Hệ thống phun xăng điện tử

A
Bình luận: 6Lượt xem: 4,363

angel.px0

Tài xế O-H
Động cơ đốt trong ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của ngành cơ khí động lực. Cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn chủng loại ôtô trên toàn thế giới. Đã đến lúc con người nhận ra rằng nguồn năng lượng hóa lỏng (nhiên liệu) không phải là vô hạn mà ngày càng cạn kiệt dần. Đồng thời mức độ ô nhiễm do động cơ đốt trong phát ra quá lớn dẫn đến nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu.


Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ đốt trong là hệ thống quyết định lớn tới tính kinh tế nhiên liệu (tiết kiệm nhiên liệu) và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thành tựu của ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin đã nhanh chóng được áp dụng vào ngành công nghệ ôtô. Đặc biệt là các hệ thống trên động cơ đốt trong nhằm hoàn thiện quá trình cháy để tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.


Đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển hệ thống phun nhiên liệu điện tử cho động cơ đốt trong sử dụng trên ôtô là hãng Bosch (Đức) từ những thập niên cuối thế kỷ trước. Đến năm 1984, người Nhật mua bản quyền của Bosch và ứng dụng hệ thống phun nhiên liệu điện tử cho các xe của Toyota. Ngày nay, hầu hết các xe ôtô du lịch trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong đều được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection-EFI).

Cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử





Cấu tạo chung của hệ thống phun xăng điện tử



Cấu tạo chung của hệ thống phun xăng điện tử bao gồm các cảm biến, bộ vi xử lý trung tâm và các cơ cấu chấp hành.

Ưu điểm của hệ thống phun nhiên liệu điện tử:
+ Cung cấp hỗn hợp không khí - nhiên liệu đến từng xy-lanh đồng đều;
+ Điều khiển được tỷ lệ không khí - nhiên liệu dễ dàng, chính xác với tất cả các dải tốc độ làm việc của động cơ;
+ Đáp ứng nhanh chóng, chính xác với sự thay đổi góc mở bướm ga;
+ Hiệu suất nạp hỗn hợp không khí - nhiên liệu cao;
+ Hỗn hợp không khí - nhiên liệu trước khi cháy được phun tơi hơn, dẫn đến quá trình cháy được hoàn thiện làm tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường đáng kể.



Sơ đồ nguyên lý hệ thống phun xăng kiểu L-EFI và D-EFI


Bộ xử lý trung tâm nhận các tín hiệu từ các cảm biến gửi về phân tích, xử lý và lựa chọn chế độ phun nhiên liệu hợp lý được lưu trữ trong bộ nhớ của ECU, đồng thời xuất tín hiệu điều khiển các cơ cấu chấp hành cho hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Sơ đồ bố trí các cảm biến trên ôtô được thể hiện trên hình 2.





Sơ đồ bố trí các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử


Điểm khác nhau căn bản giữa hệ thống cung cấp nhiên liệu thông thường với hệ thống phun xăng điện tử ở chỗ: Với hệ thống cung cấp nhiên liệu thông thường, chế độ làm việc của động cơ phụ thuộc hoàn toàn vào bàn đạp chân ga, hỗn hợp nhiên liệu và không khí được hòa trộn trong xy-lanh nhờ sự tụt áp.



Trong khi đó, với hệ thống phun xăng điện tử, chế độ làm việc của động cơ không chỉ phụ thuộc vào bàn đạp chân ga mà còn phụ thuộc vào trạng thái môi trường làm việc (nhiệt độ nước), phụ tải (có bật điều hòa hay không), mức độ và thành phần khí thải (cảm biến ô xy), số vòng quay của trục khuỷu động cơ, trục cam (cảm biến vị trí trục khuỷu, trục cam), lưu lượng không khí (cảm biến lưu lượng khí), áp suất đường ống nạp (cảm biến áp suất đường ống nạp)...



Do đó, hỗn hợp không khí được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý hơn, giúp cho quá trình cháy hoàn hoàn hảo hơn. Chính vì lý do đó mà động cơ có hệ thống phun xăng điện tử sẽ tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường hơn động cơ với hệ thống cung cấp nhiên liệu thông thường.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên