Kiểm tra và điều chỉnh bộ ly hợp

1

123longhorong

Khách
Kiểm tra và điều chỉnh bộ ly hợp

Thông thường để kiểm tra xem tình trạng làm việc của ly hợp còn người ta thường làm theo cách sau:



1. Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao các đòn mở
- Kiểm tra: Đối với ly hợp có đòn mở sau khi lắp lên bánh đà xong phải kiểm tra điều chỉnh chiều cao các đầu đòn mở. Dùng thước đo sâu ( thước cặp ) đo khoảng cách của các đầu đòn mở tới tới bề mặt làm việc của đĩa ép, khoảng cách này phải bằng nhau và nằm trong phạm vi cho phép đối với từng loại ly hợp do nhà chế tạo quy định. Nếu khoảng cách này không bằng nhau thì phải điều chỉnh lại, cho phép chêch lệch không quá 0,3 mm.
- Điều chỉnh: Tuỳ theo kết cấu lắp ghép của đòn mở mà ta có các cách điều chỉnh khác nhau. Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu lông bắt vào vỏ của ly hợp để thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Nếu tại đầu đòn mở bố trí các bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông tiến ra hoặc vào nhằm thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong, siết chặt đai ốc hãm.
2. Kiểm tra điều chỉnh hành trình tổng cộng và hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. ( hình 1)
Hành trình tự do của bàn đạp li hợp là khoảng cách dịch chuyển của bàn đạp ly hợp tính từ vị trí ban đầu cho tới khi vòng bi tỳ bắt đầu tiếp xúc vào đầu đòn mở ( triệt tiêu hết khe hở tự do), khi đó lực tác dụng vào bàn đạp bắt đầu cảm thấy nặng ( Phải dùng lực để ép lò xo ly hợp ). Hành trình tiếp theo của bàn đạp cho tới sát sàn xe gọi là hành trình làm việc (B) ( hành trình nén lò xo để ly hợp cắt hoàn toàn). Hành trình tổng cộng (A) là tổng khoảng cách của hai hành trình tự do và hành trình làm việc.
- Kiểm tra hành trình tổng cộng ( A) ( hình 1. b) như sau:
+ Đo độ cao của bàn đạp:( hình 1. a) Dùng thước đặt vuông góc với sàn xe, đo chiều cao này. Chiều cao này phải đúng trị số quy định cho từng loại xe. Ví dụ: đối với xe TOYOTA, NISSAN là 170 mm. Nếu không đúng thì điều chỉnh bằn cách thay đổi chiều dài của bu lông tỳ cần bàn đạp

Hình 1 : Kiểm tra độ cao và các hành trình của bàn đạp li hợp
+ Đạp bàn đạp từ từ cho tới hết tầm dịch chuyển ( vị trí tận cùng của bàn đạp ): đo khoảng khoảng cách dịch chuyển (A) của bàn đạp.
Nếu hành trình này không đúng phải điều chỉnh lại hành trình tự do.
- Kiểm tra hành trình tự do ( A- B ) của bàn đạp:
+ Đặt thước lá theo chiều tiến của bàn đạp li hợp với mốc là vị trí ban đầu của bàn đạp
+ Đạp bàn đạp từ từ cho tới lúc bắt đầu cảm giác thấy cứng (nặng) thì dừng lại
+ Đo khoảng cách từ vị trí ban đầu tới vị trí này của bàn đạp. Hành trình tự do phải trong phạm vi cho phép. Ví du là : đối với xe TOYOTA là 5 - 15 mm , xe ZiL 130 từ 45 - 52 mm.
Nếu không đúng cần điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh hoặc chiều dài của dây cáp. Đối với cơ cấu dẫn động thuỷ lực cần thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston của xi lanh chính bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh, kiểm tra lại hành trình tự do khi đạt yêu cầu thì siết chặt ốc hãm.
Đối với dẫn động phanh bằng thuỷ lực còn cần kiểm tra hành trình của ty đẩy ( hành trình dịch chuyển của bàn đạp tính từ khi đạp bàn đạp tới khí ty đẩy bắt đầu tác động vào piston của xi lanh chính ) Hành trình này phải nằm trong phạm vi cho phép: từ 1 - 5 mm. ( hình 1. a).
3. Xả khí trong cơ cấu dẫn động thuỷ lực
Sau khi sửa chữa lắp cơ cấu dẫn động li hợp thuỷ lực cần tiến hành xả khí trong hệ thống.
- Lắp đoạn ống nhựa vào đai ốc xả khí ( xả E), đầu kia cắm vào lọ hứng dầu phanh.
- Kiểm tra dầu ở bầu chứa dầu trên xi lanh chính, nếu thiếu thì bổ xung
- Đạp từ từ bàn đạp li hợp vài ba lần.
- Giữ bàn đạp ở vị trí đạp, đồng thời nới đai ốc xả khí cho tới khi thấy dầu phanh chảy ra lọ thì vặn chặt đai ốc xả khí.
- Lặp lại các thao tác trên cho đến khi không còn khí nổi lên trong lọ là đạt yêu cầu.
Các hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp [06/05/2010]

Trong hệ thống truyền lực, bộ ly hợp là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số và cầu chủ động. Khi bộ ly hợp gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí xe sẽ không hoạt động được. Chúng ta cùng tìm hiểu về những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp


1. Li hợp bị trượt
* Hiện tượng:
- Có mùi khét
- Khi chạy tăng ga nhưng xe vẫn chạy chậm
* Nguyên nhân:
- Tấm ma sát mòn, bề mặt bị chai cứng
- Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ
- Đĩa chủ động mòn làm giảm lực ép
- Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có
- Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy
- Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau
* Tác hại:
- Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh
- Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các lò xo bị giảm đàn tính.
- Không truyền hết mômen ra phía sau
2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn ( dính côn)
* Hiện tượng:
- Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho quá trình vào số khó khăn và gây va đập.
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do quá lớn
- Đĩa ma sát bị cong vênh
- Đĩa ép bị vênh
- Chiều cao các đòn mở không bằng nhau
- Khi ngắt li hợp có vật cớng rơi vào
- Moay ở đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp
- Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép
* Tác hại: Gây ra các va đập ở bánh trăng hộp số và vào số khó khăn.
3. Ly hợp bị rung giật khi nối động lực ( khi nhả ly hợp từ từ )
* Nguyên nhân:
- Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn
- Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng
- Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy.
- Đĩa ép bị vênh, đảo.
* Tác hại: Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và người lái xe mệt mỏi.
4. Ly hợp làm việc có tiếng kêu
Tiếng kêu thường thấy ở hai trường hợp:
a. Khi ly hợp ở trạng thái đóng
* Nguyên nhân:
- Lò xo ép gị gẫy
- Lò xo giảm chấn bị gẫy
- Đòn mở ly hợp bị gẫy
- Các bulông bắt không chặt.
b. Khi ly hợp ở trạng thái mở
* Nguyên nhân:
- Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ.
- Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ.
- Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.
- Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian
* Tác hại: Làm hư hỏng các chi tiết do va đập.
Bộ ly hợp không làm việc - kiểm tra và sửa chữa
Khi dừng xe hoặc khi xe chuẩn bị dừng lại thì động cơ cần được ngắt kết nối khỏi hộp số hoặc là xe sẽ bị chết máy.



Cơ cấu hệ thống điều khiển ly hợpVới xe sử dụng hộp số tự động thì một bộ biến mô được sử dụng để ngắt hoặc kết nối một cách tự động, còn đối với xe sử dụng hộp số sàn thì một bộ ly hợp được dùng để ngắt hoặc kết nối.




Bộ biến môCụm li hợp bao gồm các bộ phận như: Đĩa ly hợp, mâm ép, chạc tách ly hợp và bạc đạn dẫn hướng ( một vài xe cầu trước dẫn động thì không sử dụng bạc đạn dẫn hướng)


Cụm ly hợpCả hai đều sử dụng một bánh đà nhưng được thiết kế khác đi một chút. Một hộp số tự động thì có một cụm biến mô nặng được bắt trực tiếp lên bánh đà. Một hộp số sàn thì được bắt với bánh đà tạo ra sức nặng hơn để tích trữ năng lượng quán tính và tạo ra mômen xoắn tối ưu. Mâm ép ly hợp thì được bắt với bánh đà qua các khớp trên bánh đà và cố định bởi các đai ốc, còn đĩa ly hợp thì nằm giữa. Chạc tách ly hợp tác dụng lực lên mâm ép thông qua bạc đạn chà để kết nối hoặc ngắt kết nối với đĩa ly hợp.



Bạc đạn dẫn hướngBạc đạn dẫn hướng được đặt trong bánh đà tức là nơi đầu cuối của trục khuỷu và lỗ này dùng đễ đỡ trục thứ cấp của hộp số tăng thêm sự bền vững và chính xác.Dưới dây là hướng dẫn hỗ trợ việc chẩn đoán và tiến trình sữa chữa những vấn đề thông thường nhất của ly hợp.



Cụm ly hợp và bánh đà ( mặt cắt)Hướng dẫn sữa chữa:Vấn đề thứ nhất- Hộp số vào số lúc được, lúc không.Kiểm tra dầu ly hợp– Một vài xe có hệ thống ly hợp thủy lực. Điều này có nghĩa là dầu thủy lực để kích hoạt hoạt động hệ thống ly hợp hoạt động giống như dầu thắng. Kiểm tra mực dầu ly hợp, nếu mực dầu thấp hoặc cạn, thì có thể có một sự rò rĩ.



Kiểm tra mực dầuHệ thống điều khiển ly hợp sẽ không làm việc nếu không có dầu. Kiểm tra xy lanh chính và xy lanh con của ly hợp để xem có rò rĩ không. ( Chú ý: kiểm tra phía dưới của xy lanh chính và hướng về phía sau xy lanh chính, đó là những chỗ hay bị rò rĩ)Kiểm tra hư hỏng của đĩa ly hợpĐĩa ly hợp có thể bị hỏng hoàn toàn, điều này sẽ là cho đĩa bị trượt giữa mâm ép và bánh đà. Hộp số phải được tháo ra và ly hợp cần được tháo ra để kiểm tra tình trạng hư hỏng.



Đĩa ly hợpKiểm tra hư hỏng bên trong hộp sốHộp số dùng một trục bên trong để dẫn động các bánh răng còn lại bên trong hộp số. Nếu trục đầu vào ( trục sơ cấp) hoặc các bánh răng hỏng nó có thể là nguyên nhân làm cho cần chuyển số di chuyển được nhưng công suất không đưa được tới cầu vi sai. Hoạt động của ly hợp sẽ làm việc không bình thường trong tình trạng này.Xi lanh chính của ly hợp bị hỏng– Một vài xe được trang bị xi lanh ly hợp chính, xy lanh này sẽ chuyển áp lực đạp của bàn chân thành áp lực dầu. Áp lực của xy lanh chính đẩy dầu vào trong một xy lanh con làm kích hoạt chạc tách ly hợp để ngắt kết nối cụm ly hợpNếu xy lanh chính này bị hỏng nó sẽ không điều khiển được xy lanh con và kết quả là không ngắt được cụm ly hợp, vì vậy mà mặc dù đạp bàn đạp ly hợp nhưng hộp số vẫn không vào số được.



Cáp ly hợp bị hỏngDây cáp ly hợp bị đứtMột vài xe thì dùng một sợi cáp ly hợp để điều khiển ly hợp thay cho xy lanh chính và xy lanh con. Nếu như sợi cáp này bị hỏng nó sẽ không thể nào điều khiển ngắt ly hợp được và đó là nguyên nhân không thể vào số được. Nếu đạp bàn đạp ly hợp và cảm thấy không có tác dụng gì hết thì nên kiểm tra cáp ly hợp bị đứt.Ti đẩy li hợp bị gãyNếu các phương pháp điều khiển là hợp kiểm tra là ok ( dây cáp và thủy lực). Có thể là do ti đẩy ly hợp bị hỏng.Ti đẩy này dùng để truyền lực từ hệ thống điều khiển ly hợp tới chạc tách ly hợp và khi ty đẩy này đẩy vào thì mâm ép sẽ tách khỏi đĩa ly hợp. Nếu ty đẩy này bị hỏng thì nó là nguyên nhân là ly hợp không ngắt, để kiểm tra vấn đề này thì hộp số sẽ phải tháo ra.



Ti đẩyVấn đề thứ 2– Hộp số vào số được nhưng cảm thấy giống như bị trượtKiểm tra đĩa ly hợpĐĩa ly hợp được làm từ một hợp chất amiăng giống như bố thắng, nếu nguyên liệu này bị mòn dẫn tới bị mất lớp tiếp xúc và gây nên cảm giác trượt giữa mâm ép và bánh đà.



Đĩa ly hợp nằm giữa mâm ép và bánh đàĐiều này có thể là 1 trong 2 vấn đề như sau, có thể là do sự hiểu chỉnh ly hợp hoặc cũng có thể là do đĩa ly hợp bị mòn và thay thế nếu cần.Chú ý: Nếu động cơ rò rĩ dầu từ nắp máy hoặc từ vòng đệm ở cuối trục khuỷu ngay bánh đà thì nó cũng có thể làm hỏng đĩa ly hợp và đó là nguyên nhân gây trượt. Khi thay thế 1 đĩa ly hợp thì luôn luôn thay thê mâm ép, chạc tách ly hợp và bạc đạn dẫn hướng và tháo bánh đà làm sạch bề mặt bánh đà.Vấn đề thứ ba– Hộp số tạo nên tiếng két két trong lúc hoạt động hoặc lúc chuyển sốCác ổ đỡ bên trong hộp số- Bên trong hộp số trên xe phụ thuộc vào nhiều ổ bi đỡ và ổ bi nón để hổ trợ cho các trục và các bánh răng cấu thành nên hộp số. Nếu có bất cứ vòng bị nào bị hỏng thì nó sẽ là nguyên nhân làm cho hộp số có tiếng kêu két két hoặc tiếng vù vùNếu một bộ đồng tốc trong hộp số bị hỏng, nó sẽ không ăn khớp đồng tốc được với bánh răng khi chuyển số và sẽ gây tiếng kêu két két bên trong hộp số khi các bánh răng va chạm với răng đồng tốcXử lý các tiếng động và các vấn đềNếu khi xe đang chạy và có một tiếng kêu vù vù sau khi nhả bàn đạp ly hợp thì ổ bi đỡ ở trục sơ cấp của hộp số bị hỏng. Nếu hộp số hoàn toàn bình thường nhưng khi nhả bàn đạp ly hợp thì có một tiếng rít xuất hiện, lúc này bạc đạn chà đã bị hỏng.



Cụm ly hợpKhông bao giờ được bỏ mặc những tiếng động nhỏ, một tiếng động nhỏ có thể là nguyên nhân của một vấn đề lớn và hư hỏng hoạt động của hộp số. Không bao giờ để xe quá tải hoặc kéo vượt quá khả năng điều này có thể là nguyên nhân làm hộp số nhanh hỏng.Với xe được trang bị hộp số tự động thì có một bộ biến mô, khi nó bị hỏng thì sẽ là nguyên nhân làm chết máy, nhưng chỉ khi đặt số tiến hoặc số lùi.

Theo Thegioioto
Những trục trặc ở bộ đề thường xuyên xảy ra, do vậy, xe máy thường có thêm cần khởi động để sử dụng trong trường hợp này. Nếu phân tích chính xác hiện tượng thì việc sửa chữa các hư hỏng của hệ thống này sẽ nhanh chóng và tiết kiệm.
1. Khi bấm nút start máy đề không quay
Nguyên nhân của pan này có thể do bình acquy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện. Một lý do quan trọng là chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.
2. Đề yếu không kéo nổi vô-lăng
Lỗi này do bình acquy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.
3. Động cơ máy đề không chịu ngừng khi đã buông nút start
Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để sửa chữa hoặc thay mới.
4. Phần khởi động quay tốt nhưng vô-lăng không quay
Hiện tượng này do khớp ly hợp một chiều bị trượt, có thể vì lõi hoặc bi đề bị mòn, lò xo ống đẩy yếu không bung ra được. Phải vam vô-lăng ra khỏi trục khuỷu, tháo bộ ly hợp để xem xét sửa chữa hoặc thay mới.
5. Khi bấm nút start có tiếng va lớn trong máy đề
Đây là trường hợp thường gặp ở xe Trung Quốc, do chất lượng kim loại làm lõi và bi đề kém, mòn không đều, nhiều sai số. Khắc phục bằng cách gia công lại các chi tiết bằng kim loại tốt, đúng kích thước.
X.T.
 

apkool

Tài xế O-H
Kiểm tra và điều chỉnh bộ ly hợp

Thông thường để kiểm tra xem tình trạng làm việc của ly hợp còn người ta thường làm theo cách sau:



1. Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao các đòn mở
- Kiểm tra: Đối với ly hợp có đòn mở sau khi lắp lên bánh đà xong phải kiểm tra điều chỉnh chiều cao các đầu đòn mở. Dùng thước đo sâu ( thước cặp ) đo khoảng cách của các đầu đòn mở tới tới bề mặt làm việc của đĩa ép, khoảng cách này phải bằng nhau và nằm trong phạm vi cho phép đối với từng loại ly hợp do nhà chế tạo quy định. Nếu khoảng cách này không bằng nhau thì phải điều chỉnh lại, cho phép chêch lệch không quá 0,3 mm.
- Điều chỉnh: Tuỳ theo kết cấu lắp ghép của đòn mở mà ta có các cách điều chỉnh khác nhau. Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu lông bắt vào vỏ của ly hợp để thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Nếu tại đầu đòn mở bố trí các bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông tiến ra hoặc vào nhằm thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong, siết chặt đai ốc hãm.
2. Kiểm tra điều chỉnh hành trình tổng cộng và hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. ( hình 1)
Hành trình tự do của bàn đạp li hợp là khoảng cách dịch chuyển của bàn đạp ly hợp tính từ vị trí ban đầu cho tới khi vòng bi tỳ bắt đầu tiếp xúc vào đầu đòn mở ( triệt tiêu hết khe hở tự do), khi đó lực tác dụng vào bàn đạp bắt đầu cảm thấy nặng ( Phải dùng lực để ép lò xo ly hợp ). Hành trình tiếp theo của bàn đạp cho tới sát sàn xe gọi là hành trình làm việc (B) ( hành trình nén lò xo để ly hợp cắt hoàn toàn). Hành trình tổng cộng (A) là tổng khoảng cách của hai hành trình tự do và hành trình làm việc.
- Kiểm tra hành trình tổng cộng ( A) ( hình 1. b) như sau:
+ Đo độ cao của bàn đạp:( hình 1. a) Dùng thước đặt vuông góc với sàn xe, đo chiều cao này. Chiều cao này phải đúng trị số quy định cho từng loại xe. Ví dụ: đối với xe TOYOTA, NISSAN là 170 mm. Nếu không đúng thì điều chỉnh bằn cách thay đổi chiều dài của bu lông tỳ cần bàn đạp

Hình 1 : Kiểm tra độ cao và các hành trình của bàn đạp li hợp
+ Đạp bàn đạp từ từ cho tới hết tầm dịch chuyển ( vị trí tận cùng của bàn đạp ): đo khoảng khoảng cách dịch chuyển (A) của bàn đạp.
Nếu hành trình này không đúng phải điều chỉnh lại hành trình tự do.
- Kiểm tra hành trình tự do ( A- B ) của bàn đạp:
+ Đặt thước lá theo chiều tiến của bàn đạp li hợp với mốc là vị trí ban đầu của bàn đạp
+ Đạp bàn đạp từ từ cho tới lúc bắt đầu cảm giác thấy cứng (nặng) thì dừng lại
+ Đo khoảng cách từ vị trí ban đầu tới vị trí này của bàn đạp. Hành trình tự do phải trong phạm vi cho phép. Ví du là : đối với xe TOYOTA là 5 - 15 mm , xe ZiL 130 từ 45 - 52 mm.
Nếu không đúng cần điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh hoặc chiều dài của dây cáp. Đối với cơ cấu dẫn động thuỷ lực cần thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston của xi lanh chính bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh, kiểm tra lại hành trình tự do khi đạt yêu cầu thì siết chặt ốc hãm.
Đối với dẫn động phanh bằng thuỷ lực còn cần kiểm tra hành trình của ty đẩy ( hành trình dịch chuyển của bàn đạp tính từ khi đạp bàn đạp tới khí ty đẩy bắt đầu tác động vào piston của xi lanh chính ) Hành trình này phải nằm trong phạm vi cho phép: từ 1 - 5 mm. ( hình 1. a).
3. Xả khí trong cơ cấu dẫn động thuỷ lực
Sau khi sửa chữa lắp cơ cấu dẫn động li hợp thuỷ lực cần tiến hành xả khí trong hệ thống.
- Lắp đoạn ống nhựa vào đai ốc xả khí ( xả E), đầu kia cắm vào lọ hứng dầu phanh.
- Kiểm tra dầu ở bầu chứa dầu trên xi lanh chính, nếu thiếu thì bổ xung
- Đạp từ từ bàn đạp li hợp vài ba lần.
- Giữ bàn đạp ở vị trí đạp, đồng thời nới đai ốc xả khí cho tới khi thấy dầu phanh chảy ra lọ thì vặn chặt đai ốc xả khí.
- Lặp lại các thao tác trên cho đến khi không còn khí nổi lên trong lọ là đạt yêu cầu.
Các hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp [06/05/2010]

Trong hệ thống truyền lực, bộ ly hợp là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số và cầu chủ động. Khi bộ ly hợp gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí xe sẽ không hoạt động được. Chúng ta cùng tìm hiểu về những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp


1. Li hợp bị trượt
* Hiện tượng:
- Có mùi khét
- Khi chạy tăng ga nhưng xe vẫn chạy chậm
* Nguyên nhân:
- Tấm ma sát mòn, bề mặt bị chai cứng
- Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ
- Đĩa chủ động mòn làm giảm lực ép
- Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có
- Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy
- Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau
* Tác hại:
- Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh
- Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các lò xo bị giảm đàn tính.
- Không truyền hết mômen ra phía sau
2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn ( dính côn)
* Hiện tượng:
- Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho quá trình vào số khó khăn và gây va đập.
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do quá lớn
- Đĩa ma sát bị cong vênh
- Đĩa ép bị vênh
- Chiều cao các đòn mở không bằng nhau
- Khi ngắt li hợp có vật cớng rơi vào
- Moay ở đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp
- Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép
* Tác hại: Gây ra các va đập ở bánh trăng hộp số và vào số khó khăn.
3. Ly hợp bị rung giật khi nối động lực ( khi nhả ly hợp từ từ )
* Nguyên nhân:
- Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn
- Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng
- Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy.
- Đĩa ép bị vênh, đảo.
* Tác hại: Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và người lái xe mệt mỏi.
4. Ly hợp làm việc có tiếng kêu
Tiếng kêu thường thấy ở hai trường hợp:
a. Khi ly hợp ở trạng thái đóng
* Nguyên nhân:
- Lò xo ép gị gẫy
- Lò xo giảm chấn bị gẫy
- Đòn mở ly hợp bị gẫy
- Các bulông bắt không chặt.
b. Khi ly hợp ở trạng thái mở
* Nguyên nhân:
- Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ.
- Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ.
- Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.
- Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian
* Tác hại: Làm hư hỏng các chi tiết do va đập.
Bộ ly hợp không làm việc - kiểm tra và sửa chữa
Khi dừng xe hoặc khi xe chuẩn bị dừng lại thì động cơ cần được ngắt kết nối khỏi hộp số hoặc là xe sẽ bị chết máy.



Cơ cấu hệ thống điều khiển ly hợpVới xe sử dụng hộp số tự động thì một bộ biến mô được sử dụng để ngắt hoặc kết nối một cách tự động, còn đối với xe sử dụng hộp số sàn thì một bộ ly hợp được dùng để ngắt hoặc kết nối.




Bộ biến môCụm li hợp bao gồm các bộ phận như: Đĩa ly hợp, mâm ép, chạc tách ly hợp và bạc đạn dẫn hướng ( một vài xe cầu trước dẫn động thì không sử dụng bạc đạn dẫn hướng)


Cụm ly hợpCả hai đều sử dụng một bánh đà nhưng được thiết kế khác đi một chút. Một hộp số tự động thì có một cụm biến mô nặng được bắt trực tiếp lên bánh đà. Một hộp số sàn thì được bắt với bánh đà tạo ra sức nặng hơn để tích trữ năng lượng quán tính và tạo ra mômen xoắn tối ưu. Mâm ép ly hợp thì được bắt với bánh đà qua các khớp trên bánh đà và cố định bởi các đai ốc, còn đĩa ly hợp thì nằm giữa. Chạc tách ly hợp tác dụng lực lên mâm ép thông qua bạc đạn chà để kết nối hoặc ngắt kết nối với đĩa ly hợp.



Bạc đạn dẫn hướngBạc đạn dẫn hướng được đặt trong bánh đà tức là nơi đầu cuối của trục khuỷu và lỗ này dùng đễ đỡ trục thứ cấp của hộp số tăng thêm sự bền vững và chính xác.Dưới dây là hướng dẫn hỗ trợ việc chẩn đoán và tiến trình sữa chữa những vấn đề thông thường nhất của ly hợp.



Cụm ly hợp và bánh đà ( mặt cắt)Hướng dẫn sữa chữa:Vấn đề thứ nhất- Hộp số vào số lúc được, lúc không.Kiểm tra dầu ly hợp– Một vài xe có hệ thống ly hợp thủy lực. Điều này có nghĩa là dầu thủy lực để kích hoạt hoạt động hệ thống ly hợp hoạt động giống như dầu thắng. Kiểm tra mực dầu ly hợp, nếu mực dầu thấp hoặc cạn, thì có thể có một sự rò rĩ.



Kiểm tra mực dầuHệ thống điều khiển ly hợp sẽ không làm việc nếu không có dầu. Kiểm tra xy lanh chính và xy lanh con của ly hợp để xem có rò rĩ không. ( Chú ý: kiểm tra phía dưới của xy lanh chính và hướng về phía sau xy lanh chính, đó là những chỗ hay bị rò rĩ)Kiểm tra hư hỏng của đĩa ly hợpĐĩa ly hợp có thể bị hỏng hoàn toàn, điều này sẽ là cho đĩa bị trượt giữa mâm ép và bánh đà. Hộp số phải được tháo ra và ly hợp cần được tháo ra để kiểm tra tình trạng hư hỏng.



Đĩa ly hợpKiểm tra hư hỏng bên trong hộp sốHộp số dùng một trục bên trong để dẫn động các bánh răng còn lại bên trong hộp số. Nếu trục đầu vào ( trục sơ cấp) hoặc các bánh răng hỏng nó có thể là nguyên nhân làm cho cần chuyển số di chuyển được nhưng công suất không đưa được tới cầu vi sai. Hoạt động của ly hợp sẽ làm việc không bình thường trong tình trạng này.Xi lanh chính của ly hợp bị hỏng– Một vài xe được trang bị xi lanh ly hợp chính, xy lanh này sẽ chuyển áp lực đạp của bàn chân thành áp lực dầu. Áp lực của xy lanh chính đẩy dầu vào trong một xy lanh con làm kích hoạt chạc tách ly hợp để ngắt kết nối cụm ly hợpNếu xy lanh chính này bị hỏng nó sẽ không điều khiển được xy lanh con và kết quả là không ngắt được cụm ly hợp, vì vậy mà mặc dù đạp bàn đạp ly hợp nhưng hộp số vẫn không vào số được.



Cáp ly hợp bị hỏngDây cáp ly hợp bị đứtMột vài xe thì dùng một sợi cáp ly hợp để điều khiển ly hợp thay cho xy lanh chính và xy lanh con. Nếu như sợi cáp này bị hỏng nó sẽ không thể nào điều khiển ngắt ly hợp được và đó là nguyên nhân không thể vào số được. Nếu đạp bàn đạp ly hợp và cảm thấy không có tác dụng gì hết thì nên kiểm tra cáp ly hợp bị đứt.Ti đẩy li hợp bị gãyNếu các phương pháp điều khiển là hợp kiểm tra là ok ( dây cáp và thủy lực). Có thể là do ti đẩy ly hợp bị hỏng.Ti đẩy này dùng để truyền lực từ hệ thống điều khiển ly hợp tới chạc tách ly hợp và khi ty đẩy này đẩy vào thì mâm ép sẽ tách khỏi đĩa ly hợp. Nếu ty đẩy này bị hỏng thì nó là nguyên nhân là ly hợp không ngắt, để kiểm tra vấn đề này thì hộp số sẽ phải tháo ra.



Ti đẩyVấn đề thứ 2– Hộp số vào số được nhưng cảm thấy giống như bị trượtKiểm tra đĩa ly hợpĐĩa ly hợp được làm từ một hợp chất amiăng giống như bố thắng, nếu nguyên liệu này bị mòn dẫn tới bị mất lớp tiếp xúc và gây nên cảm giác trượt giữa mâm ép và bánh đà.



Đĩa ly hợp nằm giữa mâm ép và bánh đàĐiều này có thể là 1 trong 2 vấn đề như sau, có thể là do sự hiểu chỉnh ly hợp hoặc cũng có thể là do đĩa ly hợp bị mòn và thay thế nếu cần.Chú ý: Nếu động cơ rò rĩ dầu từ nắp máy hoặc từ vòng đệm ở cuối trục khuỷu ngay bánh đà thì nó cũng có thể làm hỏng đĩa ly hợp và đó là nguyên nhân gây trượt. Khi thay thế 1 đĩa ly hợp thì luôn luôn thay thê mâm ép, chạc tách ly hợp và bạc đạn dẫn hướng và tháo bánh đà làm sạch bề mặt bánh đà.Vấn đề thứ ba– Hộp số tạo nên tiếng két két trong lúc hoạt động hoặc lúc chuyển sốCác ổ đỡ bên trong hộp số- Bên trong hộp số trên xe phụ thuộc vào nhiều ổ bi đỡ và ổ bi nón để hổ trợ cho các trục và các bánh răng cấu thành nên hộp số. Nếu có bất cứ vòng bị nào bị hỏng thì nó sẽ là nguyên nhân làm cho hộp số có tiếng kêu két két hoặc tiếng vù vùNếu một bộ đồng tốc trong hộp số bị hỏng, nó sẽ không ăn khớp đồng tốc được với bánh răng khi chuyển số và sẽ gây tiếng kêu két két bên trong hộp số khi các bánh răng va chạm với răng đồng tốcXử lý các tiếng động và các vấn đềNếu khi xe đang chạy và có một tiếng kêu vù vù sau khi nhả bàn đạp ly hợp thì ổ bi đỡ ở trục sơ cấp của hộp số bị hỏng. Nếu hộp số hoàn toàn bình thường nhưng khi nhả bàn đạp ly hợp thì có một tiếng rít xuất hiện, lúc này bạc đạn chà đã bị hỏng.



Cụm ly hợpKhông bao giờ được bỏ mặc những tiếng động nhỏ, một tiếng động nhỏ có thể là nguyên nhân của một vấn đề lớn và hư hỏng hoạt động của hộp số. Không bao giờ để xe quá tải hoặc kéo vượt quá khả năng điều này có thể là nguyên nhân làm hộp số nhanh hỏng.Với xe được trang bị hộp số tự động thì có một bộ biến mô, khi nó bị hỏng thì sẽ là nguyên nhân làm chết máy, nhưng chỉ khi đặt số tiến hoặc số lùi.

Theo Thegioioto
Những trục trặc ở bộ đề thường xuyên xảy ra, do vậy, xe máy thường có thêm cần khởi động để sử dụng trong trường hợp này. Nếu phân tích chính xác hiện tượng thì việc sửa chữa các hư hỏng của hệ thống này sẽ nhanh chóng và tiết kiệm.
1. Khi bấm nút start máy đề không quay
Nguyên nhân của pan này có thể do bình acquy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện. Một lý do quan trọng là chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.
2. Đề yếu không kéo nổi vô-lăng
Lỗi này do bình acquy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.
3. Động cơ máy đề không chịu ngừng khi đã buông nút start
Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để sửa chữa hoặc thay mới.
4. Phần khởi động quay tốt nhưng vô-lăng không quay
Hiện tượng này do khớp ly hợp một chiều bị trượt, có thể vì lõi hoặc bi đề bị mòn, lò xo ống đẩy yếu không bung ra được. Phải vam vô-lăng ra khỏi trục khuỷu, tháo bộ ly hợp để xem xét sửa chữa hoặc thay mới.
5. Khi bấm nút start có tiếng va lớn trong máy đề
Đây là trường hợp thường gặp ở xe Trung Quốc, do chất lượng kim loại làm lõi và bi đề kém, mòn không đều, nhiều sai số. Khắc phục bằng cách gia công lại các chi tiết bằng kim loại tốt, đúng kích thước.
X.T.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên