Thảo luận về điều chỉnh độ chụm bánh xe

L
Bình luận: 65Lượt xem: 20,960

zl0kjz

Tài xế O-H
nếu dùng thước dây mà thấy thiếu chính xác bác lấy 1 cái cây thẳng móc 2 dây xích 2 đầu( bằng nhau nha) rồi đo cho đều là ok rồi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
các bác hui-oto ơi! cho em hỏi chút kiến thức liên quan đến độ chụm bánh xe. cụ câu hỏi hỏi của em là: Nêu quy trình điều chỉnh độ chụm bánh xe?
Xin cảm ơn tinh thần đóng góp ý kiến của các bác !thanksss
-Nếu chỉ nói đến độ chụm bánh xe thì dụng cụ đo là thước đo độ dài ạ!
-Thước dây là một loại thước đo độ dài, tuy nhiên dụng cụ chuẩn là một thanh cứng có gắn thước dây, hai đầu có hai mũi thép để bảo đảm đo cùng một khoảng cách với mặt đất. Dụng cụ này chuẩn hơn thước dây thông thường vì thước dây có thể không đo được độ chụm ở chiều cao của tâm bánh xe do vướng gầm xe. Tại vị trí này, lấy khoảng cách 2 lốp sau trừ đi 2 lốp trước là có độ chụm theo đúng định nghĩa. Nếu đo ở vị trí khác độ cao tâm bánh xe, thì số đo nhỏ hơn thực tế
- Nếu có thiết bị điện tử đo góc đặt bánh xe, thì máy tính sẽ tính được độ chụm, chứ không đo được thông số này
- Việc đi qua bàn trượt như ở đăng kiểm là không chính xác. Thông số đo được là độ trượt ngang bánh xe.
- Độ chụm đo bằng (mm); độ trượt ngang bánh xe đo bằng (mm/m) hoặc (m/km)
 

ezup

Tài xế O-H
Hic không down đc bác ơi, em cũng thấy thầy dạy là đo bằng thước dây rồi chỉnh rotuyn, đến khi nào đc thì thôi, nhưng chưa đc thực hành, bác nào có hình ko ạ
 
N

nghiaman

Khách
bác muốn biết rõ tải phần chuẩn đoán hệ thống gầm về có đủ thông tin các bác hỏi đó
 

auto22

Tài xế O-H
Độ chụm là độ lệch của phần trước và phần sau bánh xe khi nhìn từ trên xuống. Góc lệch của bánh xe được gọi là góc chụm. Khi phần phía trước của các bánh xe gần nhau hơn so với phần phía sau thì được gọi là “độ chụm”, và nếu ngược lại thì được gọi là “độ choãi”.
Thông thường, mục đích ban đầu của góc chụm là khử bỏ lực đẩy ngang do góc camber tạo ra. Vì vậy, góc chụm ngăn ngừa bánh xe mở ra hai bên khi có camber dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do áp dụng camber âm và do hiệu quả của hệ thống treo và lốp tăng lên nên nhu cầu khử bỏ lực đẩy ngang không còn nữa. Do vậy, mục đích của góc chụm đã chuyển thành đảm bảo độ ổn định chạy trên đường thẳng. Khi xe chạy trên đường nghiêng, thân xe nghiêng về một bên. Khi đó xe có khuynh hướng quay về phía nghiêng. Nếu phần phía trước của mỗi bánh xe chụm vào trong (Độ chụm), thì xe có khuynh hướng chạy theo hướng ngược lại hướng nghiêng. Vì vậy, độ ổn định khi chạy trên đường thẳng được duy trì.
Tuy nhiên nếu độ chụm vào quá lớn, độ trượt bên sẽ làm cho lốp xe mòn không đều. Nếu độ choãi ra quá lớn thì khó đảm bảo độ ổn định chạy đường thẳng.

Bán kính quay vòng
Bán kính quay vòng là góc quay của bánh xe phía trước bên trái và bên phải khi chạy trên đường vòng. Với góc quay của bánh xe trước bên trái và bên phải giống nhau lốp xe bên trong hoặc ngoài sẽ bị trượt về một bên và không thể quay xe một cách nhẹ nhàng. Điều này cũng làm cho lốp xe mòn không đều.

Với góc quay của các bánh xe bên phải và bên trái khác nhau, phù hợp với tâm quay của cả bốn bánh xe thì độ ổn định của xe chạy trên đường vòng sẽ tăng lên.

Ví dụ, đối với loại hệ thống lái có thanh nối đặt phía sau trục lái, nếu các đòn cam lái được đặt song song với đường tâm xe, thì góc lái của bánh xe bên phải và bên trái bằng nhau ( = ). và mỗi bánh xe sẽ quay quanh một tâm quay khác nhau (O1 và O2), mặc dù chúng có bán kính quay bằng nhau (r1 = r2), vì vậy, sẽ xuất hiện sự trượt bên ở một trong hai bánh xe.
Tuy nhiên, nếu đòn cam lái nghiêng đi so với đường tâm xe, các bánh xe bên phải và bên trái sẽ có góc quay khác nhau ( = ), nên chúng có thể điều chỉnh để có bán kính quay khác nhau (r1 > r2) để quay quanh cùng một tâm (O), nhờ thế mà có được góc lái đúng.
 

rua_kaka

Tài xế O-H

đó là ví dụ về độ chụm, thực ra còn thông số nữa đó là góc nghiêng ngang beeta của trụ đứng , góc nghiêng dọc của trụ đứng gama, góc doãng của bánh xe dẫn hướng teeta ( Mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng thường không nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường mà bố trí nghiêng ra phía ngoài 1 góc teta: góc này có tác dụng ngăn ngừa bánh xe dẫn hướng bị nghiêng vào phía trong dưới tác dụng của tải trọng, và các khe hở biến dạng ở các chi tiết của trục trước và hệ thống treo....v.v)
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Qua chuyên mục này tôi thấy một số bạn có nhu cầu không chỉ tìm hiểu cách chỉnh độ chụm, độ mở bánh xe mà còn muốn tìm hiểu về các góc đặt bánh xe nữa. Vì vậy tôi post bài này để giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về khái niệm, chức năng của các góc đặt bánh xe dẫn hướng.
1. GÓC ĐẶT BÁNH XE
Các góc đặt của bánh xe và trụ quay đứng của bánh xe dẫn hướng nhằm các mục đích sau:
- Giảm lực cản quay vòng ở các bánh xe dẫn hướng;
- Tạo sự ổn định của bánh xe dẫn hướng, khi bánh xe dẫn hướng lệch khỏi vị trí trung gian thì nó có xu hướng tự quay trở lại.
Các góc này bao gồm góc nghiêng ngang của bánh xe (camber), góc nghiêng dọc của trụ quay đứng (caster), góc nghiêng ngang của trụ quay đứng (kingpin) và độ chụm của bánh xe.
1.1. Góc nghiêng ngang của bánh xe (góc camber)
Góc nghiêng ngang của bánh xe được lắp đặt với phía trên nghiêng ra ngoài hay nghiêng vào trong. Góc này còn gọi là góc camber và được đo bằng góc nghiêng so với phương thẳng đứng. Khi phía trên bánh xe nghiêng ra ngoài, thì gọi là camber dương. Ngược lại khi nghiêng vào trong thì gọi là camber âm (hình 1).
Chức năng của camber:
Ở những ôtô trước kia, các bánh xe được đặt camber dương để cải thiện độ bền cầu trước và để các lốp tiếp xúc vuông góc với mặt đường nhằm ngăn cản sự mòn không đều của lốp trên loại đường có phần giữa cao hơn hai mép. Ở những ôtô hiện nay, hệ thống treo và cầu cứng vững hơn mặt khác kết cấu mặt đường cũng bằng phẳng vì vậy ít cần camber dương, thậm chí ở một vài loại ôtô góc camber có thể bằng 0. Một vài loại ôtô bố trí có camber âm để cải thiện điều kiện chịu lực khi ôtô quay vòng.
Dưới đây chúng ta sẽ xét công dụng của các góc camber khác nhau:
1.1.1. Camber dương
Camber dương có các tác dụng như sau:
- Giảm tải theo phương thẳng đứng (hình 2a)

Nếu camber bằng 0, phản lực tác dụng lên trục sẽ đặt vào giao điểm giữa đường tâm lốp và trục, ký hiệu lực F' trên hình vẽ. Nó dễ làm trục hay cam quay bị cong. Việc đặt camber dương sẽ làm phản lực tác dụng vào phía trong của trục, lực F trên hình vẽ, sẽ giảm mô men tác dụng lên trục bánh xe và cam quay.
- Ngăn cản sự tuột bánh xe (hình 2b)
Phản lực F từ đường tác dụng lên bánh xe có thể chuyển về trục bánh xe. Lực này được phân thành hai lực thành phần:
lực F1 vuông góc với trục bánh xe; lực F2 song song với trục bánh xe. Lực F2 có xu hướng đẩy bánh xe vào trong ngăn cản bánh xe tuột ra khỏi trục. Vì vậy thường ổ bi trong được chọn lớn hơn ổ bi ngoài để chịu tải trọng này.
- Giảm mô men cản quay vòng
Khi quay vòng bánh xe dẫn hướng sẽ quay quanh tâm là giao điểm của đường trục trụ quay đứng kéo dài với mặt đường. Khi bố trí góc camber dương thì khoảng cách giữa tâm bánh xe với tâm quay sẽ nhỏ nên giảm mô men cản quay vòng.
1.1.2. Camber 0
Lý do chính đặt camber 0 là để ngăn cản sự mòn không đều của lốp.
Nếu bánh xe được đặt camber dương, phía ngoài lốp sẽ quay với bán kính nhỏ hơn phía trong (hình 3b). Do vậy tốc độ dài của lốp tại khu vực tiếp xúc với mặt đường ở phía trong sẽ lớn hơn ở phía ngoài, nên phía ngoài sẽ bị trượt trên mặt đường và sẽ bị mòn nhiều hơn. Nếu camber bằng 0 thì hiện tượng trên sẽ được khắc phục. Đối với trường hợp camber âm (hình 3c) cũng được giải thích tương tự.
1.1.3. Camber âm
Ở ôtô có camber dương (hình 4a), khi ôtô quay vòng xuất hiện lực ly tâm, có xu hướng làm camber dương tăng thêm nên biến dạng chung của cả lốp và hệ thống treo tăng làm thân ôtô nghiêng nhiều hơn.
Đối với ôtô có camber âm (hình 4b), khi ôtô quay vòng xuất hiện lực ly tâm, lực ly tâm này có xu hướng làm giảm camber âm và bánh xe có thể trở về trạng thái camber 0 hoặc dương. Vì vậy giảm sự biến dạng của bánh xe và hệ thống treo nên thân ôtô bị nghiêng ít hơn.
1.2. Góc nghiêng dọc của trụ quay đứng (góc caster)
Caster là sự nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trụ quay đứng. Caster được đo bằng độ giữa trụ quay đứng và phương thẳng đứng khi nhìn từ cạnh xe. Nếu nghiêng về phía sau thì gọi là caster dương, nếu nghiêng về phía trước gọi là caster âm (hình 5).
Khoảng cách từ giao điểm của đường tâm trụ quay đứng với mặt đất đến tâm vùng tiếp xúc giữa lốp với đường được gọi là khoảng caster.
Caster có tác dụng ổn định bánh xe dẫn hướng khi quay lệch khỏi vị trí trung gian nhờ có khoảng caster.
Để giải thích tác dụng này chúng ta dựa vào sơ đồ hình 9.21a. Khi khoảng caster dương có nghĩa là trụ quay đứng (a) của mỗi bánh xe ở phía trước vùng tiếp xúc giữa lốp và đường. Như vậy có thể thấy rằng các bánh xe bị kéo ở phía sau trụ quay đứng khi ôtô chuyển động.
Sự hồi vị này là do mô men sinh ra quanh trục xoay đứng a và a' (hình 6b) khi các bánh xe quay khỏi vị trí trung gian. Giả sử khi quay vòng sang trái, lực kéo chủ động là P và P' tác dụng tại điểm a và a' còn lực cản lên bánh xe dẫn hướng tác dụng tại tâm O và O' của vùng tiếp xúc giữa lốp với đường đó là các lực F và F'. Phản lực F được phân thành hai thành phần F1 và F2 còn F' được phân thành F'1 và F'2. Thành phần F2 và F'2 tạo ra mô men T và T' có xu hướng làm bánh xe quay trở về vị trí trung gian quanh trục a và a'. Những mô men này chính là mô men ổn định bánh xe.
3.3. Góc nghiêng ngang của trụ quay đứng (góc kingpin)
Góc kingpin là góc nghiêng của trụ quay đứng trong mặt phẳng ngang vào phía trong so với đường thẳng đứng (hình 7).

Khoảng cách l từ giao điểm của trụ quay đứng với mặt đường đến tâm vết tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường gọi là độ lệch.
Tac dụng của góc kingpin:
- Giảm mômen cản quay vòng

Khi quay vòng, mô men cản tạo ra tại bánh dẫn hướng bằng tích số của lực cản đặt tại tâm vết tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường với độ lệch tâm. Nếu góc camber bằng 0 và góc kingpin cũng bằng 0 (hình 8a) thì khoảng lệch này là lớn nên mô men cản quay vòng cũng lớn. Để giảm mô men cản quay vòng người ta giảm độ lệch bằng cách tạo góc camber dương của bánh xe và tạo góc kingpin của trụ quay đứng (hình 8b). Do có hai góc này nên độ lệch tâm rất nhỏ vì vậy mô men cản quay vòng giảm đáng kể.
- Cải thiện tính ổn định khi ôtô chạy thẳng
1.4. Độ chụm và độ mở của bánh xe
Khi nhìn từ trên xuống nếu phía trước của các bánh xe gần nhau hơn phía sau thì gọi là độ chụm. Còn nếu bố trí ngược lại thì gọi là độ mở.
Độ chụm và độ mở thường được thể hiện bằng các khoảng cách a và b (hình 9 a,b).
Tác dụng của độ chụm là để khử lực camber sinh ra khi có camber dương. Điều đó được giải thích qua hình 9 c.
Khi bánh xe bố trí góc camber dương tức là bánh xe bị nghiêng ra phía ngoài nên nó có xu hướng quay quanh tâm là giao điểm của tâm trục bánh xe với mặt đường. Như vậy tại vùng tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường có hai thành phần vận tốc: một thành phần có phương trùng với phương chuyển động thẳng của ôtô; một thành phần có phương nghiêng ra phía ngoài theo hướng quay của bánh xe do có góc camber dương. Hiện tượng này sẽ làm mòn nhanh lốp xe. Để khắc phục hiện tượng nói trên người ta bố trí độ chụm của các bánh xe dẫn hướng nhằm khử thành phần vận tốc có phương nghiêng ra phía ngoài. Khi đó tại vùng tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường chỉ còn lại thành phần vận tốc theo phương thẳng.
Hiện nay do phần lớn trên ôtô có góc camber gần bằng 0 nên độ chụm của bánh xe cũng trở nên nhỏ hơn thậm chí ở một vài loại xe độ chụm bằng 0. Nếu ôtô có bánh xe bố trí góc camber âm thì phải điều chỉnh để có độ mở.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
hôm qua ngồi trên bộ môn, em còn được chỉ giáo điều chỉnh độ chụm bánh xe bằng "dây cước" nữa cơ.đúng là cao thủ thì cao tay :)
 

DUY_GTVT

Tài xế O-H
còn tùy vào từng loại xe,bác hỏi chỉnh độ chụm của xe nào hả bác,xe con hay xe du lịch....,hệ thống lái đấy thuộc loại gì là thước lái hay box lái,nếu mà bác định tự mình chỉnh thì em sẽ nói rõ quy trình còn nếu bác mang ra ga ra thì họ sẽ chỉnh cho bác
 

tthanh12

Tài xế O-H
một buổi sáng "nghịch" máy HESHBON HA-710 (Hàn Quốc) nó ra thế này đây các bác
2016-11-14 13.49.50.jpg
 

tthanh12

Tài xế O-H
lốp cũ mòn ko đều, mình thay lốp mới nên đi kiểm tra xe (đời 92) chắc phải dùng thử 4, 5 trăm km mới nói được
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên