Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động

T

thientruongdlk39

Khách
Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động

Hai phương pháp sau đây được sử dụng để kiểm tra độ căng dây đai.




1.Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai.


Trên hình vẽ: 1 Mép thước thẳng ; 2 Thước
-Đặt một thước thẳng lên dây đai giữa máy phát và puly trục khuỷu.
-Ấn vào lưng giữa dây đai với lực 10 kgf.
-Hãy dùng thước để đo độ dịch chuyển.
Ví dụ:

Giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000)

Khi lắp đai mới: 7 đến 8.5 mm Khi lắp đai cũ: 11 đến 13 mm
CHÚ Ý:
•Vị trí đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa.
•Giá trị điều chỉnh sẽ khác nhau tùy vào loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa.
2.Kiểm tra độ chùng bằng đồng hồ.


Trên hình vẽ : 1 Cần đặt ; 2 Tay kéo ;3 Tay nắm ; 4 Móc ; 5 Dây đai
-Gạt cần đặt kim đồng hồ.
-Bóp tay cầm và tay kéo rồi móc vào dây đai.
Ví dụ: Giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000) Khi lắp đai mới: 54 đến 64 kgf Khi lắp đai cũ: 25 đến 40 kgf
CHÚ Ý:
•Phải chắc chắn rằng dây đai được gắn chắc vào móc.
•Phải chắc chắn rằng đồng hồ được đặt vuông góc với dây đai. (3)
Khi tay cầm được nhả ra, móc sẽ kéo dây đai bằng lực kéo của lò xo, kim trên đồng hồ sẽ báo độ căng.
CHÚ Ý:
• Phép đo có thể thực hiện giữa bất kỳ puly nào.
• Giá trị đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ
Ngay lập tức sau khi lắp dây đai mới, lực căng còn lớn, nhưng nó sẽ giảm đi khi dây đai đã sử dụng. Vì lý do đó, mức độ điều chỉnh của dây đai là khác nhau tùy theo dây đai là mới hay cũ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên