫu ABS rất hữu dụng nhưng vẫn cần phải huấn luyện. Bởi trong đa số các trường hợp, các tài xế không nhấn hết chân phanh hoặc không giữ tới lúc xe dừng hẳn. Họ thường phanh thành nhiều giai đoạn (tức ấn nhẹ rồi mới ấn mạnh) và nhả ra theo phản xạ. Một sinh viên trong buổi đào tạo của Edmunds đã đưa xe ra lề đường vì không phanh đủ lực. Lý do mà cô đưa ra là "Em sợ xe bị trượt".

Khi tập luyện ban đầu nên thử ở vận tốc khoảng 40 km/h. Sau đó khi đã thuần thục, bạn có thể thử ở vận tốc cao. Đừng quan tâm tới tiếng lốp rít bởi nhấn nhẹ chân ga và mài mòn lốp một chút không ảnh hưởng tới xe.

Tình huống thứ bảy: Tránh tai nạn với ABS

Trong tiếng Anh, các chuyên gia rút ra 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.

Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.

Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên