Hệ thống phanh tang trống

H
hui
Bình luận: 1Lượt xem: 3,392

hui

Tài xế O-H
Điều gì xảy ra khi bạn nhấn pedan bên cạnh chân ga hoặc bấm tay phanh ? Có những nguy hiểm tiềm ẩn nào liên quan đến phanh? Đó là những câu hỏi sẽ được trả lời trong bài viết này.

Lịch sử của hệ thống phanh
Mặc dù ra đời trong cùng một khoảng thời gian nhưng phanh trống nhanh chóng vượt mặt phanh đĩa để chiếm lĩnh thị trường xe hơi 50 năm đầu thế kỷ 20. Phanh trống hiện đại do Louis Renault phát minh vào năm 1902 dù một năm trước đó Maybach đã từng ứng dụng loại phanh trống với thiết kế lạc hậu hơn.

Những hệ thống phanh trống đầu tiên sử dụng đòn bẩy, dây và cáp để điều khiển trống. Phải đến năm 1930, phanh trống thủy lực mới ra đời. Ngay cả khi đó, má phanh vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi ăn mòn và cần được điều chỉnh thường xuyên. Những năm 1950 chứng kiến sự xuất hiện của phanh trống tự điều chỉnh.

Cũng vào thời điểm đó, mọi người bắt đầu nhận ra vai trò của phanh đĩa. Chrysler là hãng xe đầu tiên ứng dụng công nghệ phanh đĩa cho những "đứa con cưng" của mình. Người Mỹ đưa ra một vài ý tưởng và tạo điều kiện cho người Anh công bố phiên bảnphanh đĩa hiện đại đầu tiên trang bị cho chiếc xe đua Jaguar C-Type.

Một giai đoạn quan trọng nữa trong quá trình cải tiến phanh chính là sự phát triển của phanh chống bó cứng. Loại phanh này giúp tài xế thoát được nguy cơ mất lái khi phanh gấp. Mọi người cho rằng loại phanh chống bó cứng do người Anh thiết kế được ứng dụng lần đầu tiên cho dòng xe Ford năm 1969.


Phanh tang trống


Nguyên tắc hoạt động của phanh trống liên quan đến bộ gót phanh hoặc má phanh có chức năng tạo ra ma sát với trống phanh nối liền bánh xe. Phanh trống có thể chia ra làm hai loại: hãm/kéo lê hoặc hãm kép.




Nguyên tắc hoạt động của hệ thống phanh



Loại đầu tiên thường được sử dụng cho bánh sau bởi nó không hiệu quả bằng loại hãm kép. Hệ thống bao gồm hai gót phanh: một cái di chuyển theo hướng quay của trống phanh còn một cái di chuyển theo hướng ngược lại. Vì lý do này, loại phanh hãm/kéo lê có hiệu suất phanh cân bằng.

Loại phanh hãm kép thường thấy ở bánh trước bởi nó cho hiệu suất cao nhất theo hướng di chuyển. Không giống như hãm/kéo lê, cả hai gót phanh của hãm kép đều di chuyển theo hướng quay.

Mặc dù mang đặc điểm chung “tự tác động” có nghĩa là hướng quay của trống phanh kéo gót phanh về phía bề mặt ma sát, loại phanh hãm kép vẫn tạo ra lực phanh lớn hơn.

Khi khởi động phanh trống, tức là nhấn pedan, dây trong xi-lanh chính sẽ tác dụng lên dầu thủy lực thông qua hàng loạt ống nối với trống phanh thực. Lúc đó, dung dịch sẽ đẩy gót phanh áp sát vào mặt trong của trống phanh.

Trong khi tại những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cả bốn bánh xe đều được trang bị phanh trống, ngày nay mọi việc đã khác rất nhiều. Phanh trống hiện nay thường được sử dụng cho bánh sau để nhường bánh trước cho phanh đĩa.

Một trong những nhược điểm chính của phanh trống chính là quá trình thoát nhiệt bên trong trống phanh không đủ để giải quyết hiện tượng tăng nhiệt độ, dẫn đến tình trạng biến dạng và rung khi phanh. Bên cạnh đó, khả năng thoát nhiệt kém còn gây mất phanh.

Những ưu điểm lớn nhất của phanh trống phải kể đến lợi thế về kỹ thuật, giá cả và sự kết hợp đơn giản.




Hình ảnh hệ thống phanh trống .




Một số Video về hoạt động của hệ thống phanh tang trống (phanh đùm; hoặc phanh cơ tùy theo thói quen gọi tên hệ thống này)


[video=youtube;WXxozXrWmZw]http://www.youtube.com/watch?v=WXxozXrWmZw&feature=player_embedded[/video]
[video=youtube;bnc3VnQ8kUY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=bnc3VnQ8kUY[/video]
[video=youtube;j_p9WFQyPhw]http://www.youtube.com/watch?v=j_p9WFQyPhw&feature=player_embedded[/video]
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên