Hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử (ESA)

Phạm Vỵ
Bình luận: 45Lượt xem: 19,557
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Hệ thống đánh lửa điều khiển theo chương trình có góc đánh lửa sớm được điều khiển bằng một chương trình tính toán được thiết lập trong một máy tính điện tử, được bố trí trên xe gọi là ECU. Góc đánh lửa sớm được tính toán thông qua tín hiệu vào ECU từ các cảm biến ghi nhận từ động cơ, từ các tín hiệu này ECU sẽ tính toán đưa ra góc đánh lửa sớm tối ưu phù hợp với điều kiện lầm việc hiện tại của động cơ.

Hình 1: Cấu tạo của hệ thống đánh lửa với cơ cấu điều khiển góc đánh lửa
sớm bằng điện tử
Công dụng của các cảm biến em xin được bỏ qua không nhắc đến ở đây, vì các bạn ở trên đã đề cập hết rồi. Em xin đi vào vấn đề chính luôn ạh
Việc điều khiển đánh lửa theo chương trình được chia thành 2 giai đoạn cơ bản:
+Điều chỉnh đánh lửa khi khởi động.
+Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động.


Điều khiển đánh lửa khi khởi động:

Hình 2: Điều khiển đánh lửa khi khởi động
Điều khiển đánh lửa khi khởi động được thực hiện sau khi ECU nhận được tín hiệu NE. Thời điểm này tương ứng với góc đánh lửa ban đầu d-bd=5-15 độ được lưu sẳn trong bộ nhớ. Khi có tín hiệu khởi động mạch chuyển đổi trạng thái (có thể nằm trong hoặc ngoài ECU) sẽ nối đường IGT được điều khiển bởi BACKUP IC (IC dự trữ) thông qua 2 tín hiệu G và NE. Nếu động cơ đã nổ thì IGT sẽ nối sang vị trí AFTER ST (sau khởi động) và việc điều chỉnh gocs đánh lửa sớm được thực hiện bởi ECU.

Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động:

Hình 3: Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động
Sau khi khởi động, ECU sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến và hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm tùy theo chế độ làm việc của động cơ. Các hiệu chỉnh khác nhau (dựa trên tín hiệu từ các cảm biến có liên quan) được thêm vào góc thời điểm đánh lửa ban đầu và góc đánh lửa sớm cơ bản.
Góc đánh lửa sớm thực tế khi động cơ hoạt động được xác định bằng công thức sau:
d = dbd + dcb + dhc
Trong đó:
d - góc đánh lửa sớm thực tế
dbd - góc đánh lửa sớm ban đầu
dcb - góc đánh lửa sớm cơ bản
dhc - góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh

Hình 4: Góc đánh lửa sớm thực tế

Góc đánh lửa cơ bản d-cb:
Được xác định theo tốc độ và tải của động cơ và được lưu sẳn trong bản đồ bộ nhớ ECU.


Hình 5: Bản đồ góc đánh lửa sớm cơ bản

Hình 6: Bảng tham chiếu (look-up table) góc đánh lửa sớm phụ thuộc tốc độ động cơ

Góc đánh lửa hiệu chỉnh d-hc:
Là tổng tất cả góc đánh lửa theo điều kiện làm việc của động cơ sao cho động cơ làm việc tối ưu. Việc hiệu chỉnh góc đanh lửa sớm theo động cơ được thực hiện theo các yếu tố sau:
+Hiệu chỉnh theo nhiệt độ đông cơ.
+Hiệu chỉnh ổn đinh không tải.
+Hiệu chỉnh phản hồi tỉ lệ khí- nhiên liệu.
+Hiệu chỉnh kích nổ.
+Hiệu chỉnh góc ngậm điện.
+Hiệu chỉnh bù độ cao....

=Hiệu chỉnh theo nhiệt độ động cơ
- Tín hiệu liên quan đến hiệu chỉnh này là tín hiệu nhiệt độ nước làm mát THW.
- Khi nhiệt độ động cơ nằm trong khoảng -20-60 độ C, gó đánh lửa sớm được hiệu chỉnh từ 0-15 độ.
- Khi nhiệt độ động cơ nằm < -20 độ C, góc đánh luaw sớm cũng chỉ được cộng thêm 15 độ. Sỡ dĩ phải tăng góc đánh lửa sớm lúc động cơ nguội là vì ở nhiệt độ thấp tốc độ cháy chậm nên phải kéo dài thời gian để nhiên liệu cháy phát huy tối đa công suất của động cơ.
- Khi nhiệt độ động cơ vào khoảng 60-110 độ C thì ECU không thực hiện sự hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ.

Hình 7: Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ
- Trong trường hợp nhiệt độ động cơ >110 độ C sẽ dể gây ra hiện tượng kích nổ và tăng hàm lượng NOx trong khí thải vì vậy ECU sẽ diều khiển góc đánh lửa sớm xuống một góc tối đa 5 độ.

=Hiệu chỉnh ổn định không tải
- Tín hiệu liên quan đến hiệu chỉnh này là:
+Tốc độ động cơ NE
+Vị trí bướm ga VTA
+Tốc độ xe SPD

Hình 8: Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm ở chế độ cầm chừng.
- Khi động cơ ở chế độ không tải thì sẽ dao dộng ở tốc độ không tải chuẩn, ECU sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa để ổn định tốc độ đông cơ.
- Nếu tốc độ động cơ giảm xuông dưới tốc độ chuẩn, ECU sẽ điều chỉnh góc đánh lửa sớm lên, và khi tốc độ quá cao ECU sẽ giảm góc đánh lửa sớm.
- Góc đánh lửa sớm được thay đổi tối đa xấp xỉ (+_)5 độ bởi hiệu chỉnh này.

=Hiệu chỉnh phản hồi tỉ lệ khí - nhiên liệu
- Tín hiệu liên quan đến hiệu chỉnh này gồm:
+Cảm biến oxy OX
+Vị trí bướm ga VTA
+Tốc đọ xe SPD
-Trong quá trình phản hồi tỉ lệ khí-nhiên liệu, tốc độ động cơ thay đồi theo sự tăng hay giảm lượng phun nhiên liệu. Động cơ đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi tỉ lệ khí nhiên liệu khi nó chạy không tải, nên để chế độ không tải ổn định ECU sẽ làm sớm thời điểm đánh lửa để phù hợp với tỉ lệ khí-nhiên liệu.
-Góc thời điểm đánh lửa được làm sớm lên tối đa khoảng 5 độ bởi hiệ chỉnh này.

=Hiệu chỉnh tránh kích nổ
-Tín hiệu liên quang đến hiệu chỉnh này là: Tín hiệu kích nổ KNK
-Khi động cơ làm việc bình thường thì các xung dao động rất nhỏ, khi xảy ra hiện tượng kích nổ các xung này sẽ dao động với biên độ lớn và truyền tới ECU, ECU sẽ điều chỉnh và giảm góc đánh lửa sớm.
-Quá trình kiểm soát kích nổ diển ra trong một chu trình kín, hiện tượng kích nổ chỉ xay ra ở một vài xy lanh. Vì vậy dựa vào thời điểm kích nổ và vị trí trục khuỷu mà ECU nhận biết xy lanh đã cháy và xảy ra hiện tượng kích nổ.
-Việc hiệu chỉnh góc đánh lửa cho quá trình kích nổ chỉ thực hiện ở xy lanh này để ít ảnh hưởng đến công suất động cơ.
-Việc giảm giảm góc đánh lửa sớm được thực hiện từng góc nhỏ theo từng chu kỳ của từng xy lanh cho đến khi hiện tượng kích nổ chấm dứt thì ECU từng bước tăng dần góc đánh lửa sớm. Nếu không còn kích nổ thì góc đánh lửa sớm trở về tối ưu.

Hình 9: Hiệu chỉnh tránh kích nổ
-Hiện tượng cháy kích nổ còn xảy ra khi dùng các loại xăng khác nhau, ECU được lưu các dữ liệu tương ứng với các loại xăng. Khi dùng loại xăng khác chỉ cần thay đổi vị trí giắc cắm được bố trí trên xe.

=Hiệu chỉnh góc ngậm điện
-Tín hiệu liên quan đến hiệu chỉnh này:
+Tín hiệu điện áp Ăc quy +B
+Tín hiệu tốc độ động cơ NE
-Góc ngậm điện này phụ thuộc vào hiệu điện thế ắc quy và tốc độ động cơ. Khi khởi động hiệu điện thế ăc quy bị giảm và gây sụt áp. Vì vậy ECU sẽ điều khiển tăng thời gain ngậm điện nhằm mục đích đảm bảo dòng điện trong cuộn thứ cấp luôn luôn đạt đến giá trị ổn định trước khi các Transitor ở trạng thái ngắt.
-Ở tốc độ thấp do thời gain tích lũy dài (góc ngậm điện lớn) gây lãng phí năng lượng và làm nóng biến áp đánh lửa nên ECU sẽ giảm bớt thời gian ngậm điện xuống để tránh hiện tượng trên.
-Trong trường hợp dòng sơ cấp vẫn tăng cao hơn giá trị ổn định, bộ phận hạn chế dòng sẽ làm việc và giữ dòng sơ cấp không thay đổi.

Hình 10: Bản đồ góc ngậm điện
-Việc điều chỉnh góc ngậm điện được thực hiện trong ECU động cơ. Góc ngậm điện tối ưu được lưu sẳn trong bộ nhớ của ECU.


Tóm lại, yếu tố chính để ECU vẫn là Bản đồ hiệu chỉnh góc đánh lửa cơ bản, các yếu tố khác đóng vai trò bổ sung để cho thời điểm đánh lửa tối ưu. Căn cứ theo hình 5 và 6. Tại một thời điểm xác định, ví dụ một góc tối ưu 35 độ. Thì ECU sẽ đối chiếu với bản đồ hiệu chỉnh cơ bản đã được tính toán sẳn, cùng lúc đó xác định tốc độ động cơ, vị trí điểm chết, rồi kết hợp với các yếu tố khác, từ đó đưa ra góc đánh lửa tối ưu nhất. Lưu ý rằng tín hiệu tốc độ động cơ và tín hiệu điểm chết luôn là điều kiện tiên quyết để ECU tính toán.

Hình 11:
Em có vài phân tích như vậy, mong thầy cho em ý kiến để hoàn thiệt hơn ạh
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Con xin trả lời thêm:
-Vấn đề xác định góc đánh lửa sớm tối ưu ở các chế độ hoạt động của động cơ thỳ ECU đã thực hiện quá trình tính toán, nhà cháu xin ko nói lại cái này nữa.

Giờ vấn đề là đã xác định xong một góc ví dụ là 25 độ.thỳ làm thế nào để biết nó đến góc đó để mà đánh lửa.
Con sũy nghĩ thế này : Cảm biến Ne và G gửi tín hiệu về ECU dưới dạng các xung.tùy thuộc vào từng động cơ mà mỗi xung tương ứng với bao nhiêu độ góc quay trục khuỷu.Như vậy ứng với bao nhiêu xung mà ECU nhận được thỳ nó sẽ biết được vị trí mà trục đang ở vị trí nào.tính toán ra còn bao nhiêu xung nữa để đến vị trí trước điểm chết trên là 25 độ, để mà gửi tín hiệu IGT.


Cái này nói lên được , khu vực có 2 răng khuyết được lấy làm mốc để tính toán góc trước điểm chết trên.

Nhà cháu mới chỉ được học qua , và chưa hiểu sâu được.mong thầy và các cụ chỉ bảo thêm ạ .

Hoan hô kinglove cố lên! Em đẫ hiểu yêu cầu câu hỏi và đã "mon men" đến trước "thềm" câu trả lời rồi đấy. Hãy tư duy thêm nhé! giả sử đã có cặp đặc tính G và Ne như em minh họa, vậy em giải tiếp bài toán bằng cách tự mình lập luận để làm thế nào xác định cho được góc đánh lửa sớm đã định đó. (Mình xác định được tức là ECU xác định được).
Gợi ý tiếp: Hãy chú ý các mốc đặc biệt giữa G và Ne với ĐCT.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
[/QUOTE] Em có vài phân tích như vậy, mong thầy cho em ý kiến để hoàn thiệt hơn ạh[/FONT][/SIZE][/QUOTE]

Em đọc bài thầy trao đổi với kinglove sẽ thấy yêu cầu của câu hỏi và gợi ý câu trả lời.
Cám ơn em!
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Nguyên văn bởi Born-@
Em có vài phân tích như vậy, mong thầy cho em ý kiến để hoàn thiệt hơn ạh

Em đọc bài thầy trao đổi với kinglove sẽ thấy yêu cầu của câu hỏi và gợi ý câu trả lời.
Cám ơn em!
 

sirduyduc

Tài xế O-H
tất tần tật lý thuyết cơ bản các cụ chém cả rùi, nên nhà cháu xin "hóng" mấy dòng ngăn ngắn thui ạ!
góc đánh lửa sớm tối ưu được ECU sử dụng để điều khiển đánh lửa khi nó phát hiện ra sự bất thường hay không nhận được tín hiệu G , NE
còn cách mà ECU gửi đi tín hiệu điều khiển đánh lửa, chỉ nằm gói gọn trong việc đếm số răng, số xung của bộ tạo tín hiệu G và NE.
bộ tạo tín hiệu có bao nhiêu răng, ứng với 720 độ góc quay trục khuỷu, mỗi răng đếm được sẽ ứng với bao nhiêu độ, qua việc đếm số răng này, công việc mà ECU phải làm chỉ còn lại là "tính nhẩm" cộng trừ xem còn bao nhiêu răng nữa là đến góc đánh lửa đã định.
nhà cháu nghĩ đơn giản thế, còn lại xin để sớm mai tỉnh táo hóng các cụ và suy nghĩ tiếp ạ! :)
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
tất tần tật lý thuyết cơ bản các cụ chém cả rùi, nên nhà cháu xin "hóng" mấy dòng ngăn ngắn thui ạ!
góc đánh lửa sớm tối ưu được ECU sử dụng để điều khiển đánh lửa khi nó phát hiện ra sự bất thường hay không nhận được tín hiệu G , NE
còn cách mà ECU gửi đi tín hiệu điều khiển đánh lửa, chỉ nằm gói gọn trong việc đếm số răng, số xung của bộ tạo tín hiệu G và NE.
bộ tạo tín hiệu có bao nhiêu răng, ứng với 720 độ góc quay trục khuỷu, mỗi răng đếm được sẽ ứng với bao nhiêu độ, qua việc đếm số răng này, công việc mà ECU phải làm chỉ còn lại là "tính nhẩm" cộng trừ xem còn bao nhiêu răng nữa là đến góc đánh lửa đã định.
nhà cháu nghĩ đơn giản thế, còn lại xin để sớm mai tỉnh táo hóng các cụ và suy nghĩ tiếp ạ! :)

Em đã đọc hết lượt các bài trao đổi về vấn đề này chưa vậy? Lý thuyết là như vậy, nhưng yêu cầu của câu hỏi là phải trình bầy được cụ thể các bước để xác định được góc đánh lửa sớm cụ thể cơ mà. Cám ơn em!
 

sirduyduc

Tài xế O-H
kính Thầy, kính các cụ!
nhà cháu mạnh dạn trả lời tiếp câu hỏi.
xin phép Thầy cho em dẫn dắt vài ý:
chúng ta đều biết, điều khiển thời điểm đánh lửa, có 2 giai đoạn: khi khởi động và sau khởi động.
khi khởi động, do tín hiệu không rõ ràng nên ECU sẽ sử dụng góc đánh lửa sớm ban đầu để điều khiển, cái này là cố định với từng loại động cơ (5,7,10,...độ BTDC) và không phụ thuộc vào các cảm biến. còn ECU nhận biết việc động cơ đang khởi động có thể dựa vào tín hiệu NE báo tốc độ vòng quay động cơ lúc đó là nhỏ hơn khoảng 500 vg/ph, hoặc tín hiệu STA của máy khởi động.trong giai đoạn này ECU sử dụng IC dự phòng để tạo góc đánh lửa sớm ban đầu.
sau khi khởi động,việc điều khiển góc đánh lửa sớm lúc này bao gồm cả góc đánh lửa sớm ban đầu, góc đánh lửa sớm cơ bản và đánh lửa hiệu chỉnh, lúc này ECU lấy thông tin từ vi xử lý. tất cả các thông tin từ cảm biến gửi về được tổng hợp lại.và ECU căn cứ vào đó để tính ra góc đánh lửa thực tế.
bây giờ, tổng quát lại, giả sử ECU đã tính ra góc đánh lửa thực tế là 25 độ BTDC rồi, vậy làm thế nào nó xác định được thời điểm 25 độ BTDC đã tới để tiến hành ra lệnh đánh lửa?
em xin giải thích vấn đề này như sau: ECU chỉ hiểu được tín hiệu số, vì thế việc nó nhận biết để bắt chuẩn thời điểm "25 độ" cũng dựa vào tín hiệu số mà nó đọc.
cái đầu tiên phải nói đến là thứ tự công tác của các máy, ECU sẽ lấy máy 1 làm chuẩn và thực hiện trình tự đánh lửa tại các máy theo thứ tự công tác của động cơ.
cái thứ hai là việc đếm số xung của bộ tạo tín hiệu G,NE :

khoảng cách mỗi xung tương ứng bào nhiêu độ?qua việc đếm đó, mốc 25 độ BTDC sẽ được vi xử lý nhận biết và gửi tín hiệu dạng số đến để ECU điều khiển đánh lửa:
lúc này tín hiệu ECU nhận được sẽ có dạng:

ECU thực hiện đánh lửa tại 25 độ BTDC ứng với tín hiệu số 1=ON
vậy, theo ý hiểu của em, đáp án câu hỏi cuối cùng là việc ECU đọc tín hiệu số mà nó nhận được để nhận biết đã đến thời điểm đánh lửa mà nó đã tính toán hay chưa. khi thời điểm đánh lửa đến, nó sẽ nhận được tín hiệu 1, còn khi góc không phải 25 độ BTDC, tín hiệu nó nhận được sẽ là 0. và căn cứ vào thứ tự công tác, nó sẽ đánh lửa cho máy số mấy(lấy máy 1 làm chuẩn) và khi nào lại lặp lại cho máy đó.

sai đúng ra sao, xin Thầy và các cụ chỉ bảo để em tìm hiểu tiếp ạ!
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Em xin bổ sung cho câu trả lời của em ở trên. Trước tiên, em xin có đôi lời tự bạch ạh. Em chưa học về ECU nhiều, cũng chưa từng đụng đến nó. Cái em phân tích về ECU ở đây là em dựa trên những kiến thức rất ít ỏi về nó, kết hợp với cách hiểu của em... Nên trong diễn đạt sẽ có chổ sai sót. Kính mong sự góp ý nhiệt tình của thầy để em có thể hoàn thiện mình hơn ạh

_________________________________________________________________________________
Em xin lấy cái này để làm cở sở cho phân tích của mình:
_Tín hiệu NE được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc của trục khuỷu và tốc độ của động cơ. ECU động cơ dùng tín hiệu NE và tín hiệu G để tính toán thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.
_Đối với tín hiệu G, tín hiệu NE được tạo ra bởi khe không khí giữa cảm biến vị trí trục khuỷu và các răng trên chu vi của rôto tín hiệu NE được lắp trên trục khuỷu.
Hình minh họa trình bày một bộ tạo tín hiệu có 34 răng ở chu vi của rôto tín hiệu NE và một khu vực có 2 răng khuyết. Khu vực có 2 răng khuyết này có thể được sử dụng để phát hiện góc của trục khuỷu, nhưng nó không thể xác định xem đó là TDC của chu kỳ nén hoặc TDC của kỳ xả. ECU động cơ kết hợp tín hiệu NE và tín hiệu G để xác định đầy đủ và chính xác góc của trục khuỷu.
_Ngoài loại này, một số bộ phát tín hiệu có 12, 24 hoặc một răng khác, nhưng độ chính xác của việc phát hiện góc của trục khuỷu sẽ thay đổi theo số răng. Ví dụ, Loại có 12 răng có độ chính xác về phát hiện góc của trục khuỷu là 30°CA.

_Nguyên lý sinh tín hiệu điện áp trong 2 cảm biến:Dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, chiều quay Roto cùng chiều quay đồng hồ. Ta có đặc tính tín hiệu điện áp như sau.

Hình 1:Đặc tính tín hiệu điện áp​

_Trong ECU động cơ đã được thiết lập sẳn các thông số liên quan đến 2 bộ cảm biến: như số răng, tương quang số vòng quay (n-G = 2n-NE), điện áp tạo ra....
+Cảm biến NE: Truyền tín hiệu NE được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc quay của trục khuỷu và tốc độ của động cơ.
+Cảm biến G: Tín hiệu G22 được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc quay của trục cam.

_Roto cảm biến G có 3 răng [4 răng nhưng khuyết 1], mỗi răng cách nhau góc 90 độ VA. Khi roto quay cảm ứng trong cuộn dây sinh ra:
+3 dao động liên tiếp đều nhau. (0=>max=>0=>min=>0)
+1 dao động gián đoạn (thời gian lặp lại dài).
QUÁ TRÌNH LẶP LẠI, ECU sẽ ghi nhận và mã hóa thành các bộ số [Tín hiệu số], Từ đó ECU biết được góc quay Roto cảm biến thông qua nó. Cụ thể qua số xung tạo ra [Trong một vòng quay]:
Sau khi ghi nhận 3 xong, ECU sẽ quay lại từ 1.

_TƯƠNG TỰ, Roto cảm biến NE có 34 răng [36 răng nhưng khuyết 2], mỗi răng cách nhau góc 10 độ VA. Khi roto quay cảm ứng trong cuộn dây sinh ra:
+34 dao động liên tiếp đều nhau. (0=>max=>0=>min=>0)
+1 dao động gián đoạn (thời gian lặp lại dài).
QUÁ TRÌNH LẶP LẠI, ECU sẽ ghi nhận và mã hóa thành các bộ số [Tín hiệu số], Từ đó ECU biết được góc quay Roto cảm biến thông qua nó. Cụ thể qua số xung tạo ra [Trong một vòng quay]:
Sau khi ghi nhận 34 xong, ECU sẽ quay lại từ 1.

_GIẢ THIẾT: Vị trí của các Roto ( chiều quay là chiều kim đồng hồ) trên hình dưới sẽ tương ứng với:

Hình 2​
+Lúc động cơ bắt đầu khởi động.
+Đồng thời cũng là lúc piston máy số 1 bắt đầu đi xuống để thực hiện quá trình nạp.
Với những giả thiết như vậy, thì dài tín hiệu điện áp tạo ra sẽ bắt đầu từ vị trí (1) trên hình 3:

Hình 3​
Và vào thời điểm cuối nén-đầu nổ của xy lanh số 1 các roto sẽ ở vị trí như sau:
Tương ứng với thời điểm 2 trên dãi tín hiệu điện áp tạo ra. Nếu đúng theo chu trình công tác, ECU sẽ thực hiện điều khiển đánh lửa trước vị trí điểm chết trên [tức là trước thời điểm trên một góc hợp lý]. Do đó ta có thể dự đoán được "vùng đánh lửa (tối ưu)" nằm trong khoảng tương ứng (2-2') trên dải tín hiệu điện áp.
_Vấn đề còn lại là để ECU xác định chính xác thời điểm đánh lửa tối ưu. Thì trong những vòng quay đầu của động cơ, ECU sẽ ghi nhận những tín hiệu [Xung] điện áp được tạo ra từ 2 Roto cảm biến "lặp đi lặp lại theo chu kỳ".
Việc này sẽ giúp ECU xác định các Roto đã tạo ra bao nhiêu xung, => đã quay góc bao nhiêu độ (như đã lập luận ở trên). Và cũng xác định được sau bao nhiêu xung nữa, cùng với góc quay tương ứng để Roto chạm đến các vị trí đặc biệt:
_Biết trước điểm đặc biệt, muốn đánh lửa sớm bao nhiêu độ ECU chỉ việc xác định "kết hợp" số xung mà Roto đã tạo ra - Số xung còn lại, là sẽ có thời điểm đánh lửa chính xác.
_Ví dụ: Góc đánh lửa sớm là 25 độ, thì số xung còn lại trên cảm biến NE sẽ là:
[Tính lui]:
=> Góc 25 độ được xác định là vị trí chân răng giửa 31 và 32. ECU sẽ xác định ở cuối xung 31, tức là lúc tín hiệu chuyển từ min=>0.
Với những góc đánh lửa lẻ như 3, 7, ...chỉ cần ECU xác định được xung điện áp lúc đó thì sẽ tính được góc đánh lửa tương ứng.

Đó là theo cách hiểu và diễn đạt của em, mong thầy nhận xét thiệt tình ạh:8::8:
 

phanminhnhat

Học việc
Theo em hiểu thì ý của thầy yêu cầu như thế này:
"Giải thích cách ECU xác định được đâu là DCT, sau khi tính toán được góc đánh lửa, làm thế nào xác định đâu là vị trí cần đánh lửa thông qua tín hiệu G và Ne thu về"

Em xin phân tích theo cách em hiểu:

Xét loại CB G và Ne lắp trên động cơ 3S-FE của Toyota:



Do là đây loại cảm biến từ nên tín hiệu của 2 cảm biến G và Ne phát ra sẽ có dạng tương tự (hình SIN).
Do delco quay với tốc độ = 1/2 tốc độ trục khuỷu nên mỗi vòng quay của trục delco sẽ có 4 xung G sinh ra và mỗi xung cách nhau tương ứng góc quay 180 độ của trục khuỷu.
Đồng thời CB Ne sẽ sinh ra 24 xung, mỗi xung tương ứng góc quay 30 độ của trục khuỷu.

Sau đây là quá trình tạo ra điện áp xoay chiều trên CB G:


Có thể thấy tại vị trí mà răng CB gần nhất với cuộn dây thì điện áp = 0V, Vị trí điện áp cao nhất và thấp nhất đều nằm về 2 bên. Có nghĩa là nếu đặt vị trí DCT đúng ngay tại vị trí răng CB gần cuộn dây nhất thì ECU muốn xác định được DCT phải nhận biết được điểm 0V này.

ECU chỉ hiểu được tín hiệu dạng 0 hoặc 1 nên 2 xung G và Ne sẽ phải đi qua một bộ chuyển đổi để đưa về dạng số (xung vuông)


Theo em suy nghĩ thì bộ chuyển đổi sẽ chỉ lấy một phần bán kì dương của tín hiệu và bỏ đi bán kỳ âm. Lúc này bán kỳ dương sẽ nhận mức logic 1, điểm giữa 0V và bán kỳ âm sẽ có mức logic 0.
Gọi G1 và Ne1 là tín hiệu sau khi qua bộ chuyển đổi.

Bây giờ trong 1 vòng quay delco thì tín hiệu G1 sẽ có 4 lần lên mức cao đồng thời tín hiệu Ne1 sẽ có 24 lần lên mức cao.

Giả sử (delco được điều chỉnh lúc lắp lên động cơ) vị trí DCT đúng ngay tại điểm tạo ra điện áp cao nhất của CB G thì ECU chỉ cần phát hiện khi nào tín hiệu G1 lên mức cao thì đó chính là lúc piston đang ở điểm chết trên. Ngay lúc này vi điều khiển sẽ bắt đầu đếm số lần xung Ne1 lên mức cao để xác định góc đánh lửa. Trong 180 độ góc quay trục khuỷu sẽ có 6 xung Ne1 được gửi đến, mỗi xung cách nhau 30 độ góc quay trục khuỷu.

Từ đó hoàn toàn có thể xác định được trục khuỷu đang ở vị trí nào để thực hiện đánh lửa theo giá trị đã tính toán.

Nếu theo như lập luận của em thì đối với động cơ này góc quay nhỏ nhất của trục khuỷu mà ECU nhận biết được là 30 độ. Những góc dưới 30 độ cũng có thể xác định một cách tương đối bằng thời gian thông qua tốc độ trục khuỷu và xung Ne1.

=> Độ phân giải của CB càng lớn thì việc xác định góc quay trục khuỷu sẽ càng chính xác.

Ví Dụ:
Đối với những cảm biến dạng quang thường được lắp trên xe Nissan, Deawoo... thì độ phân giải lớn hơn rất nhiều, có đến 360 khoảng chia (chính xác đến 2 độ)

Trên đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân em. Rất mong được thầy và các bạn chỉ bảo thêm!
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
kính Thầy, kính các cụ!
nhà cháu mạnh dạn trả lời tiếp câu hỏi.
xin phép Thầy cho em dẫn dắt vài ý:
chúng ta đều biết, điều khiển thời điểm đánh lửa, có 2 giai đoạn: khi khởi động và sau khởi động.
khi khởi động, do tín hiệu không rõ ràng nên ECU sẽ sử dụng góc đánh lửa sớm ban đầu để điều khiển, cái này là cố định với từng loại động cơ (5,7,10,...độ BTDC) và không phụ thuộc vào các cảm biến. còn ECU nhận biết việc động cơ đang khởi động có thể dựa vào tín hiệu NE báo tốc độ vòng quay động cơ lúc đó là nhỏ hơn khoảng 500 vg/ph, hoặc tín hiệu STA của máy khởi động.trong giai đoạn này ECU sử dụng IC dự phòng để tạo góc đánh lửa sớm ban đầu.
sau khi khởi động,việc điều khiển góc đánh lửa sớm lúc này bao gồm cả góc đánh lửa sớm ban đầu, góc đánh lửa sớm cơ bản và đánh lửa hiệu chỉnh, lúc này ECU lấy thông tin từ vi xử lý. tất cả các thông tin từ cảm biến gửi về được tổng hợp lại.và ECU căn cứ vào đó để tính ra góc đánh lửa thực tế.
bây giờ, tổng quát lại, giả sử ECU đã tính ra góc đánh lửa thực tế là 25 độ BTDC rồi, vậy làm thế nào nó xác định được thời điểm 25 độ BTDC đã tới để tiến hành ra lệnh đánh lửa?
em xin giải thích vấn đề này như sau: ECU chỉ hiểu được tín hiệu số, vì thế việc nó nhận biết để bắt chuẩn thời điểm "25 độ" cũng dựa vào tín hiệu số mà nó đọc.
cái đầu tiên phải nói đến là thứ tự công tác của các máy, ECU sẽ lấy máy 1 làm chuẩn và thực hiện trình tự đánh lửa tại các máy theo thứ tự công tác của động cơ.
cái thứ hai là việc đếm số xung của bộ tạo tín hiệu G,NE :

khoảng cách mỗi xung tương ứng bào nhiêu độ?qua việc đếm đó, mốc 25 độ BTDC sẽ được vi xử lý nhận biết và gửi tín hiệu dạng số đến để ECU điều khiển đánh lửa:
lúc này tín hiệu ECU nhận được sẽ có dạng:

ECU thực hiện đánh lửa tại 25 độ BTDC ứng với tín hiệu số 1=ON
vậy, theo ý hiểu của em, đáp án câu hỏi cuối cùng là việc ECU đọc tín hiệu số mà nó nhận được để nhận biết đã đến thời điểm đánh lửa mà nó đã tính toán hay chưa. khi thời điểm đánh lửa đến, nó sẽ nhận được tín hiệu 1, còn khi góc không phải 25 độ BTDC, tín hiệu nó nhận được sẽ là 0. và căn cứ vào thứ tự công tác, nó sẽ đánh lửa cho máy số mấy(lấy máy 1 làm chuẩn) và khi nào lại lặp lại cho máy đó.

sai đúng ra sao, xin Thầy và các cụ chỉ bảo để em tìm hiểu tiếp ạ!

Vấn đề ở đây là ECU (hay em) lấy chuẩn nào, ở đâu mà đếm xung để biết còn 25 độ nữa sẽ đến ĐCT?
Em hãy lý giải chỗ này nhé! Chúc em thành công!
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em xin bổ sung cho câu trả lời của em ở trên. Trước tiên, em xin có đôi lời tự bạch ạh. Em chưa học về ECU nhiều, cũng chưa từng đụng đến nó. Cái em phân tích về ECU ở đây là em dựa trên những kiến thức rất ít ỏi về nó, kết hợp với cách hiểu của em... Nên trong diễn đạt sẽ có chổ sai sót. Kính mong sự góp ý nhiệt tình của thầy để em có thể hoàn thiện mình hơn ạh

_________________________________________________________________________________
Em xin lấy cái này để làm cở sở cho phân tích của mình:


_Nguyên lý sinh tín hiệu điện áp trong 2 cảm biến:Dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, chiều quay Roto cùng chiều quay đồng hồ. Ta có đặc tính tín hiệu điện áp như sau.

Hình 1:Đặc tính tín hiệu điện áp​

_Trong ECU động cơ đã được thiết lập sẳn các thông số liên quan đến 2 bộ cảm biến: như số răng, tương quang số vòng quay (n-G = 2n-NE), điện áp tạo ra....
+Cảm biến NE: Truyền tín hiệu NE được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc quay của trục khuỷu và tốc độ của động cơ.
+Cảm biến G: Tín hiệu G22 được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc quay của trục cam.

_Roto cảm biến G có 3 răng [4 răng nhưng khuyết 1], mỗi răng cách nhau góc 90 độ VA. Khi roto quay cảm ứng trong cuộn dây sinh ra:
+3 dao động liên tiếp đều nhau. (0=>max=>0=>min=>0)
+1 dao động gián đoạn (thời gian lặp lại dài).
QUÁ TRÌNH LẶP LẠI, ECU sẽ ghi nhận và mã hóa thành các bộ số [Tín hiệu số], Từ đó ECU biết được góc quay Roto cảm biến thông qua nó. Cụ thể qua số xung tạo ra [Trong một vòng quay]:
Sau khi ghi nhận 3 xong, ECU sẽ quay lại từ 1.

_TƯƠNG TỰ, Roto cảm biến NE có 34 răng [36 răng nhưng khuyết 2], mỗi răng cách nhau góc 10 độ VA. Khi roto quay cảm ứng trong cuộn dây sinh ra:
+34 dao động liên tiếp đều nhau. (0=>max=>0=>min=>0)
+1 dao động gián đoạn (thời gian lặp lại dài).
QUÁ TRÌNH LẶP LẠI, ECU sẽ ghi nhận và mã hóa thành các bộ số [Tín hiệu số], Từ đó ECU biết được góc quay Roto cảm biến thông qua nó. Cụ thể qua số xung tạo ra [Trong một vòng quay]:
Sau khi ghi nhận 34 xong, ECU sẽ quay lại từ 1.

_GIẢ THIẾT: Vị trí của các Roto ( chiều quay là chiều kim đồng hồ) trên hình dưới sẽ tương ứng với:

Hình 2​
+Lúc động cơ bắt đầu khởi động.
+Đồng thời cũng là lúc piston máy số 1 bắt đầu đi xuống để thực hiện quá trình nạp.
Với những giả thiết như vậy, thì dài tín hiệu điện áp tạo ra sẽ bắt đầu từ vị trí (1) trên hình 3:

Hình 3​
Và vào thời điểm cuối nén-đầu nổ của xy lanh số 1 các roto sẽ ở vị trí như sau:
Tương ứng với thời điểm 2 trên dãi tín hiệu điện áp tạo ra. Nếu đúng theo chu trình công tác, ECU sẽ thực hiện điều khiển đánh lửa trước vị trí điểm chết trên [tức là trước thời điểm trên một góc hợp lý]. Do đó ta có thể dự đoán được "vùng đánh lửa (tối ưu)" nằm trong khoảng tương ứng (2-2') trên dải tín hiệu điện áp.
_Vấn đề còn lại là để ECU xác định chính xác thời điểm đánh lửa tối ưu. Thì trong những vòng quay đầu của động cơ, ECU sẽ ghi nhận những tín hiệu [Xung] điện áp được tạo ra từ 2 Roto cảm biến "lặp đi lặp lại theo chu kỳ".
Việc này sẽ giúp ECU xác định các Roto đã tạo ra bao nhiêu xung, => đã quay góc bao nhiêu độ (như đã lập luận ở trên). Và cũng xác định được sau bao nhiêu xung nữa, cùng với góc quay tương ứng để Roto chạm đến các vị trí đặc biệt:
_Biết trước điểm đặc biệt, muốn đánh lửa sớm bao nhiêu độ ECU chỉ việc xác định "kết hợp" số xung mà Roto đã tạo ra - Số xung còn lại, là sẽ có thời điểm đánh lửa chính xác.
_Ví dụ: Góc đánh lửa sớm là 25 độ, thì số xung còn lại trên cảm biến NE sẽ là:
[Tính lui]:
=> Góc 25 độ được xác định là vị trí chân răng giửa 31 và 32. ECU sẽ xác định ở cuối xung 31, tức là lúc tín hiệu chuyển từ min=>0.
Với những góc đánh lửa lẻ như 3, 7, ...chỉ cần ECU xác định được xung điện áp lúc đó thì sẽ tính được góc đánh lửa tương ứng.

Đó là theo cách hiểu và diễn đạt của em, mong thầy nhận xét thiệt tình ạh:8::8:

Thầy có nhận xét là em đã hiểu yêu cầu của câu hỏi và hiểu cả vấn đề cần trả lời. Mặc dù diễn giải còn chưa gẫy gọn và cách giải còn dài (Giống một bài toán có nhiều cách giải thì cách giải của em hơi dài) nhưng đã có đáp số. Thày hoan nghênh tinh thần đào sâu suy nghĩ của em. Nếu có thể em cứ suy nghĩ và đưa ra cách giải khác ngắn hơn. Còn không để mọi người trả lời thêm rồi sẽ tổng kết và tặng điểm sau.
Cảm ơn em!

 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Theo em hiểu thì ý của thầy yêu cầu như thế này:
"Giải thích cách ECU xác định được đâu là DCT, sau khi tính toán được góc đánh lửa, làm thế nào xác định đâu là vị trí cần đánh lửa thông qua tín hiệu G và Ne thu về"

Em xin phân tích theo cách em hiểu:

Xét loại CB G và Ne lắp trên động cơ 3S-FE của Toyota:



Do là đây loại cảm biến từ nên tín hiệu của 2 cảm biến G và Ne phát ra sẽ có dạng tương tự (hình SIN).
Do delco quay với tốc độ = 1/2 tốc độ trục khuỷu nên mỗi vòng quay của trục delco sẽ có 4 xung G sinh ra và mỗi xung cách nhau tương ứng góc quay 180 độ của trục khuỷu.
Đồng thời CB Ne sẽ sinh ra 24 xung, mỗi xung tương ứng góc quay 30 độ của trục khuỷu.

Sau đây là quá trình tạo ra điện áp xoay chiều trên CB G:


Có thể thấy tại vị trí mà răng CB gần nhất với cuộn dây thì điện áp = 0V, Vị trí điện áp cao nhất và thấp nhất đều nằm về 2 bên. Có nghĩa là nếu đặt vị trí DCT đúng ngay tại vị trí răng CB gần cuộn dây nhất thì ECU muốn xác định được DCT phải nhận biết được điểm 0V này.

ECU chỉ hiểu được tín hiệu dạng 0 hoặc 1 nên 2 xung G và Ne sẽ phải đi qua một bộ chuyển đổi để đưa về dạng số (xung vuông)


Theo em suy nghĩ thì bộ chuyển đổi sẽ chỉ lấy một phần bán kì dương của tín hiệu và bỏ đi bán kỳ âm. Lúc này bán kỳ dương sẽ nhận mức logic 1, điểm giữa 0V và bán kỳ âm sẽ có mức logic 0.
Gọi G1 và Ne1 là tín hiệu sau khi qua bộ chuyển đổi.

Bây giờ trong 1 vòng quay delco thì tín hiệu G1 sẽ có 4 lần lên mức cao đồng thời tín hiệu Ne1 sẽ có 24 lần lên mức cao.

Giả sử (delco được điều chỉnh lúc lắp lên động cơ) vị trí DCT đúng ngay tại điểm tạo ra điện áp cao nhất của CB G thì ECU chỉ cần phát hiện khi nào tín hiệu G1 lên mức cao thì đó chính là lúc piston đang ở điểm chết trên. Ngay lúc này vi điều khiển sẽ bắt đầu đếm số lần xung Ne1 lên mức cao để xác định góc đánh lửa. Trong 180 độ góc quay trục khuỷu sẽ có 6 xung Ne1 được gửi đến, mỗi xung cách nhau 30 độ góc quay trục khuỷu.

Từ đó hoàn toàn có thể xác định được trục khuỷu đang ở vị trí nào để thực hiện đánh lửa theo giá trị đã tính toán.

Nếu theo như lập luận của em thì đối với động cơ này góc quay nhỏ nhất của trục khuỷu mà ECU nhận biết được là 30 độ. Những góc dưới 30 độ cũng có thể xác định một cách tương đối bằng thời gian thông qua tốc độ trục khuỷu và xung Ne1.

=> Độ phân giải của CB càng lớn thì việc xác định góc quay trục khuỷu sẽ càng chính xác.

Ví Dụ:
Đối với những cảm biến dạng quang thường được lắp trên xe Nissan, Deawoo... thì độ phân giải lớn hơn rất nhiều, có đến 360 khoảng chia (chính xác đến 2 độ)

Trên đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân em. Rất mong được thầy và các bạn chỉ bảo thêm!

Với bài trả lời này của em thầy có mấy nhận xét sau:
1. Đúng là em đã hiểu yêu cầu của câu hỏi.
2. Với dạng tìn hiệu G và Ne em lấy ví dụ từ động cơ 3S-FE như trên hình vẽ minh họa thì phải giải quyết kèm theo các vấn đề: - khi căn cứ vào xung vuông G1 và Ne1 thì ECU xác định được ĐCT của piston nhưng có thể đó là cuối nén đầu nổ hoặc cuối xả đầu hút, vậy làm sao để biết đâu là tầm nổ. - Cả 4 xung G có dạng như nhau thì làm thế nào để xác định được đâu là máy 1, 2, 3, 4.
3. Khi ECU đã xác định được ĐCT theo cách của em, thì đã qua thời điểm đánh lửa (vì thời điểm đánh lửa phải xẩy ra trước ĐCT) vậy làm thế nào để xác định tiếp đâu là thời điểm đánh lửa?
Cám ơn em đã quan tâm và tham gia trao đổi một vấn đề hay!

 

phanminhnhat

Học việc
Em xin trả lời tiếp.


2. Với dạng tìn hiệu G và Ne em lấy ví dụ từ động cơ 3S-FE như trên hình vẽ minh họa thì phải giải quyết kèm theo các vấn đề: - khi căn cứ vào xung vuông G1 và Ne1 thì ECU xác định được ĐCT của piston nhưng có thể đó là cuối nén đầu nổ hoặc cuối xả đầu hút, vậy làm sao để biết đâu là tầm nổ. - Cả 4 xung G có dạng như nhau thì làm thế nào để xác định được đâu là máy 1, 2, 3, 4.

Theo em trong trường hợp này ECU không cần phải nhận biết đâu là cuối nén đầu nổ hay cuối xả đầu nạp mà chức năng phân bố tia lửa đến đúng từng xilnah sẽ do bộ chia điện đảm nhận.
Giả sử thứ tự làm việc của động cơ đang xét là 1-3-4-2, ta có bảng thứ tự làm việc sau:


Khi lắp delco vào động cơ, cho máy 1 đến vị trí cuối nén đầu nổ, giả sử ta đặt thời điểm đánh lửa tại vị trí mà tín hiệu G1 ở mức cao (chưa tới DCT) như em phân tích ở bài trước (đây chính là thao tác đặt góc đánh lửa ban đầu - delta bđ ), tương ứng mỏ quẹt chia điện ở vị trí của dây cao áp máy 1.

Khi trục khuỷu quay tiếp 180 độ, xilanh 3 đang ở cuối nén đầu nổ, mỏ quẹt quay 90 độ, tương ứng vi trí đánh lửa cho máy 3.

Và sẽ tiếp tục như thế cho máy 4 và máy 2.



3. Khi ECU đã xác định được ĐCT theo cách của em, thì đã qua thời điểm đánh lửa (vì thời điểm đánh lửa phải xẩy ra trước ĐCT) vậy làm thế nào để xác định tiếp đâu là thời điểm đánh lửa?


Giả sử bộ chia điện đang ở một vị trí bất kỳ, bắt đầu đề máy.
Trục khuỷu bắt đầu quay, đồng thời răng CB G quay theo với tốc độ 1/2, ECU chỉ cần phát hiện có mức cao trên G1 sẽ phát xung IGT đến Igniter.
Ngay thời điểm G1 lên mức cao => vi điều khiển sẽ bắt đầu đếm số lần lên mức cao trên chân Ne1. Do CB Ne có 24 răng => một lần Ne1 lên mức cao tương ứng với trục khuỷu đã quay hết 30 độ.
Có thể thấy 180 độ thì sẽ có 6 lần Ne1 lên mức cao, đếm được 5 xung thì xác định được trục khuỷu đã quay được 150 độ.
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Thầy có nhận xét là em đã hiểu yêu cầu của câu hỏi và hiểu cả vấn đề cần trả lời. Mặc dù diễn giải còn chưa gẫy gọn và cách giải còn dài (Giống một bài toán có nhiều cách giải thì cách giải của em hơi dài) nhưng đã có đáp số. Thày hoan nghênh tinh thần đào sâu suy nghĩ của em. Nếu có thể em cứ suy nghĩ và đưa ra cách giải khác ngắn hơn. Còn không để mọi người trả lời thêm rồi sẽ tổng kết và tặng điểm sau.
Cảm ơn em!
_Trước tiên em xin chân thành cảm ơn lời nhận xét tận tình của thầy ạh:8:. Thật ra là em không được tìm hiểu về ECU nhiều, không hiểu cách thức mà ECU ghi nhận các tín hiêu từ các cảm biến, cũng như là kết cấu, nguyên lý, các thành phần được lập trình trong ECU như thế nào... Nên em mới chọn cách diễn giải cho bài toán đặt ra theo cách em tiếp nhận, tức là em đặt mình làm cái ECU để ghi nhận các tín hiệu cảm biến đó và diển giải nó ra.
_Trong suy nghĩ, em tưỡng tượng ECU là một "cuộn băng gốc" [Tức là đã được lập trình trước], còn các cảm biến là "cuộn băng tua", tín hiệu phát ra từ các cảm biến được đưa về đối chiếu với "cuộn băng gốc". Từ suy nghĩ đó mà em đã diễn giải như vậy.
_Em sẽ cố gắng cải thiện cách nghĩ của mình, tìm thêm tài liệu để có câu trả lời ngắn gọn hơn ạh. Em xin cảm ơn thầy...!
_Có lẽ phần thưởng lớn nhất đối với em là những lời nhận xét và chỉ bảo tận tình của thầy. Nhân trong Topic này thầy có thể giúp em hiểu hơn về ECU được không ạh. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe..!
 

sirduyduc

Tài xế O-H

em xin lấy hình vẽ trên đây để trả lời tiếp vấn đề.
tín hiệu G1 như đã minh họa sẽ cho biết góc quay trục khuỷu tiêu chuẩn xác định thời điểm đánh lửa tương ứng với TDC kỳ nén xylanh số 6
tín hiệu G2 cho biết thông tin tương tự ứng với TDC kỳ nén xylanh số 1
vị trí điện áp = 0 trên hình cho ta thông tin rằng đã gần đến điểm chết trên kỳ nén xy lanh số 6(hoặc số 1), và sau khi tín hiệu G này được gửi đi, ECU sẽ thực hiện đánh lửa ngay sau khi tín hiệu NE đầu tiên được gửi về.
khi đã xác định được góc đánh lửa đã là 25 độ BTDC thì ECU cũng lấy mốc tín hiệu G1 (hoặc G2) gửi về cung cấp thông tin gần TDC của kỳ nén xylanh số 6(hoặc số 1) và từ mốc đó bắt đầy đếm số xung NE gửi về để xác định thời điểm 25 độ BDTDC đã đến, cụ thể như trên hình, trong một vòng quay trục khuỷu có 12 xung NE, khoảng cách xung ứng 30 độ.
đó là câu trả lời về "mốc" để đếm xung
kính Thầy và các cụ chém tiếp.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em xin trả lời tiếp.



Theo em trong trường hợp này ECU không cần phải nhận biết đâu là cuối nén đầu nổ hay cuối xả đầu nạp mà chức năng phân bố tia lửa đến đúng từng xilnah sẽ do bộ chia điện đảm nhận.
Giả sử thứ tự làm việc của động cơ đang xét là 1-3-4-2, ta có bảng thứ tự làm việc sau:


Khi lắp delco vào động cơ, cho máy 1 đến vị trí cuối nén đầu nổ, giả sử ta đặt thời điểm đánh lửa tại vị trí mà tín hiệu G1 ở mức cao (chưa tới DCT) như em phân tích ở bài trước (đây chính là thao tác đặt góc đánh lửa ban đầu - delta bđ ), tương ứng mỏ quẹt chia điện ở vị trí của dây cao áp máy 1.

Khi trục khuỷu quay tiếp 180 độ, xilanh 3 đang ở cuối nén đầu nổ, mỏ quẹt quay 90 độ, tương ứng vi trí đánh lửa cho máy 3.

Và sẽ tiếp tục như thế cho máy 4 và máy 2.





Giả sử bộ chia điện đang ở một vị trí bất kỳ, bắt đầu đề máy.
Trục khuỷu bắt đầu quay, đồng thời răng CB G quay theo với tốc độ 1/2, ECU chỉ cần phát hiện có mức cao trên G1 sẽ phát xung IGT đến Igniter.
Ngay thời điểm G1 lên mức cao => vi điều khiển sẽ bắt đầu đếm số lần lên mức cao trên chân Ne1. Do CB Ne có 24 răng => một lần Ne1 lên mức cao tương ứng với trục khuỷu đã quay hết 30 độ.
Có thể thấy 180 độ thì sẽ có 6 lần Ne1 lên mức cao, đếm được 5 xung thì xác định được trục khuỷu đã quay được 150 độ.

Cảm ơn Nhật nhé! Phần bổ sung của em đã làm sáng tỏ thêm vấn đề rồi. Như vậy là cách xác định thời điểm của em cũng giống cách của Born-@, có nghĩa là lấy chuẩn ở tầm nổ chu kỳ trước.

 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Chuyên mục [Đấu trường O-H] P1: Hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử ESA đã diễn ra được đúng một tuần. Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia trả lời sôi nổi chủ đề này. Hôm nay tôi xin tổng kết và tặng điểm cho các bạn như sau:
1. Bạn born-@ được tặng 800 điểm;
2. Bạn phanminhnhat được tặng 800 điểm;
3. Bạn kinglove được tặng 400 điểm;
4. Bạn sirduyduc được tặng 400 điểm.
Đề nghị cụ khoadongluc tặng điểm cho các bạn có tên trên và đóng luôn chủ đề này lại để tôi mở chủ đề khác.
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Chuyên mục [Đấu trường O-H] P1: Hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử ESA đã diễn ra được đúng một tuần. Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia trả lời sôi nổi chủ đề này. Hôm nay tôi xin tổng kết và tặng điểm cho các bạn như sau:
1. Bạn born-@ được tặng 800 điểm;
2. Bạn phanminhnhat được tặng 800 điểm;
3. Bạn kinglove được tặng 400 điểm;
4. Bạn sirduyduc được tặng 400 điểm.
Đề nghị cụ khoadongluc tặng điểm cho các bạn có tên trên và đóng luôn chủ đề này lại để tôi mở chủ đề khác.
Con cảm ơn thầy.Đúng như lời Born nói.Điểm ko quan trọng.mà điều quan trọng là thứ bọn con nhận được trong đầu.
Con cũng đọc thêm tài liệu về vấn đề này mấy ngày hôm nay..nhưng gì con đọc được và nghĩ được thêm đều trùng với các cụ trên rồi..mà các cụ ấy còn nói hơn cả những điều con nghĩ được.Vì vậy con ko trả lời thêm..
Thầy giúp chúng con thường xuyên tạo chủ đề như thế này để sinh viên bọn con động não suy nghĩ thầy nha.
Con cảm ơn thầy!
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Có lẽ không phần thưởng nào có thế lớn hơn những điều chỉ bảo tận tình của thầy. Những điều mà em tiếp thu được sẽ giúp đở em rất nhiều trong quá trình học tập. Tưởng vấn đề đơn giản, nhưng để đào sâu và hiểu cặn kẻ là cả một vấn đề lớn. Vì vậy, em và các bạn luôn luôn mong muốn, có những topic như thế này, một là có thể hệ thống lại kiến thức của mình, hai là luyện cho mình khả năng tư duy, đào sâu vào vấn đề... Một lần nữa em cảm ơn thầy:8:
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên