Nguyên lý hoạt động của các van thuỷ lực

khoadongluc
Bình luận: 1Lượt xem: 5,397

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
VAN BƯỚM GA
Khi đạp chân ga, chốt chuyển xuống số thấp bị ấn lên trên qua cáp dẫn động bướm ga và cam bướm ga. Do đó van bướm ga dịch chuyển lên trên bằng lò xo, mở khoan áp suất để tạo ra áp suất bướm ga.
Áp suất bướm ga cùng với áp suất cắt giảm áp tạo ra lực căng bằng với lò xo của van.
Chốt xuống số thấp, van hãm bộ điều áp.
Bàn đạp ga được nhấn đến gần vị trí mở hoàn toàn (bướm ga của động cơ mở lớn hơn 85%), chốt xuống số thấp mở khoang áp suất cắt giảm áp, sau đó làm cho van hãm bộ điều áp (nó làm áp suất thủy lực tác dụng lên van chuyển số 1-2, 2-3) và van chuyển số 3-4 hoạt động và tạo nên hiệu quả kick–down.
Ap suất cắt cũng tác dụng lên chốt chuyển xuống số thấp khi góc mở của bướm ga dưới 85%. Một cơ cấu trợ giúp công suất được dùng để giảm nhẹ lực căng của lò xo tương ứng với cam bướm ga bằng sự chênh lệch về đường kính piston của van ([A-B] X áp suất cắt giảm áp).
VAN ĐIỀU BIẾN BƯỚM GA
Van này tạo ra áp suất điều biến bướm ga. nó làm giảm bớt áp suất bướm ga khi bướm ga của động cơ mở rộng. Điều này làm cho áp suất điều biến bướm ga tác dụng lên van điều áp sơ cấp do vậy làm thay đổi áp suất chuẩn gần đúng với sự thay đổi công suất phát ra của động cơ.
VAN ĐIỀU KHIỂN BỘ TÍCH NĂNG
Van điều khiển bộ tích năng làm giảm rung động khí vào số bằng cách giảm áp suất hồi của bộ tích năng cho ly hợp số truyền thẳng (C2) và bộ tích năng cho phanh số 2 (B2) khi góc mở của bướm ga là nhỏ.
Nếu góc mở bướm ga còn nhỏ, do moment tạo bởi động cơ còn thấp nên cả áp suất hồi về bộ thế năng và do đó áp suất ban đầu dùng để hoạt động các phanh và ly hợp đều giảm xuống, ngăn chặn va đập mà nếu không sẽ xảy ra khi nối phanh và ly hợp.
Ngược lại khi moment tạo bởi động cơ lớn nếu góc mở của bướm ga lớn, áp suất hồi về bộ thế năng tăng lên, do đó ngăn sự trượt xảy ra khi ly hợp và phanh ăn khớp.
VAN ĐIỀU BIẾN THẤP
Van điều biến làm giảm áp suất chuẩn từ van điều khiển (áp suất điều biến thấp) để giảm va đập khi hộp số được chuyển đến dãy “L”. Ap suất điều biến thấp ấn van chuyển số quán tính thấp xuống và tác dụng lên phanh số 1 và số lùi (B3) để giảm va đập. Nó làm cho áp suất điều biến thấp tác dụng lên van điều biến sơ cấp để tăng áp suất chuẩn, điều đó làm tăng moment để ngăn không cho ly hợp và phanh bị trượt.
VAN ĐIỀU BIẾN SỐ 2
Ơ dãy “2”, van này làm giảm áp suất chuẩn từ van chuyển số trung gian (áp suất điều biến số 2). Áp suất điều biến số 2 tác dụng lên phanh dải số 2 (B1) qua van chuyển số 1-2 để giảm va đập khi vào số.
VAN CẮT GIẢM ÁP
Van này điều chỉnh áp suất cắt tác động lên van bướm ga và nó được dẫn động bằng áp suất li tâm và áp suất bướm ga. Việc cung cấp áp suất cắt đến van bướm ga theo cách này làm giảm áp suất bướm ga để tránh cho bơm dầu khỏi bị mất công suất không cần thiết.
Ap suất li tâm tác dụng lên phần trên của van này, và khi van được ấn xuống, một khoan từ van bướm ga mở ra và cung cấp áp suất bướm ga. Do sự chênh lệch về đường kính của piston nên kết quả là van cắt giảm áp bị ấn ngược lên trên và sự cân bằng giữa lực ấn xuống do áp suất li tâm và áp suất bướm ga trở thành áp suất cắt giảm áp.
VAN RƠLE KHÓA BIẾN MÔ
Van rơle khóa biến mô sẽ đảo ngược dòng dầu chảy qua bộ biến mô (ly hợp khóa biến mô) phụ thuộc vào khóa tín hiệu từ van tín hiệu.
Khi áp suất tín hiệu tác dụng lên phần dưới của van rơle khóa biến mô, van này sẽ bị ấn xuống. Điều đó làm mở khoang phía sau của ly hợp khóa biến mô, làm cho nó ăn khớp.
Nếu áp suất tín hiệu bị cắt, van rơle khóa biến mô bị ấn xuống bằng áp suất chuẩn và lực lò xo tác dụng lên phần đầu của van role. Điều đó làm mở khoang dầu đến phía trước của ly hợp khóa biến mô làm cho nó nhả khớp.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên