Giúp bạn đi đường (nhiều tập - Sưu tầm)

khoadongluc
Bình luận: 2Lượt xem: 1,627

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
TẬP 1:
Những kinh nghiệm đi bằng xe máy:

Xe máy là phương tiện du lịch tuyệt hảo nhất cho các chương trình đi miền núi. Với xe máy, bạn có thể lang thang, lùng sục, không phục thuộc quá nhiều vào đường xá như ô tô. Bạn đang đi trên đường, thấy một bản làng đẹp ở xa xa, bạn có thể dễ dàng đi vào chứ không như ô tô. Với xe máy, tất cả mọi người đều hòa nhập với thiên nhiên, với không khí, với con người. Nếu đi ô tô, bạn sẽ bị bó xung quanh là máy lạnh, bạn sẽ dành thời gian chủ yếu trên đường để ngủ. Xe máy thì khác, bạn dành thời gian chủ yếu để ngắm cảnh, để sống trong chuyến đi.

Bạn không phụ thuộc vào lái xe. Bạn thích dừng chụp ảnh thì dừng, thích rẽ thì rẽ. Bạn không bị say xe. Xin nói thêm là đi ô tô ở miền núi rất dễ say vì xe phải vòng vèo qua nhiều đèo dốc.

Xe máy đi vào mọi địa hình, leo đèo vượt dốc dễ dàng, xe máy dễ sửa, nếu hỏng cũng không làm ảnh hưởng quá lớn đến hành trình, ô tô nếu hỏng thì là một gánh nặng. Nếu xe máy hỏng nặng quá có thể thuê công nông để chở. Ô tô thì chịu. Xe máy đi không xót xe. Ô tô thì xót.

Có người nói. Ô tô an toàn hơn. Đúng thế. Nhưng nếu đội đi xe máy có tổ chức tốt, tuân thủ nghiêm ngặt những kỷ luật cần thiết thì xe máy cũng rất an toàn. Hơn nữa, nếu theo dõi kỹ, chúng ta sẽ thấy là có nhiều tin ô tô lộn xuống vực chứ chưa bao giờ có tin là xe máy lộn xuống vực.

Vậy đi xe gì:
Với kinh nghiệm của chúng tôi ở miền núi phía Bắc, mọi xe máy > 100 cc đều có thể đi được. Mỗi xe có ưu điểm riêng. Tuy nhiên, xe Win 100 hoặc GL 150 là tốt nhất: máy khỏe, gầm cao, lái xe linh hoạt, chở nhiều đồ. Nhưng lại có một nỗi buồn khác, cái để chân rất mỏi cho người ngồi sau vì nó làm thẳng trên càng xe. Chịu được.

Hiện tại nhóm Tây bắc của chúng tôi đi bằng những xe sau:
3 xe Honda LA 250, 2 xe Rebel 250, 1 xe GL 150, 1 xe CM 125, 2 xe Sirius 110, khá nhiều Dream, Future, đôi khi có cả xe Minsk, nhưng xe này chạy không ổn định lắm.

Vậy chả lẽ ô tô là đồ bỏ à? Không, ô tô thích hợp với những chuyến đi trong bán kính 200 km và với mục đích nghỉ ngơi, hoặc khi có trẻ nhỏ. Còn lại nếu đi Tây bắc thì vứt. Đến mùa hè thì chúng tôi cũng hay đi bằng ô tô đến các bãi biển để nghỉ ngơi. Lái xe lang thang trên các bãi biển vắng ở Thanh Hóa, Nghệ an vào tới miền Trung cũng rất thú vị, tiện đâu là dừng đó, cắm trại, tắm biển…

Nếu đi ô tô thì cần những địa điểm mục tiêu cụ thể. Nếu đi Tây bắc, Hà giang mà bằng ô tô thì những điểm đến không có gì đáng xem ( với ý nghĩa là đi tới hàng trăm cây số) và hầu hết mọi người sẽ phàn nàn, đi hàng trăm cây số để nhìn cái này à? Với xe máy, Bạn thưởng thức chuyến đi từ khi chuẩn bị rộn ràng, mua mua bán bán, lúc khởi hành rầm rộ trên đường, khi ra khỏi Hànội cho đến tận khi về.

Tóm lại, với xe máy, một xe là một thành viên độc lập của đoàn. Mỗi xe đều có thể tận hưởng chuyến đi theo cách của mình. Bạn sẽ chỉ có thể khám phá được chuyến đi nếu đi bằng xe máy.

XE MÁY , những ưu điểm và nhược điểm.

So với nhiều năm trước đây, bây giờ số lượng những người tìm thấy sự yêu thích khi đi khám phá bằng xe máy đã nhiều hẳn lên.

Vậy chúng ta có thể bàn luận về chiếc xe máy cho chuyến đi được không?
Hiện nay, các nhóm đi xe phổ biến dùng các loại xe như sau:

Nhóm 1. Xe phổ thông như Dream, Jupiter, Sirius, Viva...
Nhóm 2. Xe nam / phân khối lớn như LA, Rebel, Win, GL ...
Nhóm 3. Xe cào cào các loại
Nhóm 4. Xe Minsk, Xe Sidecar.
Mỗi loại xe đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta cùng chia sẻ những kinh nghiệm và ý kiến nhé:
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
PHẦN 2: KINH NGHIỆM THEO LOẠI XE
Hãy bắt đầu bằng nhóm xe phổ thông:
Honda: Dream,
Yamaha: Jupiter, Sirius.

Ưu điểm:
- Dễ kiếm, có sẵn.
- Đi tiết kiệm xăng
- Độ tin cậy cao, không có hỏng hóc vặt trên đường
- Sửa chữa dễ dàng ở mọi nơi,
- Phụ tùng dễ kiếm
- Nhẹ nhàng, dễ khuân vác qua những chỗ khó đi.
- Tư thế ngồi khá thoải mái.

Nhược điểm:
- Chở đồ được ít, nếu chở đồ phải chế thêm giá để đồ
- Đi vào đường đá to, đá lổn nhổn khó vì lốp quá nhỏ.
- Khi lên dốc cao thì máy hơi yếu
- Với xem Dream loại cũ thì cái để chân cho người ngồi sau không có chống rung do đặt thẳng vào càng, do vậy nên người ngồi sau rất mỏi chân
- Trông không hoành tráng
- Gầm thấp khó vượt chướng ngại
- Khó mở nắp để đổ xăng khi đã buộc đồ kín đằng sau.

Để hạn chế bớt nhược điểm của xe phổ thông này, chúng ta có thể :
1. Thay lốp sau bằng lốp to hơn. Thông thường, lốp xe sau có cỡ 250 x 17. Chúng ta có thể thay lốp 275 x 17 . Bản lốp to hơn sẽ giúp xe đi vững chãi, đầm, vượt các đoạn đường đá gập ghềnh dễ dàng hơn.
2. Xe Sirius của Yamaha có một ưu điểm là ở ngay dưới máy có một tấm chắn bằng kim loại khá chắc chắn, giúp xe đi vào những chỗ khó có bị sập gầm thì không bị va trực tiếp vào hộp số. Nếu chế thêm một tấm chắn tương tự cho các xe Dream... thì bạn sẽ yên tâm hơn khi đi qua những đoạn đường này.

Nhìn chung, với người mới bắt đầu thì có thể đi các xe này, theo phương châm có gì dùng nấy.
Trong nhóm xe trên có một số xe không nên sử dụng, đó là:
- Xe Trung quốc: độ tin cậy, độ bền kém
- Xe Wave, xe Suzuki : xe yếu, mỏng mảnh phù hợp với đường phố hơn.

Trong một chuyến đi Yên bái của một nhóm nào đó, tôi thấy có người dùng xe scooter ( Atila ) thì phải. Có lẽ không nên dùng xe này nếu bạn muốn giữ xe và leo được đèo.

Để chuẩn bị cho chuyến đi dài 500-1000Km , với các loại xe này, cần thiết :
- Bảo dưỡng & thay dầu trước khi đi,
- mang theo bugi, bóng đèn pha,
- mang theo săm dự trữ.( đi kèm, tất nhiên là bộ đồ thay, bơm ). Vì xe này lốp nhỏ và mỏng nên dễ bị thủng săm khi đi trên đường có đá.
- Tháo yếm nếu bạn định đi vào những chỗ có nguy cơ phải bê xe
Nhóm 2: các loại xe nam:
Trong nhóm này có : xe Win, GL
và nhóm xe phân khối lớn: LA 250, Rebel 250

Xe Win , GL :
Ưu điểm:
- Xe nhỏ nhắn, nhẹ
- Phân khối lớn,
- Tay côn
- Gầm cao
- Bền bỉ, tin cậy.
- Tư thế ngồi tương đối thoải mái cho cả người trước lẫn người sau.
- Tiết kiệm xăng.
- lốp to, chắc chắn.

2 loại xe này có thể nói là lý tưởng đối với đường núi ở Việt nam. Những ưu điểm kế trên cho phép nó chạy trên mọi địa hình từ đường bằng phẳng đến đường gập ghềnh. Gầm khá cao khiến xe không bị chạm gầm khi đi qua quãng đường xấu. Côn tay giúp việc chuyển vào số hợp lý trên các tốc độ khác nhau thật dễ dàng, xe không bị ì lại như loại xe nữ trong nhóm 1. Kết hợp côn số và máy khá khoẻ khiến xe có thể leo đèo dễ dàng. Trọng lượng của xe không quá lớn ( tương tự như xe nhóm 1 ). Ngoài ra, loại xe này ít khi hỏng hóc, nếu có hỏng thì phụ tùng cũng không quá khó kiếm. Trọng tâm khá cao của xe cùng với tay lái rộng, bán kính vòng cua nhỏ giúp chúng ta vượt các cua tay áo dễ dàng.

2 loại xe này cũng khá gọn và nhẹ nên dễ dàng bê vác qua nhiều cung đường.

Nhược điểm:
- Thuộc loại đồ cổ - phụ tùng hiếm so với nhóm 1. Các xe này cũng cũ kỹ già nua hơn.
- Để chân sau không có giảm chấn nên rất mỏi với người ngồi sau.
- Trọng tâm cao: đi lâu dễ bị mỏi
- Xe GL không có chỗ để đồ
- Không có đề mà phải đạp nổ. Xe GL khá là khó nổ nếu không biết cách
- Nếu đổ xe dễ gãy tay côn.
- Chẳng may đứt dây côn giữa đường thì khá phiền toái.
- Phụ nữ ít người lái được xe này nên nếu có sự cố với người lái thì hơi phiền.
- chắn mưa chắn gió ở phần chân kém hơn do không có yếm.

Nếu sử dụng xe này để đi các cung đường miền núi, bạn cần chuẩn bị như sau:
- Mang theo: bóng đèn pha, bugi,
- Mang theo : tay côn, dây côn.
- Săm dự trữ + đồ bơm & thay săm

2. Đi khi nào: Nếu quyết định đi du lịch bằng xe máy thì thời điểm là yếu tố hàng đầu để quyết định.

Với thời tiết ở miền Bắc, những thời điểm sau là phù hợp nhất để đi du lịch bằng xe máy đi lên miền núi:
- Cuối tháng 9 đến đầu tháng 12: Tiết thu mát mẻ, dễ chịu, đã bớt bão nhưng chưa vào mùa đông mưa phùn. Nhiều nơi lúa chín vẫn còn, cảnh sắc đẹp. Nhiều lúc gió mùa đông bắc, Trời lạnh nhưng không có mưa. Đi chơi miền núi cuối thu đầu đông là phù hợp nhất. Mùa hè đi lên núi rất nóng. Mùa xuân thì mưa kinh quá. Mùa đông rét thì không sợ ( vì chỉ cần thêm quần áo là đủ ).
- Ngay sau Tết: giữa mùa đông và mùa xuân, chưa vào tiết mưa xuân, không khí xuân nô nức, trên vùng núi Tây bắc đã có nhiều nơi nóng bức như mùa hè ( ví dụ lòng chảo Điện Biên )
- Nhiều bạn hay đi vào dịp 1-5 hay 2-9. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì vào những dịp này thời tiết rất thất thường. 1-5 thì vẫn còn có thể có gió mùa đông bắc, mà lại dễ bị mưa. 2-9 thì đúng vào tầm cuối của mưa bão.
- Mùa này chính là mùa chúng ta có thể lên đường được đó.


3. Ai có thể đi được Mọi người, không phân biệt già trẻ, gái trai. Trong nhóm Tây bắc nhiều lúc chị em còn đông hơn cả anh em. Ngoài ra cũng có một vài em bé là con của các thành viên. Có một em bé mới 3 tuổi đã được cha mẹ cho đi hồ Ba bể và Mộc châu bằng xe máy. Với em bé này chúng tôi đã làm như sau: đi bằng xe Sirius, có kính chắn gió đằng trước, ở giữa xe là một cái ba lô thật to. Buộc một cây gậy ngang làm chỗ cho bé để chân. Em bé đội mũ xe máy kín mít, ngồi giữa ba lô và cha mình ( lái xe ), cổ được cài cái gối hơi ( gối du lịch ) , trên đường thế là bé cứ ôm chặt lấy cái balo ngủ ngon lành. Hồi chúng tôi đi Mộc châu là Tết 2002. Trời cũng khá lạnh và đôi khi có mưa nhỏ, nhưng với cách đó em bé 3 tuổi đã đi tới tận Mộc châu, sang tận biên giới Lào để xem cánh đồng hoa thuốc phiện

4. Trang bị hợp lý:

- Quần áo đi xe máy chuyên dụng ( bộ five seasons ) : nếu bạn định đi du lịch bằng xe máy thì nên mua bộ này. Giá 200 000 đ / bộ ( cả áo & quần ). Nó rất dày dạn, chống mưa gió tốt, có các bọc đầu gối, khớp tay. Nó có nhiều lớp và có thể tách ra dễ dàng. Nó cũng có rất nhiều túi phù hợp. Nó không bắt bụi bẩn, một bộ là có thể mặc đi cả tuần. Mặc lại rất thoáng, khi đi ở vùng nóng bức cũng không ngại. ( Các bạn đi Tây bắc đã biết, lòng chảo Điện biên là nơi nóng bức kinh người, đôi lần chúng tôi qua đó, ở HN thì đang rét căm căm đến 15-20 độ mà lên Điện biên, nắng rực rỡ như mùa hè, nhiệt độ lên tới trên 30 độ ). Nếu không có bộ này thì có thể mặc quần bò dày khi đi đường. Khi đó nên có thêm bọc đầu gối, Có thể mua cái bọc khớp tay , chân của Tàu bán ở Trịnh Hòai đức hay các hàng bán đồ thể thao. Một mặt nó bảo vệ khớp ( là chỗ mình hay chống xuống lúc bị ngã ) mặc khác khi đi trời lạnh thì bọc khớp sẽ giữ ấm rất tốt. Có thể mua quần áo ở địa chỉ sau:

o Hanoi Tower.
o 445 Kim Mã.
o Lãn Ông ( cửa hàng có tên tiếng Nga ) góc phố Lương Văn Can ( mặc cả nhiều )
o Đối diện KS Melia.

- Giầy đi xe máy chuyên dụng: thật ra tốt nhất là một đôi giày cổ cao, đế cứng,da trơn. Cổ cao cho ấm áp, ngăn mưa và gió làm lạnh chân. Đế cứng, đi trên đường núi rất nhiều lúc phải chống chân xuống đường, nếu giầy đế mềm thì bị thương dễ dàng ( giày đế mềm như giày thể thao, giày ba ta, các loại giày thời trang.. ), hơn nữa, nếu phải chống chân thì với giày đế cứng ta có thể rất yên tâm mà đạp xuống đường đá lổn nhổn. Da trơn đế không bắt nước. Nếu ta đi giày da lộn, dễ bị bám nước, đi lâu trên đường đôi giày trở nên ẩm ướt và khó chịu.

o Ở Hà nội có thể mua ở Hàng dầu
o Ở TP HCM mua ở phố Lý Chính Thắng ( đoạn đầu ngã 7 ) có rất nhiều loại giày này, giá chừng 200 000 đ.

- ủng nilon. Loại này bán nhiều ở các siêu thị. Khi trời mưa và phải đi trên đường lâu, loại này rất tốt , nói ngăn nước mưa không ngấm vào giày. Mỗi người nên có 2-3 túi. Giá khoảng 3000 đ / túi. Đôi khi chúng ta phải lội suối, chúng ta đi một đôi tất vào chân, đi ủng nilon ra ngoài sau đó đi vào giày, sẽ giúp không bị ướt chân. Lưu ý khi hành quân mùa đông, ướt chân là điều rất nguy hiểm vì nó làm giảm sức đề kháng của tòan cơ thể và dễ bị ốm.

- Mũ xe máy. Mũ là thứ buộc phải có. Nên dùng mũ có cằm vì với loại không cằm khi bạn ngã thì nó không bảo vệ được mặt bạn đâu. Đừng coi thường cái khóa, trước khi lên đường nên kiểm tra lại những cái khóa xem có chắc chắn hay không. Chúng tôi đi đã nhiều và cũng không ít lần ngã, mỗi lần ngã là lại một lần mang ơn cái mũ. Bây giờ trên các mũ đều có những vết xước to và sâu. Chắc chắn nếu không có nó thì chúng tôi đã gặp nhiều rắc rối. Nếu bạn định đi nhiều thì nên mua hẳn một cái loại tốt.
Những thứ đồ nêu trên là những thứ cá nhân tối cần thiết với một chuyến đi dài bằng xe máy. Trước khi khởi hành, chúng tôi đều kiểm tra lại những đồ trên với mọi cá nhân. Nếu ai thiều hoặc không đảm bảo ( đặc biệt là mũ ) thì chúng tôi dùng ngay tại hàng bán mũ và yêu cầu người đó phải mua thì mới cho đi.

- Bếp ga du lịch loại nhỏ ( bằng bàn tay )giá 150 000 đ - Siêu thị Foodcomart 1 đường 3/2 TPHCM hoặc trong chợ Dân sinh. hoặc có thể mua cồn đặc ở các siêu thị giá ~ 5000 đ
- Đi kèm với bếp ga là bộ nồi nhỏ, thịt hộp, mì ăn liền… Những đồ này chỉ dùng khi thực sự cần ( lúc bạn không thể kiếm được hàng ăn mà đã đến bữa hoặc lúc hạ trại ở nơi có cảnh đẹp)
- Lều : thuê trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hanoi.
- Túi ngủ : mua ở hàng bán đồ lều, balo, túi ngủ.
- Lều và túi ngủ có thể mua ở khu Phạm Ngũ Lão, TPHCM
- Đồ nghề sửa xe. Giá khoảng 200-300 000 đ Cần có :
o Bơm xe, bộ tròng mở lốp
o Săm
o Miếng vá xe.
o Clê các loại
o Bugi đủ cho mỗi xe 1 cái.
o Xe nam: dây côn, tay côn.
o Keo 502, một ít cát khô mịn hoặc bột đá
o Dây kéo xe. 10-15 m Dây dù
o Dây buộc đồ loại tốt: 3500 đ
- Máy ảnh , đèn , chân máy, phim 200 hoặc 400.
- Máy quay phim.
- Bản đồ địa hình chi tiết ( nhiều chỗ tới 25000) nghĩa là chi tiết tới từng cái ngõ ở trong khu vực: Nhà xuất bản bản đồ - Nguyễn Chí Thanh – Hà nội.
- Đồng hồ ( gồm địa bàn, đo nhiệt độ, độ cao, áp suất khí quyển ). Casio, giá khoảng chừng 150-200 USD tùy model , bán ở các hiệu đồng hồ Casio.
- Dao díp VictorInox: giá khoảng 200-500 000 đ tùy loại, các cửa hàng Victor Inox.
- Đèn pin (đeo trán): có loại đèn rất tiện (Tikka - dùng Led phát sáng nên rất tiết kiệm. Tôi dùng 3 pin AAA mà đến hai tháng rồi không hết điện ( thời gian dùng 3 pin này của nó là trên 100 giờ ). Cái này phải gửi mua ở HongKong, giá khoảng 30 USD. – xem trang web: www.petzl.com
HAY CÁC BẠN RA HIỆU BÁN ĐỒ DÀNH CHO CẮT TÓC MUA 1 ĐÈN ĐEO TRÁN (ĐỂ LẤY RÁY TAY) RỒI KÉO DÂY VÔ BÌNH XE, CÁCH NÀY TIẾT KIỆM, CHỈ TỐN KHOẢNG 10.000 Đ..
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
PHẦN 3: VẬT DỤNG KÈM THEO
- Máy bộ đàm ( walkie talkie ) Motorola, tầm phát sóng 3.6 Km tối ưu, giá 40 USD, mua ở Walmart.com
- GPS : hỏi bạn GPS để được tư vấn tốt hơn.
- THuốc : những thứ thuốc cấn có:
o C sủi: mỗi người cần uống 1 viên / ngày trong suốt hành trình.
o Salon gel: ngày đầu tiên đi thường rất mỏi, dùng Salon gel
o Các loại thuốc đau bụng, cảm, dầu gió…
o Bông băng, một vài cái xa ranh.
o Thuốc sát trùng
o Thuốc bỏng ( mỡ trăn là tốt nhất )
o Thuốc tím hoặc thuốc lọc nước Bayer.
- Áo mưa loại tốt.
- Găng tay da ( miền Bắc, mùa đông )
- Găng tay cao su hoặc nilon. Miền Bắc, mùa đông, khi đi gặp trời mưa thì lồng găng tay da vào găng tay cao su để chống nước. ( mua ở nhà thuốc )
- Tấm trải ( mua ở các siêu thị trong TPHCM rất sẵn )
- Đài CD ( loại secondhand, giá 400-500 000 đ , mua ở chợ trời HN hoặc khu Huỳnh Thúc Kháng, HCMC)
- Nên mang những đồ văn phòng phẩm lặt vặt không dùng đến để cho trẻ em dân tộc gặp trên đường.
- Những đồ nói trên là những trang bị chúng tôi thường mang theo trong các chuyến đi ở Miền BẮc, mùa đông, chuyến đi dài từ 10 ngày trở lên, hành trình > 1 500 km vào những khu vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên các bạn có thể lược bớt đi cho phù hợp với hành trình của mình.
- Phích nước nóng Inox ( 100-200.000 đ ) tại các siêu thị: Không gì bằng khi có một tách café hoặc trà nóng ở trên đường, nghỉ chân ở những chỗ phong cảnh đẹp.
- Ống nhòm, một máy tính nhỏ.
- Khẩu trang: đi đêm hoặc lúc mưa nhỏ không nên kéo kính ở mũ bảo hiểm. Nên đeo một cái khẩu trang cho ấm mũi.
- Một hộp tăm cho cả đoàn
- Máy sấy tóc: Để sấy tóc và sấy giầy ướt khi cần
- Một bộ domino, cờ… dễ chơi.
- Một cái còi để làm hiệu lệnh.
- NHãn dán lên mũ xe : tạo hình ảnh và khí thế cho cả đội

Tác già:
Mã:
 [URL]http://www.taybacgroup.com.vn/default.aspx?g=posts&t=41[/URL]
http://www.taybacgroup.com.vn/default.aspx?g=posts&t=41
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên