Mức thu và phương thức thu phí sử dụng đường bộ

buidinhduong
Bình luận: 0Lượt xem: 973

buidinhduong

Tài xế O-H
(Dân trí) - Theo Thông tư hướng dẫn về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện do Bộ Tài chính vừa ban hành thì từ ngày 1/1/2013, xe mô-tô sẽ phải nộp từ 50.000 - 150.000 đồng/năm, còn với ô tô là từ 1,56 - 12,48 triệu đồng/năm.


Mức thu và phương thức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng từ ngày 1/1/2013 theo Thông tư Thông tư số 197/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2012 cụ thể như sau:

Mức thu phí đối với ô tô:




Về phương thức nộp phí, với xe ô tô dân sự đăng ký tại Việt Nam, phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đến mỗi kỳ đăng kiểm, chủ xe mang xe đến đăng kiểm, nộp phí, lệ phí đăng kiểm (nếu có) và nộp phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm. Cơ quan đăng kiểm dán Tem đăng kiểm tương ứng với chu kỳ đăng kiểm và Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Trường hợp chủ phương tiện đến đăng kiểm sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ đăng kiểm quy định, cơ quan đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước. Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 1 tháng.

Đối với xe đăng kiểm trước ngày 01/01/2013 (ngày hiệu lực của Thông tư): Nếu kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh trong thời gian từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013 thì chủ phương tiện phải đến đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 01/01/2013 đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.

Nếu kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh sau ngày 31/12/2013 thì chậm nhất đến ngày 30/6/2013, chủ phương tiện phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013 hoặc đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.

Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định, thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Cơ quan đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm.

Đối với xe ô tô nhập cảnh lưu hành tại Việt Nam, kỳ tính phí là khoảng thời gian được phép lưu hành tại Việt Nam. Thời điểm nộp phí là khi nộp hồ sơ xin nhập cảnh lưu hành tại Việt Nam.

Xe ô tô bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; bị tịch thu; hoặc bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ. Nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định.

Mức phí đối với xe mô tô (không bao gồm xe máy điện):

Loại phương tiện chịu phí
Mức thu(nghìn đồng/năm)
Loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3
Từ 50 đến 100
Loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3
Từ trên 100 đến 150
Xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh
2.160

Căn cứ mức thu phí đối với xe mô tô nêu trên, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Riêng xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy-lanh áp dụng mức thu theo mức quy định nêu trên.

Khi thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô-tô, cơ quan thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí theo quy định ban hành.

Phương thức nộp phí đối với xe mô-tô như sau:

- Đối với xe mô tô phát sinh trước ngày 01/01/2013 thì tháng 01/2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.

- Đối với xe mô tô phát sinh từ ngày 01/01/2013 trở đi, nếu thời điểm phát sinh từ ngày 01/01 đến 30/6 hàng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với xe mô tô, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm. Thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.

Nếu thời điểm phát sinh từ 01/7 đến 31/12 hàng năm, thì chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.

Quản lý và sử dụng phí

Đối với phí thu từ xe ô tô, đơn vị tổ chức thu phí sử dụng đường bộ được trích để lại 1% số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Các đơn vị đăng kiểm (đơn vị thu phí) trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam 3% số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ (bao gồm: chi phí xây dựng phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu, thuê bao đường truyền internet dành riêng, tập huấn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra và các chi phí có liên quan khác) của hệ thống cơ quan đăng kiểm trên toàn quốc.

Đối với phí thu từ xe mô tô, các phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10% số phí sử dụng đường bộ thu được; các xã được để lại tối đa không quá 20% số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định cụ thể tỷ lệ để lại đối với các địa bàn của địa phương cho phù hợp với thực tế.

Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì địa phương mở tại Kho bạc nhà nước (trường hợp địa phương chưa lập Quỹ bảo trì địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương) và sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ.

Nhật Minh
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên