Giúp việc nhà tại TPHCM, giá 35.000VND/giờ nhanh chóng được việc 4/21/2013 9:11:58 PM 921691

G
Bình luận: 0Lượt xem: 1,273

gvtheogioC

Tài xế O-H
Giúp việc nhà tại TPHCM, giá 35.000VND/giờ nhanh chóng được việc 4/21/2013 9:11:58 PM 921691

TKT là công ty chuyên cung cấp dịch vụ GIÚP VIỆC NHÀ tại tpHCM, giá 35.000VND/giờ. Website: tietkiemthoigian.vn

Chúng tôi cung cấp NGƯỜI GIÚP VIỆC NHÀ tại tpHCM theo giờ với giá 35.000VND/giờ

Những người giúp việc của chúng tôi: thật thà, tận tụy, thân thiện

Quý Khách hàng xin liên hệ: 08.66.830.930 - 08.66.830.931 hoặc Email: hotline@tietkiemthoigian.vn

Chúng tôi kính mong Quý khách có nhiều thời gian hơn cho mỗi ngày của mình để làm được nhiều hơn, đam mê được nhiều hơn.

Và xin hãy để Dịch vụ GIÚP VIỆC NHÀ của Chúng tôi giúp bạn làm điều đó

TKT Company,
Điện thoại 08.66.830.930 | Email: info@giupviectheogio.vn | Website: giupviectheogio.vn
Địa chỉ: 178/11, đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Chi tiết xin xem thêm tham khảo

P.A - Personal Assitant tên mới cho người giúp việc
PA là viết tắt của từ tiếng Anh Personal Assistant - người làm công việc hỗ trợ cá nhân. PA lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ từ những năm 1970, sau đó lan rộng sang Canada, Châu Âu và Châu Á.
Ở Việt Nam, PA ra đời xuất phát từ dự án “Sống tự lập dành cho người khuyết tật" của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này nhằm giúp người khuyết tật thay đổi suy nghĩ, tự quyết định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
1. Định nghĩa P.A
Theo định nghĩa của người trong cuộc, công việc của một PA là hỗ trợ thân chủ để họ có thể tự mình làm được những công việc như đi chợ, nấu ăn hay đi học, đi làm. Ngoài ra, PA còn là người bạn, người giup viec nha đồng hành cùng người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày.
Cậu bé Lê Minh Duy, một trong những người khuyết tật được chọn tham gia dự án sống tự lập, nói: "Một trong những điều tuyệt vời nhất của dự án sống tự lập là chương trình cung cấp dịch vụ PA để cùng đồng hành với người khuyết tật trong cuộc sống. Từ khi có PA, em cảm thấy mình chủ động hơn trong mọi việc và tự tin hơn trước đám đông. Em đã làm được những việc mà trước tưởng chừng không làm được. Cảm giác cùng PA đi đến những nơi mình thích, khám phá ra bao điều mới mẻ thật tuyệt vời..."


Hình minh họa

2. Những PA đang hỗ trợ những người khuyết tật tham gia sinh hoạt cộng đồng
Cùng quan điểm với Minh Duy, chị Mỹ Thương (bị bệnh bại não bẩm sinh) cũng chia sẻ: Tôi có thể đi chợ với PA, tự lựa chọn những thứ mình thích và nấu những món ăn ngon cho gia đình là điều mà trước kia tôi chưa từng nghĩ là mình sẽ làm được...
Có thể nói công việc của những PA không phải là những gì quá “to tát” nhưng nó là sự chắp nhặt những việc làm giản dị nhất nhưng cũng thật thiêng liêng và có ý nghĩa nhất. Bởi còn điều gì ý nghĩa hơn khi có thể đem lại niềm vui sống, sự tự tin cho người khác?
“Công việc PA không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc được nhờ vả mà còn phải hiểu nhu cầu tâm sinh lý cũng như tâm tư, tình cảm của thân chủ để đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt nhất”, quan niệm của chị Lê Thị Ngọc, một PA rất được yêu mến bởi các bạn khuyết tật tham gia trong dự án SĐL. Tuy nhiên, PA ở Việt Nam chưa được công nhận là nghề chính thức
Chị Võ Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm DRD, cho biết: "Hiện tại, nhu cầu sử dụng dịch vụ PA của người khuyết tật rất lớn, nhất là với những đối tượng nặng nhưng công việc này khó có thể phát triển rộng rãi. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, đang tồn tại cách nghĩ đánh đồng PA là người giúp việc đã tác động về mặt tâm lý khiến nhiều người còn ngần ngại đến với công việc này.


Hình minh họa

3. PA chưa được coi là 1 nghề
PA cũng chưa được công nhận là nghề chính thức ở Việt Nam. Mặt khác, PA hiện tại làm theo giờ, thời vụ và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của người khuyết tật nên mức thu nhập không ổn định".
Chị Võ Hoàng Yến đang phát biểu tại Hội thảo tổng kết một năm thực hiện dự án Sống độc lập. Ảnh: Thanh Loan
Trong khi đó, tại Nhật Bản và nhiều nước phát triển khác đều công nhận PA là một nghề chính thức, hơn thế nữa đó là một nghề đầy tính nhân văn, rất được xã hội tôn trọng.
Ở Nhật, những ngươi làm PA được chính phủ quan tâm, có chính sách và chế độ hỗ trợ để phát triển. Người khuyết tật khi sử dụng dịch vụ PA chỉ chi trả 10% chi phí.
Nhưng tại Việt Nam, công việc này khá mới mẻ, nhiều người khuyết tật chưa thể tiếp cận với dịch vụ. “Lo lắng lớn nhất của những người thực hiện dự án sống tự lập là khó lòng mở rộng được mô hình này nếu không có đủ kinh phí và nguồn nhân lực. Vì hiện nay, để hỗ trợ 5 người khuyết tật sống tự lập, trung tâm cần từ 5 - 10 PA tình nguyện và một nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Hiện kinh phí này có các tổ chức quốc tế hỗ trợ, nhưng nguồn nhân sự thực sự là bài toán khó”, kết luận của Giám đốc Trung tâm DRD.
Thiết nghĩ, Chính phủ nên có những kế hoạch và chính sách hỗ trợ về nhân lực và tài chính để có thể giúp xã hội thay đổi cách nhìn nhận về người khuyết tật, giúp họ được hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn nữa và có nhiều cơ hội được sống, được làm việc, được cống hiến phù hợp với sức khỏe và năng lực của mình...


Hình minh họa

(TKT Company - Profesional Home & Office care service)
Theo: Thanh nien thu do
Sưu tầm: TKT Company (Professional Home & Office service care service)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên