Mạch điên xe honda civic

T
Bình luận: 14Lượt xem: 13,667

tranhuyanh

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi tai sao máy phát điên trên xe Hon da civic có 6 đầu ra: 1 đầu cấp cực - (nối mát)- ok, 1 đầu là phát ra cực (+) ok. Còn 4 đầu ra từ tiết chế vi mạch gắn trong máy phát trong đó 1 đầu tới cầu chì rồi qua công tắc máy, 3 đầu còn lại đi vào ECU.) 3 đầu đi vào ECU có tác dụng gì hả các bác?
 

vthangnd

Tài xế O-H
Bác có sơ đồ điện con Cicic không? Em chưa xem nhưng theo em đoán: bác bảo 1 chân từ tiết chế qua cầu chì rồi đến công tắc máy là chân IG (đóng vai trò sẽ là nguồn cung cấp điện tới Rotor làm nhiệm vụ kích từ), còn 3 chân còn lại vào ECU thì 1 chân đóng vai trò là tín hiệu để ECU điều khiển đèn báo nạp (L), 1 chân đóng vai trò nhận biết điện áp phát ra từ máy phát, 1 chân còn lại là chân lấy điện áp ACCU để so sánh điện áp phát ra với điện áp ACCU ntn để Tiết chế điều khiển dòng KÍCH TỪ cho phù hợp ( giao tiếp giữa ECU vs tiết chế, ECU nhận biết được điện áp ACCU, điện áp phát của máy phát và giao tiếp vs tiết chế). Tiết chế các loại trước thì các cực để lấy tín hiệu điện áp ACCU và điện áp phát ra thì được nối trực tiếp vào Tiết chế nhưng ở đây được thông qua ECU!
 

venza279

Tài xế O-H
Em tính nó thế này bác xem có phải không ạ. cái máy phát này nó dùng ECM + IC để điều áp chứ không dùng IC nằm trong máy phát như toyota.
1: Chân B là chân đầu ra của máy phát cũng như là chân cung cấp điện cho cuộn kíc từ khi máy chưa nổ.
2: Chân FR là chân nhận biết điện áp phát ra từ 1 pha của máy phát. nó báo cho ECM biết máy phát đã phát điện bằng cách so sánh điện áp của đầu ra máy phát với điện áp accu để tắt đèn báo nạp.
3: Chân 3 là chân điều khiển bật đèn báo xạc trên táp lô <CHARGE SYSTEM INDICATOR >. Vì em thấy cái diot ngược trên ECM nên em suy đoán nó là cái diot bảo vệ chống lắp sai dây qua +.
4: Chân C là chân điều khiển dòng điện qua cuộn roto kích từ, thằng này dc ECM điều khiển.
5: IG là chân sau công tắc máy để cung cấp điện cho IC hoạt động.
Các bác có gì chỉ bảo em với ạ.
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Bác có sơ đồ điện con Cicic không? Em chưa xem nhưng theo em đoán: bác bảo 1 chân từ tiết chế qua cầu chì rồi đến công tắc máy là chân IG (đóng vai trò sẽ là nguồn cung cấp điện tới Rotor làm nhiệm vụ kích từ), còn 3 chân còn lại vào ECU thì 1 chân đóng vai trò là tín hiệu để ECU điều khiển đèn báo nạp (L), 1 chân đóng vai trò nhận biết điện áp phát ra từ máy phát, 1 chân còn lại là chân lấy điện áp ACCU để so sánh điện áp phát ra với điện áp ACCU ntn để Tiết chế điều khiển dòng KÍCH TỪ cho phù hợp ( giao tiếp giữa ECU vs tiết chế, ECU nhận biết được điện áp ACCU, điện áp phát của máy phát và giao tiếp vs tiết chế). Tiết chế các loại trước thì các cực để lấy tín hiệu điện áp ACCU và điện áp phát ra thì được nối trực tiếp vào Tiết chế nhưng ở đây được thông qua ECU!
Bác nầy học đâu ra vậy?, tư vấn thì cho chính xác nhé, bác tư vấn kiểu nầy người ta chết mất thôi
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Bác có sơ đồ điện con Cicic không? Em chưa xem nhưng theo em đoán: bác bảo 1 chân từ tiết chế qua cầu chì rồi đến công tắc máy là chân IG (đóng vai trò sẽ là nguồn cung cấp điện tới Rotor làm nhiệm vụ kích từ), còn 3 chân còn lại vào ECU thì 1 chân đóng vai trò là tín hiệu để ECU điều khiển đèn báo nạp (L), 1 chân đóng vai trò nhận biết điện áp phát ra từ máy phát, 1 chân còn lại là chân lấy điện áp ACCU để so sánh điện áp phát ra với điện áp ACCU ntn để Tiết chế điều khiển dòng KÍCH TỪ cho phù hợp ( giao tiếp giữa ECU vs tiết chế, ECU nhận biết được điện áp ACCU, điện áp phát của máy phát và giao tiếp vs tiết chế). Tiết chế các loại trước thì các cực để lấy tín hiệu điện áp ACCU và điện áp phát ra thì được nối trực tiếp vào Tiết chế nhưng ở đây được thông qua ECU!
Cái bác nầy học đâu ra vậy? đã tư vấn thì phải đúng chứ, bác tư vấn cho người ta kiểu nầy là toi
 

vthangnd

Tài xế O-H
Sorry bác trước!
Đây là trao đổi mà bác, nên có sai gì bác có thể cho ý kiến để em còn rút kinh nghiệm, mới lên diễn đàn nên cũng mong là thấy được cái sai của mình!
Thanks các bác!
 

vthangnd

Tài xế O-H
Sorry bác trước!
Đây là trao đổi mà bác, nên có sai gì bác có thể cho ý kiến để em còn rút kinh nghiệm, mới lên diễn đàn nên cũng mong là thấy được cái sai của mình!
Thanks các bác!
 

kia_service

Thợ quèn
Nhân viên
mình thấy bác venza nói đúng thế,cao thủ thật,=d>
Chân B là đầu ra ACCU
Chân FR là chân kích từ
Chân L lên đèn báo sạc
Chân C về ECU để so sánh điện áp
Chân IG là chân cấp điện vào máy phát khi IG ON ,chân này có nhiệm vụ cấp điện thường trực để máy phát lấy điện cho cuộn kích từ trong trường hợp mất điều khiển kích từ từ ECM.Khi đó dòng sạc lúc nào cũng là 14.2V
Chân còn lại là chân Mass
Em có 1 số vấn đề không đồng nhất với bác Venza.Thứ nhất là chân FR ,trong tất cả các sơ đồ mạch em từng đọc thì chân FR được ký hiệu cho dây kích từ ,chân S Sensing mới là chân để đưa tín hiệu so sánh điện áp cho ECU.Thứ 2 là chân IG ,chân này là em suy luận ,vì trên xe KIA FORTE ,khi bác rút giắc đôi trên máy phát (1 giắc của đèn báo nạp ,1 giắc của cuộn kích từ) thì máy phát vẫn có thể phát điện ,nhưng lúc nào cũng phát dòng tối đa.Vì trong máy phát đã có sẵn 1 dây nối từ B+ vào IC ,để đề phòng trường hợp mất dòng kích từ xe vẫn có thể sạc ,tuy nhiên đèn báo nạp sẽ sáng và check thì sẽ báo lỗi điện áp sạc quá cao.Vì xe này có rất nhiều thiết bị tiêu thụ năng lượng điện ,em cứu hộ 1 con hỏng máy phát ,1 bình ACCu được sạc đầy cg chỉ đủ cho xe chạy 5km là cùng.Nên nếu máy phát không nạp ,thì việc đưa xe đến nơi sửa chữa cũng rất vất vả.Có lẽ nhà sản xuất tính đến trường hợp này nên mới chế tạo chân IG cho Civic.
Những ý kiến này em viết lên mang tính chất học hỏi và trao đổi.Vì mỗi hãng có 1 cách thiết kế ,đặt tên và áp dụng khác nhau.Có gì chưa đúng mong các bác chỉ bảo nhé.
 

venza279

Tài xế O-H
Em cũng chỉ học hỏi qua sách vở và tìm hiểu thêm các tl bên ngoài bác ạ.
1: sở dĩ em nghỉ c là kích từ tài vì từ voltage regulator đua ra ECM rồi vào con trans nhịp mass. như vậy nếu chân c là chân đưa ra so sánh thì nó nhịp mass làm gi hả bác. nếu trước nó có cầu phân áp thì em cho là bác suy luận có cơ sở nhưng nó đi thẳng về mát.
2: chân FR được cung cấp nguồn 5v thì e không đủ phát điện. mặt khác nó lại có cầu phân áp đứa tín hiệu sau điện trở cho ECM. Em nghỉ thế này. Điện áp đưa ra tại chân B sẻ làm tín hiệu kích cho 1 con trans ở regulator làm việc ở chế độ khuyếch đại. nếu điện áp máy phát phát ra cao. nó sẽ mở cho điện áp 5v về mát lớn. như vậy tín hiệu điện áp trên cầu ALTF gửi cho ECM bé. và ngược lại. như vậy ECM biết được trạng thái phát điện để đóng hoặc mở trans ở chân ALTC cho dòng điện chạy qua cuộn kích từ.
Chân điện áp pha đưa ra chỉ mục đích báo cho IC biết tình trạng đã phát điện hay không của máy phát để tắt đèn báo nạp mà thôi.
3. bác KIA nói khi rút giắc trên máy phát ở kia forte ra như vậy là đúng. vì lúc đó cuộn kíc sẻ lấy nguồn từ máy phát và IC bị mất nguồn nuôi từ IG nên vẩn có điện nhưng không điều chỉnh được. em nghỉ đây chắc không phải là ý tưởng của nhà sản xuất đưa ra để mà đảm bảo xe vẩn có điện khi bị mất IG vì khi đó đúng là ACU vẫn được xạc nhưng các thiết bị khác sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Đó là ý kiến chủ quan của em mong các bác trao đổi để em hiểu thêm về cái máy phát của CIVIC.
 

phanminhnhat

Học việc
Em xin góp ý về 2 chân FR và C

Chân C như trên sơ đồ đi vào 1 con trans bên trong ECU, theo em cực C này của HONDA sẽ tương đương với cực G trên sơ đồ của các hãng khác có tác dụng: Hạn chế dòng điện phát ra từ máy phát bằng chu kì điều khiển sự thông mạch giữa cực C và mass thông qua sự đóng/ngắt con trans bên trong ECU (ECU điều khiển chế độ tải máy phát), để cho rõ em xin tham khảo sơ đồ mạch bên dưới:

Khi G không nối mass (trans trong ECU ngắt) thì Tr1 luôn dẫn, máy phát hoạt động ở chế độ 100% công suất: Khi điện áp cực S lên đến 14,4V thì diod zener thông nên...trans công suất ngắt ->điện áp ra máy phát được duy trì ở điện áp điều chỉnh là 14,4V
Khi G nối mass (trans trong ECU dẫn) thì Tr1 ngắt, máy phát hoạt động ở chế độ 0% công suất: Khi điện áp cực S lên đến 12,3V thì trans công suất sẽ ngắt. Vì điện áp này thấp hơn điện áp của acquy được sạc nên thực tế không có dòng điện phát ra từ máy phát.
(Chân S trên sơ đồ CIVIC không thấy ghi, em nghĩ đó là chỗ chân B đi vào tiết chế )

Chân FR: nhận biết thời gian cấp điện cho cuộn kích từ, khi tải tăng lên thì điện áp tại cực FR giảm vì trans công suât bên trong tiết chế dẫn lâu hơn
Cực FR tạo tín hiệu ra on/off của cuộn kích đưa vào ECU (điện áp tại cưc FR thấp khi trans công suất dẫn và cao khi trans công suất ngắt). Đáp ứng lại tín hiệu này, ECU nhận biết dòng phát ra của máy phát và điều khiển van không tải ISC theo tải điện để tránh sự thay đổi về tốc độ cầm chừng khi vì một lý do nào đó tải điện thay đổi.
Ý kiến riêng của em, mong các bác góp ý thêm.
 

kia_service

Thợ quèn
Nhân viên
Sau 1 time nghiên cứu và trao đổi với bác Phanminhnhat ,hnay xin cáo lỗi với bác Venza.:10: ,hóa ra từ trước đến giờ em hiểu sai về nguyên lý dkhien kích từ.Cảm ơn các bác đã dành time trao đổi nên em mới có cơ hội hiểu sâu hơn về thứ mà em "cứ tưởng là em đã hiểu".:lx:lx:lx ,cảm ơn Phanminhnhat và Venza rất nhiều.
 

QuocHuy97

Tài xế O-H
Em xin góp ý về 2 chân FR và C

Chân C như trên sơ đồ đi vào 1 con trans bên trong ECU, theo em cực C này của HONDA sẽ tương đương với cực G trên sơ đồ của các hãng khác có tác dụng: Hạn chế dòng điện phát ra từ máy phát bằng chu kì điều khiển sự thông mạch giữa cực C và mass thông qua sự đóng/ngắt con trans bên trong ECU (ECU điều khiển chế độ tải máy phát), để cho rõ em xin tham khảo sơ đồ mạch bên dưới:

Khi G không nối mass (trans trong ECU ngắt) thì Tr1 luôn dẫn, máy phát hoạt động ở chế độ 100% công suất: Khi điện áp cực S lên đến 14,4V thì diod zener thông nên...trans công suất ngắt ->điện áp ra máy phát được duy trì ở điện áp điều chỉnh là 14,4V
Khi G nối mass (trans trong ECU dẫn) thì Tr1 ngắt, máy phát hoạt động ở chế độ 0% công suất: Khi điện áp cực S lên đến 12,3V thì trans công suất sẽ ngắt. Vì điện áp này thấp hơn điện áp của acquy được sạc nên thực tế không có dòng điện phát ra từ máy phát.
(Chân S trên sơ đồ CIVIC không thấy ghi, em nghĩ đó là chỗ chân B đi vào tiết chế )

Chân FR: nhận biết thời gian cấp điện cho cuộn kích từ, khi tải tăng lên thì điện áp tại cực FR giảm vì trans công suât bên trong tiết chế dẫn lâu hơn
Cực FR tạo tín hiệu ra on/off của cuộn kích đưa vào ECU (điện áp tại cưc FR thấp khi trans công suất dẫn và cao khi trans công suất ngắt). Đáp ứng lại tín hiệu này, ECU nhận biết dòng phát ra của máy phát và điều khiển van không tải ISC theo tải điện để tránh sự thay đổi về tốc độ cầm chừng khi vì một lý do nào đó tải điện thay đổi.
Ý kiến riêng của em, mong các bác góp ý thêm.

anhh tư vấn dùm emm mạch điện máy phát này với đc kh ạ ??
 

Hungpx

Tài xế O-H
e ngu ngơ chưa hiểu, các bác cho e hỏi là thế đo điện trực tiếp trên xe thì như tnao? rắc 4 dây đó có mấy lửa mấy mát, e đo thì thấy có 1dây +12v, 1 dây ko có j, 2 dây 5v. như thế là tnao? dây nào là l dây nào là s dây nào là fr dây nào là G. máy phát của e đang ko nạp mong các bác chỉ giùm...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên