Khai thác sử dụng Xe Ford Ranger

A
Bình luận: 0Lượt xem: 2,857

anh27101977

Tài xế O-H
* Thông cảm hình không biết cách coppy hình anh đính kèm.
ai quan tâm bảo hộ cái./.





CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC

BẢO DƯỠNG-CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG
XE FORD RANGER

















N ăm 2011















CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC

BẢO DƯỠNG-CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG
XE FORD RANGER




















N ăm 2011






a. môc tiªu.

1. SAU KHI HỌC, NGƯỜI HỌC Cã KHẢ NĂNG:
Làm tốt các nội dung công việc của bảo dưỡng thường xuyên (Ngày; tuần), hiểu biết và duy trì nghiêm túc chế độ bảo dưỡng định kỳ.
Nắm chắc và xử lý chính xác những điều cảnh báo trong quá trình khai thác sử dụng xe FORD RANGER
Nâng cao nhận thức về đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe FORD RANGER
2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HỌC TẬP:
Tất cả các đối tượng là lái xe, đã qua đào tạo và có giấy phép lái xe.

B. NéI DUNG-ThêI GIAN

1. NỘI DUNG:
- Bảo dưỡng thường xuyên;
- Nội dung ngày kỹ thuật;
- Bảo dưỡng định kỳ;
- Những vấn đề cảnh báo cho lái xe trong quá trình khai thác sử dụng xe.
II. THỜI GIAN:
- Lý thuyết: 4h
- Thực hành: 2h

C. NỘI DUNG CHI TIẾT

I. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
1. Ý NGHĨA CỦA BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT:
Bảo dưỡng kỹ thuật nhằm đảm bảo cho ô tô luôn luôn có tình trạng kỹ thuật tốt và đồng bộ.
Nâng cao độ tin cậy và đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình khai thác sử dụng.
Loại trừ các tác nhân gây hao mòn hoặc làm hư hỏng các chi tiết, cụm chi tiết và các cơ cấu của ô tô
2. KIỂM TRA KỸ THUẬT TRƯỚC KHI VẬN HÀNH
2.1. Kiểm tra động cơ
a. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của động cơ:
Kiểm tra sự bắt chặt của các chi tiết, cụm chi tiết trên động cơ; kiểm tra độ căng của các dây đai


Kiểm tra cơ số dự trữ nhiên liệu và sự rò, rỉ trong hệ thống nhiên liệu. Nếu rò rỉ thì khắc phục và bổ sung cho đủ cơ số.
b. Kiểm tra nước làm mát:
Kiểm tra tình trạng các đầu nối của hệ thống làm mát, Thay các ống có hiện t¬ợng bị cong hoặc biến dạng.
Mức nư¬ớc làm mát phải đầy trong két n¬ước và nằm giữa vạch FULL và LOW trong bình chứa khi động cơ nguội.




Nếu n¬ước dư¬ới mức LOW, phải bổ sung n¬ước làm mát đến mức FULL và pha thêm chất chống đóng cặn.
Không đổ quá đầy n¬ước làm mát.
Sử dụng n¬ước làm mát FL 22. Nếu không có FL 22, có thể dùng nư¬ớc uống đóng chai, nh¬ưng chỉ trong thời gian ngắn.
c. Kiểm tra mức dầu bôi trơn:
Đỗ xe trên mặt phẳng, nổ máy động cơ đến nhiệt độ làm việc, kiểm tra sự linh hoạt của cơ cấu dẫn động ga và tình trạng kỹ thuật các hệ thống trong động cơ.
Tắt động cơ và đợi 5 phút để dầu chảy hết xuống các te.
Rút thước thăm dầu, lau sạch rồi cắm lại, sau đó rút ra kiểm tra:
Mức dầu bôi trơn phải nằm trong khoảng (L - F) của thước thăm dầu.




d. Kiểm tra dầu côn – phanh:
Th¬ường xuyên kiểm tra mức dầu côn/ phanh. Nếu thấp, cần bổ sung thêm dầu và duy trì ở vạch MAX.
Tr¬ước khi bổ sung dầu côn, phanh, phải lau sạch khu vực xung quanh miệng và nắp bình chứa.

Sử dụng dầu seaj 1703; FMVSS116 hoặc DOT-3 để bổ sung.

-
-


e. Kiểm tra dầu trợ lực lái:
Kiểm tra mức dầu ở bình dầu trợ lực lái.
Chú ý: động cơ phải tắt máy và phải nguội khi kiểm tra.
Mức dầu cần đ¬ược duy trỡ trong khoang MIN và MAX, có thể chỉ bổ xung, không nhất thiết phải thay dầu trợ lực.
Quan sát tình trạng hư¬ hỏng và chảy dầu của các đ¬ường ống dẫn dầu.
Chỉ đ¬ược phép dùng dầu ATF M-III hoặc tư¬ơng đ¬ương để thay thế, bổ xung.


* L¬ưu ý :
- Để tránh hỏng bơm dầu, không lái xe đ¬ường dài nếu mức dầu thấp.
- Chỉ dùng đúng dầu trợ lực lái được quy định (ATF M-III hoặc t¬ương đư¬ơng ).



g. Kiểm tra dung dịch nước rửa kớnh:
Kiểm tra mức dung dịch rửa kính trong bình chứa, đổ đầy nếu cần thiết.
Sử dụng n¬ước sạch (n¬ước uống đóng chai) và pha thêm một vài giọt n-ước rửa bát nếu dung dịch rửa kính không có sẵn.






* Lưu ý:
- Dung dịch chống đóng cặn cho két n¬ước làm mát không phải là dung dịch rửa kính.

- Nếu dung dịch này đ¬ược phun lên kính chắn gió, sẽ làm mờ kính, ảnh h¬ưởng đến tầm nhìn của lái xe, tăng nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông.
2.2. Kiểm tra hệ thống điện.
a. Kiểm tra ắc quy:
Kiểm tra dung dịch ắc quy phải đảm bảo ngập trên các lá cực 10 đến 15 mm
Kiểm tra vị trí lắp đặt ắc quy với khung, vỏ xe phải chắc chắn.
Trên nắp bình ắc quy phải sạch sẽ, khô ráo. Lắp hai đầu cáp điện với các cực ắc quy phải chắc chắn, phải có mỡ phấn chì để bảo quản.





b. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng và tín hiệu:
Bật khoá điện, kiểm tra sự làm việc của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.
Nổ máy, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống đèn bảng đồng hồ, hệ thống đồng hồ và các đèn cảnh báo.

Kiểm tra hoạt động của các trang bị điện trên xe.






2.3. Kiểm tra hệ thống gầm.
a. Kiểm tra bánh xe:
Sử dụng lốp xe theo đúng tiêu chuẩn, kiểm tra áp suất hơi lốp phải đảm bảo đúng quy định theo bảng chỉ dẫn sau:





Kiểm tra, xiết chặt lại các mối ghép bu lông: bánh xe; bán trục phải đảm bảo chắc chắn, điều chỉnh cân lực hoặc súng hơi đúng mô men xiết quy định và xiết chặt lại tất cả các mối ghép.





b. Kiểm tra các cơ cấu điều khiển
Kiểm tra độ rơ vành tay lái phải nằm trong khoảng 5-10 độ.
Kiểm tra hành trình của các bàn đạp côn; phanh





Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh hoặc đi thử trên đường, nếu hiệu quả phanh không đảm bảo thì phải điều chỉnh lại khe hở má phanh.
Kéo phanh tay, cá hãm phải trượt được 3-5 tách, nếu không đảm bảo, phải điều chỉnh lại phanh tay.






2.4. Kiểm tra trang bị, đồ nghề theo xe:
Kiểm tra các bộ dụng cụ chuyên dùng: kích; bộ dụng cụ tháo lốp dự phòng; bộ dụng cụ sửa chữa kèm theo xe.
Các vật tư, phụ tùng thay thế như: cầu chì; bóng đèn…v.v.



Bóng đèn Công suất
Đèn pha 60/55
Đèn báo rẽ trước 21
Đèn đỗ trước 5
Đènb báo rẽ cạnh 5
Đèn sương mù 55
Đèn báo rẽ sau 21
Đèn phanh/ đèn hậu 21/5
Đèn lùi 5
Đèn biển số 5
Đèn trần 10

3. KIỂM TRA KỸ THUẬT KHI XE HOẠT ĐỘNG.
Trong quá trình khai thác sử dụng xe, phải chú ý tập trung, dùng các giác quan để giám sát, theo dõi các biểu hiện không bình thường của xe:
3.1. Giám sát bằng thính giác.
Chú ý tiếng nổ của động cơ; các tiếng kêu, gõ của hệ thống gầm; tiếng va chạm của hàng hoá…v.v.
Khi phát hiện có tiêng kêu khác thường phải lập tức dừng xe, kiểm tra vùng phát sinh tiếng kêu để tìm và khắc phục sự cố. Nếu không phát hiện được phải đến Đại lý độc quyền của Ford để nhờ can thiệp và xử lý.
3.2. Giám sát bằng thị giác:
a. Giám sát trong ca bin:
* Thường xuyên quan sát các đồng hồ và đèn cảnh báo:
Dừng động cơ khi kim chỉ thị của đồng hồ báo nhiệt độ nư¬ớc làm mát v¬ượt quá vạch “H”
Dừng động cơ khi kim chỉ thị của đồng hồ báo tốc độ động cơ ở vùng tốc độ cao.
Nếu đèn báo nạp sáng, phải dừng xe, kiểm tra dây đai: nếu chùng, x-ước thi phải căng lại hoặc thay dây đai mới; Nếu máy phát có vấn đề thi bảo d¬ưỡng và sửa chữa lại.







Nếu đèn báo mức dầu và áp suất dầu sáng, phải ngừng ngay động cơ, kiểm tra mức dầu và đèn báo để phát hiện hư¬ hỏng và khắc phục
Nếu khi đi trên đ¬ường bằng đèn báo cài cầu sáng thì phải chuyển cần số phụ về vị trí không cài cầu tr¬ước (2WD)
Nếu đèn báo rẽ không nháy hoặc nháy không bình th¬ường thi cần kiểm tra lại, có thể có một vài bóng đèn đã bị cháy







b. Kiểm tra giám sát bên ngoài xe:
Chú ý quan sát các hiện tượng không bình thường của xe như: hiện tượng rơ, lỏng các cụm, các chi tiết của động cơ, của hệ thống gầm và hàng hoá trên xe.
Quan sát màu khói của động cơ: Khói có màu nâu sẫm chuyển màu đen là thừa nhiên liệu; màu trắng là thiếu nhiên liệu hoặc lẫn nước; màu xanh nhạt là lọt dầu vào buồng đốt.
Nếu phát hiện có trục trặc phải lập tức dừng xe, kiểm tra và khắc phục sự cố. Nếu không xử lý được phải đến Đại lý ủy quyền của Ford để nhờ can thiệp và xử lý.
3.3. Giám sát bằng cảm giác, khứu giác:
Mùi khét do dầu nhờn rò rỉ bị cháy bên ngoài động cơ.
Mùi nhiên liệu cháy không hết hoặc mùi nhiên liệu thoát ra theo lỗ thông áp của buồng trục khuỷu. - Mùi khét đặc trưng từ vật liệu cách điện cháy.
Mùi khét do vật liệu cao su, nhựa cách điện cháy.
Nhờ đặc trưng của mùi khét có thể phán đoán tình trạng hư hỏng hiện tại của các bộ phận của xe.




Khi xe có các biểu hiện không bình thường, xe chạy không bốc, phải dừng xe kiểm tra bằng cách: dùng tay sờ lên các vị trí nghi vấn như: cầu xe, hộp số, moay ơ, trống phanh…v.v.
Nhiệt độ ở các khu vực này không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nếu phát hiện hư hỏng phải xử lý khắc phục xong mới được tiếp tục cho xe hoạt động.





3.4. Phương pháp điều khiển xe qua vùng ngập nước:
Đi số thấp (1 hoặc 2) phù hợp với điều kiện vận hành. Có thể đi số 2 với đường ngập sâu nhưng không vượt qua tâm bánh xe, nên đi ở số 1 vì lúc này xe cần công suất lớn để vượt qua.
Đạp đều ga, tốc độ thấp để tránh hiện tượng tạo sóng làm mực nước ngập cao hơn.
Khi đi qua khỏi vùng ngập nước phải rà phanh vài lần cho nước ép ra khỏi má phanh và sau đó phải mang xe đi bảo dưỡng phanh.



4. KIỂM TRA KỸ THUẬT CUỐI NGÀY LÀM VIỆC.
4.1. Vệ sinh làm sạch:
Dùng khí nén và giẻ sạch, làm sạch trong ca bin: ghế đệm, kính xe, bảng đồng hồ…v.v.
Dùng giẻ sạch lau chùi, làm sạch bên ngoài xe; nếu hoạt động trên địa hình nhiều cát bụi, bùn đất thì phải rửa xe.



Lọc gió được làm bằng giấy, khi làm việc, bụi bẩn được giữ lại. sau ngày làm việc cần phải tháo lọc gió ra thổi sạch để sử dụng lại hoặc thay thế khi đến định kỳ bảo dưỡng.

Trình tự tháo lọc gió như sau:
+ Tháo kẹp hộp lọc gió.
+ Nhấc lấy lõi lọc gió ra ngoài.
+ Lau sạch vỏ lọc gió bằng giẻ khô, sạch.
+ Dùng khí nén thổi sạch lõi lọc sau đó lắp lại.



4.2. Kiểm tra, bổ xung dầu mỡ bôi trơn:
Tra bổ sung dầu, mỡ bôi trơn vào những nơi quy định: các đăng, các khớp cầu rô tuyn, trục đứng…v.v.





Kiểm tra khắc phục các vị trí rò rỉ chất lỏng: hệ thống làm mát; hệ thống bôi trơn, trợ lực…v.v. Bổ sung đủ dung tích.
Trong ngày, xe có đi qua vùng ngập nước phải kiểm tra dầu cầu, dầu máy. Nếu dầu cầu, dầu máy kém phẩm chất phải thay ngay.
Dầu bôi trơn thay thế phải đúng chủng loại theo chỉ dẫn của nhà sản xuất




4.3. Kiểm tra, điều chỉnh phục hồi khe hở.
Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh hoặc đi thử trên đường, nếu hiệu quả phanh không đảm bảo thì phải điều chỉnh lại khe hở má phanh.





Kéo phanh tay, cá hãm phải trượt được 3-5 tách, nếu không đảm bảo, phải điều chỉnh lại phanh tay
Dùng lơ via hoặc tay, lắc bánh xe trong mặt phẳng ngang xe kết hợp quan sát khu vực trụ đứng: Nếu có sự chuyển động tương đối giữa bánh xe với đầu truc là lỏng moay ơ, phải điều chỉnh lại.

Nếu có sự chuyển động tương đối giữa trụ đứng với dầm cầu là rơ trụ đứng, phải thay trục, bạc hoặc rô tuyn.





Lắc vành tay lái qua lại kết hợp quan sát các khớp chuyển hướng để kiểm tra độ rơ tổng hợp của hệ thống lái.

Nếu các rô tuyn lỏng phải điều chỉnh, xiết chặt hoặc thay rô tuyn mới. Nếu hộp tay lái rơ phải điều chỉnh lại.





4.4. Kiểm tra, xiết chặt các mối ghép.
Kiểm tra, xiết chặt các đai ốc bánh xe, dùng cân lực hoặc clê hơi điều chỉnh đúng mô men xiết rồi xiết lại tất cả các đai ốc bánh xe.
Lắc trục các đăng theo hai phương thẳng đứng và nằm ngang nếu có độ rơ, phải tháo các đăng, xiết lại các đai ốc đầu trục cầu xe và hộp số.




Dùng búa kiểm, kiểm tra các mối ghép bu lông: quang nhíp, ống xả, giảm xóc…v.v. nếu rơ lỏng thì xiết chặt lại.
Kiểm tra các gối đỡ cao su: nhíp, giảm sóc, các đăng…v.v. xiết chặt lại các bulon lắp ghép





Xiết chặt các mối ghép bulon các đăng.
Xiết chặt các mối ghép lắp hệ thống lái và tất cả các mối ghép bulon khác.





II. NỘI DUNG NGÀY KỸ THUẬT.
Nội dung chủ yếu của ngày kỹ thuật bao gồm:
Làm tất cả các nội dung công việc của bảo dưỡng thường xuyên, ngoài ra làm thêm:
Kiểm tra, xả cặn, xả Air bầu lọc và hệ thống nhiên liệu nếu đến chu kỳ xả cặn.
Tuần cuối tháng có thể bảo dưỡng, làm sạch vòi phun.
Bảo dưỡng các cơ cấu phanh và xả Air hệ thống.
Bảo dưỡng hệ thống lái và xả Air hệ thống.
Kiểm tra xiết chặt toàn bộ xe, nếu đến chu kỳ thì tiến hành đảo lốp xe.
1. Kiểm tra nước làm mát:
Nếu n¬ước dư¬ới mức LOW, phải bổ sung nư¬ớc làm mát đến mức FULL và pha thêm chất chống đóng cặn.
Không đổ quá đầy nư¬ớc làm mát.
Nếu th¬ờng xuyên thiếu n¬ước làm mát, phải kiểm tra động cơ tim nguyên nhân, nếu không đư¬ợc phai liên hệ với đại lý ủy quyền của Ford để xử lý.
Sử dụng nư¬ớc làm mát FL 22. Nếu không có FL 22, có thể dùng nư¬ớc uống đóng chai, như¬ng chỉ trong thời gian ngắn.
* L¬u ý: Dung dịch n¬ước làm mát có thể làm hỏng sơn, nếu bị rớt ra vỏ xe cần phải lau sạch ngay.
2. Kiểm tra dầu bôi trơn:
Dầu bôi trơn phải đúng chủng loại theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, hoặc chọn theo bảng như sau:



Lưu ý: Không nên đổ quá nhiều dầu bôi trơn sẽ làm hỏng phớt của động cơ
3. Kiểm tra xả cặn, xả Air hệ thống nhiên liệu:
Kiểm tra bầu lọc nhiên liệu, nếu bẩn hoặc có nước thì phải xả như sau:
Tháo nút xả dầu ở đáy bầu lọc, khi tháo cần hứng khay ở dươi bầu lọc.
Nhấn bơm tay để xả hết cặn bẩn trong bầu lọc
Vặn nút xả vào vị trí và xả khí trong hệ thống như sau :
Nhấn bơm tay, khi nào thấy nặng tay thì dừng lại, nới bu lông xả khí ra, bọt khí sẽ trào ra, sau đó vặn bu lông xả khí lại, tiếp tục bơm và cứ thao tác như vậy khoảng 3-4 lần là được
* Chú ý : . Phải xả cặn bầu lọc dầu theo định kỳ khoảng 10.000km
Thay lọc dầu theo định kỳ khoảng: 40.000km
4. Kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun:
Khi làm việc lâu ngày vòi phun và các cảm biến rất bẩn, có thể tháo ra, rửa sạch bằng dung dịch chuyên dùng.
Trước khi tháo phải đánh dấu vị trí của từng chi tiết, ngắt khóa điện, tháo các giắc cắm điện trước rồi mới tháo các chi tiết ra khỏi động cơ.
Tốt nhất nên đến các đại lý ủy quyền của FORD để xử lý





5. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh:
5.1. Bảo dưỡng cơ cấu phanh:
Tháo cơ cấu phanh kiểm tra, dùng giấy ráp đánh sạch các má phanh và trống phanh.
Nếu chảy dầu phải bảo dưỡng và thay cupben mới rồi xả Air hệ thống.





5.2. Kiểm tra dầu côn – phanh:
Mức dầu sẽ hạ thấp xuống khi phanh hoặc đạp côn tùy theo độ mòn của má phanh hoặc đĩa côn. Nếu mức dầu hạ thấp một cách không bình th-ường, hệ thống côn/ phanh cần phải đư¬ợc kiểm tra lại tại đại lý ủy quyền của Ford.

- L¬u ý: Dầu côn/phanh có thể làm hỏng sơn, nếu rớt ra vỏ xe cần lau sạch ngay.
- Sử dụng dầu côn/phanh không đúng tiêu chuẩn hoặc pha lẫn dầu khác loại sẽ làm hỏng hệ thống.

5.3. Phương pháp xả Air:
Xả Air hệ thống phanh phải có hai người và xả từ gần đến xa:
Nới lỏng ốc Air rồi xiết lại vừa đủ kín.
Một người đạp phanh đến cứng chân rồi giữ.
Người thứ hai nhanh tay nới rộng ốc Air rồi xiết lại.
Cứ làm như vậy cho đến khi nới ốc Air ra, không thấy bọt khí trào ra là được.
Để xả Air được nhanh chóng, tốt nhất nên nổ máy trong quá trình xả Air


6. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái:

Kiểm tra nếu hộp lái rơ thì điều chỉnh lại, nếu dầu trợ lực thiếu thì bổ sung cho đủ, dầu kém phẩm chất thì thay thế dầu mới.


Chú ý: chỉ được phép sử dụng dầu ATP M – III hoặc tương đương để bổ sung hoặc thay thế. Khi thay dầu trợ lực lái phải tiến hành xả Air hệ thống.



Phương pháp xả Air trợ lực lái:
Dùng thiết bị nâng, kích các bánh xe dẫn hướng lên khỏi mặt đất.
Nổ máy xe ở tốc độ trung bình.
Đánh lái hết hành trình về hai phía.
Cứ làm như vậy khoảng 3 đến 5 phút rồi đi thử, nếu chưa được thì làm lại từ đầu.




7. Đảo lốp và kiểm tra, xiết chặt :
7.1. Đảo lốp:

Đảo lốp sau khoảng 6.000 km hoạt động.
Đảo lốp chéo nhau như sơ đồ:
Hai lốp sau đổi chéo lên phía trước.
Hai lốp trước đổi tương ứng xuống phía sau







7.2. Kiểm tra, xiết chặt:


















8. KIỂM TRA ĐỘNG CƠ BẰNG THIẾT BỊ ĐỌC LỖI
Nếu cơ quan, hoặc công ty có điều kiện, có thể kiểm tra tổng thể động cơ bằng các thiết bị đọc lỗi như: “CARMAN SCAN VG”.
Khi kiểm tra, cần phải tuyệt đối tuân thủ chính xác các bước của quy trình kiểm tra, chẩn đoán do nhà sản xuất đã chỉ dẫn.





III. BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ.
Trong quá trình khai thác sử dụng xe, lái xe phải chú ý, thường xuyên theo dõi lịch bảo dưỡng.
Hàng tháng, đến định kỳ, phải duy trì chế độ bảo dưỡng. Những công việc có thể làm được thì thực hiện tại công ty, những công việc không làm được phải liên hệ với các đại lý ủy quyền của FORD để bảo dưỡng sửa chữa.
Lịch bảo dưỡng định kỳ:

Điều kiện Số tháng hoặc số Km tùy theo điều kiện nào đến trước
Tháng 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60
X1000 Km 1 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Khe hở van khí (Xupap) K K K K K K K K K K
Các dây đai dẫn động 1* Đ K K K K K K K K K K
Dây đai cam 2* Thay ở mỗi 100.000 Km
Dầu động cơ 3* T T T T T T T T T T
Lọc dầu 3* T T T T T T T T T T


…v.v. (Xem thêm trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe FORDANGER).




IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẢNH BÁO.
1. Cảnh báo khi đỗ hoặc dừng xe:
Không để chữa khoá trong xe với trẻ nhỏ hoặc để trẻ nhỏ và động vật trông coi trong xe.
Chú ý khi đóng các kính cửa xe phải chỳ ý, không để trẻ nhỏ nghịch khoá nâng kính bằng điện.
Không để động cơ hoạt động trong không gian hẹp, nếu để động cơ nổ ở chế độ không tải phải mở thông các kính cửa xe.
Cấm rút chia khoá điện khi xe còn đang chuyển động, khi rời khỏi ghế lái phải kéo phanh tay chắc chắn.
2. Cảnh báo khi khởi hành xe:
Các khoá cửa ch¬ưa đóng hết không đ¬ợc khởi hành xe. Luôn để khoá cửa chính ở vị trí đóng.
Điều chỉnh ghế, tựa l¬ưng và khoá gài chắc chắn mới đ¬ược khởi hành xe. Chú ý khi mở nắp thùng nhiên liệu, nhất là khi nhiệt độ cao. Khi bổ sung nhiên liệu nên tránh xa nguồn nhiệt, tắt máy trư¬ớc khi bổ sung nhiên liệu.
Hành khách không ngồi trên thùng xe, thành xe, ngoài khoang hành khách.
Dây an toàn phải đảm bảo chất l¬ượng và tất cả mọi ng¬ười trong xe đều phải thắt dây an toàn đúng quy định trong khi xe hoạt động. Không thắt dây đai an toàn chung cho nhiều ng¬ời.
Xe có trang bị túi khí vẫn yêu cầu phải thắt dây đai an toàn, ng¬ười lái phải ngồi đúng vị trí và xa nhất có thể, không lắp thêm các thiết bị phụ trợ ở đầu xe, không tự ý sửa chữa, tháo hộp tay lái khi xe có trang bị túi khí.
3. Cảnh báo trong khai thác sử dụng xe:
Cấm điều chỉnh ghế lái, tựa l¬ưng và tựa đầu ghế lái trong khi xe đang chuyển động.
Cấm không điều chỉnh góc nghiêng trục tay lái trong khi xe đang hoạt động, không xếp hàng hoá che khuất tầm nhìn của g¬ương chiếu hậu.
Không sử dụng các lốp khác tiêu chuẩn về chủng loại và kích cỡ cho các bánh xe.
Không lái xe cắt ngang qua dốc đứng, không tiếp tục lái xe khi động cơ chết máy hoặc động cơ đã tắt.
Không cho động cơ tiếp tục làm việc khi kim chỉ thị của đồng hồ nhiệt độ n¬ước làm mát v¬ượt quá vạch “H”.
Không cho động cơ tiếp tục làm việc khi kim chỉ thị của đồng hồ báo tốc độ động cơ ở vùng tốc độ cao.
Khi đi cầu tr¬ước (Cài cầu): không đ¬ợc phép tăng tốc hoặc quay vòng đột ngột. Khi đỗ xe không đ¬ược phép để số phụ ở vị trí trung gian.
Về số thấp khi xe đi trên đư¬ờng trơn phải cẩn thận, xe sẽ bị tr¬ượt, không để các bánh xe trư¬ợt trơn quá tốc độ 56Km/h,
Khi phanh bị ¬ướt phải đi chậm, rà nhẹ phanh để kiểm tra hiệu quả phanh và làm khô cơ cấu phanh, đến khi nào phanh trở lại bình th¬ường thì thôi. Không đ¬ược tiếp tục lái xe khi má phanh của cơ cấu phanh đĩa đã mòn đến giới hạn, hoặc đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng.
Nếu đèn báo rẽ không nháy hoặc nháy không bình th¬ường thì cần kiểm tra lại, có thể có một vài bóng đèn đã bị cháy
Nếu đèn báo nạp sáng, phải dừng xe, kiểm tra dây đai: nếu chùng, x-ước thì phải căng lại hoặc thay dây đai mới; Nếu máy phát có vấn đề thì bảo dưỡng và sửa chữa lại.
Nếu đèn báo mức dầu và áp suất dầu sáng, phải ngừng ngay động cơ, kiểm tra mức dầu và đèn báo để phát hiện hư¬ hỏng và khắc phục.
Nếu đèn báo cài cầu sáng khi đi trên đ¬ường bằng thì phải chuyển cần số phụ về vị trí không cài cầu trư¬ớc (2WD)
Xe bị chết máy ở vùng ngập nước thì tắt ngay công tắc máy để bảo vệ cho các phụ tải điện và hộp điều khiển không bị hư hỏng do bị chạm chập.
Không mở cửa xe khi nước ngập cao hơn mép dưới cửa. Có thể thoát ra khỏi xe qua cửa sổ và gọi ngay cho đội cứu hộ.



Nếu xe chết máy trong vùng ngập nước thì tuyệt đối cấm không được khởi động lại. Nếu khởi động lại có thể sẽ làm cong tay biên.
Hoặc nặng hơn sẽ gãy tay biên và làm vỡ lốc máy do hiện tượng va nước.





4. Cảnh báo trong bảo dưỡng sửa chữa:
Cấm rút chỡa khoá điện khi xe còn đang chuyển động, khi rời khỏi ghế lái phải kéo phanh tay chắc chắn.
Không dùng dụng cụ sắc nhọn hoặc vật liệu có hạt mài để rửa kính, có thể sẽ làm x¬ước kính hoặc bong, đứt các mạch điện trở sấy kính.
Không lật ca bin hoặc mở nắp khoang động cơ ngay khi động cơ bị quá nhiệt hay động cơ còn nóng, phải chờ cho động cơ nguội mới đ¬ợc mở.
Không tháo nắp két nư¬ớc và không bổ sung nư¬ớc làm mát ngay khi động cơ đang nóng.
Không dùng ắc quy có mức dung dịch thấp để hỗ trợ khởi động động cơ, có thể sẽ gây nổ ắc quy, khi đấu hỗ trợ cần tuân thủ theo thứ tự nh¬ư hình vẽ. Đầu dây số 4 phải đấu xa cực âm của ắc quy xe.
Không nên kéo xe để khởi động, nếu cần thì nên đẩy xe để khởi động, khi đó tay số nên để ở vị trí trung bình không cao quá và cũng không nên thấp quá.
Không dùng dây cáp mềm để kéo xe, tốt nhất nên sử dụng các thiết bị chuyên dùng để kéo xe.
Móc kéo xe chỉ sử dụng khi thật cần thiết như¬ kéo xe qua m¬ương, qua chỗ sa lầy, khi đó lực kéo phải có ph¬ương song song với đ¬ường tâm dọc xe.
Khi kích xe thay lốp, phải sử dụng đúng loại kích đ¬ược trang bị, đặt kích đúng vị trí và luôn luôn đặt kích sát mặt đất, không chui vào gầm xe khi xe đang đư¬ợc kê bằng kích.
Xiết chặt các bu lông bánh xe, nếu phải tháo bánh xe tốt nhất nên đánh dấu bu lông và đai ốc theo cặp. Th¬ường xuyên kiểm tra, điều chỉnh áp suất hơi lốp đúng quy định, kể cả lốp dự phòng.
Bảo dư¬ỡng, chăm sóc bên trong xe: Thư¬ờng xuyên thổi khô sàn ca bin; dùng phất trần hoặc máy hút bụi để làm sạch các đệm vinyl, đệm da.
Bảo dư¬ỡng bên ngoài xe: Vỏ xe thư¬ờng bị hư¬ hỏng do tróc, x¬ước lớp sơn phủ bên ngoài trong quá trình khai thác sử dụng xe khi đó phải sơn vá lại theo đúng quy trình của nhà sản suất, hoặc đ¬ưa xe đến cơ sở gần nhất của trung tâm dịch vụ uỷ quyền của Ford để xử lý. Ngoài ra cần phải thư¬ờng xuyên rửa xe, đánh bóng vỏ xe theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên