Những lưu ý khi sử dụng phanh đĩa xe máy

DiecKhongSoSung
Bình luận: 6Lượt xem: 2,248

DiecKhongSoSung

Tài xế O-H
Các loại xe máy dùng phanh đĩa ngày càng trở nên phổ biến hơn. Khi sử dụng xe, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề để vừa an toàn cho bản thân, vừa kéo dài tuổi thọ của bộ phận quan trọng này.

Phanh đĩa có cấu tạo và hoạt động phức tạp hơn loại phanh cơ xe máy. Các bộ phận chính của hệ thống gồm đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, ống dẫn dầu, tay phanh và khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu.

Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau. Nó dùng lực nén của dầu từ khay dầu, qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh.


Phanh đĩa có cấu tạo và hoạt động phức tạp hơn loại phanh cơ xe máy

Phanh đĩa có độ bám tốt hơn nhiều so với phanh cơ bởi lực tác động của má phanh thẳng góc lên bề mặt đĩa. Do vậy, tất cả các chi tiết khác của phanh đĩa cũng phải có độ chính xác và độ bền cao: Dầu phanh là loại dầu chuyên dụng, không dùng chung với bất cứ một loại dầu nào khác; piston được tráng xi mạ trên bề mặt; phớt dầu làm bằng cao su đặc biệt, không dò gỉ và hở dầu; đĩa phanh cấu tạo bằng thép; má phanh không có tạp chất và chịu được lực mạnh.

Những vấn đề thường gặp

Khá nhiều người đến các Trung tâm sửa chữa xe máy để sửa và thay phanh đĩa, do họ thấy có hiện tượng phanh không ăn, có tiếng kêu loẹt xoẹt... Nguyên nhân cơ bản phanh đĩa mất tác dụng, thông thường là do xi-lanh trong củ phanh bị hỏng lớp xi mạ, dẫn đến kẹt piston, làm bó hoặc trơ phanh, trường hợp này phải thay piston mới.

Hiện tượng phanh đĩa có tiếng kêu loẹt xoẹt xuất phát từ nguyên nhân do đi dưới trời mưa, cát, bụi bám vào đĩa phanh

Hiện tượng phanh đĩa có tiếng kêu loẹt xoẹt xuất phát từ nguyên nhân: Do đi dưới trời mưa, cát, bụi bám vào đĩa phanh. Khi bóp phanh, má phanh và đĩa phanh tiếp xúc với nhau, gặp lớp bụi cát ở giữa tạo nên tiếng kêu. Mặc dù cấu tạo đĩa phanh và má phanh đều có lỗ và rãnh thoát bụi nhưng nó sẽ không phát huy tác dụng nếu lượng cát, bụi lọt vào quá nhiều. Thêm vào đó, má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh cong vênh cũng là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời, phá hủy cả hệ thống phanh.

Sử dụng đúng cách
Sử dụng phanh đĩa cần hiểu nguyên lí hoạt động của nó để có thể bảo dưỡng kịp thời. Dầu và má phanh là 2 phụ kiện thường xuyên phải được bảo dưỡng hoặc thay thế khi cần thiết.

Dầu phanh kém chất lượng hoặc khô cạn sẽ dẫn đến hàng loạt những hỏng hóc khác như: làm hư hại piston, mòn mất lớp tráng mạ, không tạo lực và độ kín. Dầu phanh phải được dùng đúng loại, không dùng chung loại dầu khác. Dầu phanh xe máy có nhiều loại như DOT3, DOT4, SAE J1703, 70R3... mỗi loại xe đều có loại dầu riêng và thường được ghi ngay trên khay chứa dầu.


Dầu và má phanh là 2 phụ kiện thường xuyên phải được bảo dưỡng hoặc thay thế khi cần thiết

Má phanh mòn không chỉ làm mất độ bám mà còn kéo theo sự hư hại của đĩa phanh. Khi phần phíp (lớp dán vào xương sắt của má phanh) mòn, má phanh khi tiếp xúc với đĩa phanh sẽ tạo nhiệt độ cao, làm cong vênh, mài mòn đĩa phanh.

Bạn nên lưu ý thay dầu và má phanh dựa trên số km. Thông thường khoảng 20.000 km thay một lần, nếu là mùa mưa có thể phải thay sớm hơn.

Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.

Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.

Nguồn: Autodaily
 

theanh_79

Tài xế O-H
Việc cần thiết nhất là luôn chú ý nếu xe hoạt động có phát ra tiếng động từ heo dầu thì lập tức thay thế má phanh ngay. Nếu không phần phíp hết khi đó xương sắt sẽ ép vào đĩa gây ra việc trầy xước đĩa thắng.
Nếu chú ý thì có thể quan sát độ mòn cho phép trên má phanh đĩa để tránh việc phải " nước đến chân mới nhảy"
Việc thay thế má phanh đĩa rất đơn giản, có thể làm ở nhà cũng được. Chỉ cần bạn có 1 bộ lục giác,cle 12,8 cùng cặp má phanh đĩa đúng chủng loại là có thể tự thay thế được. Vì thắng đĩa thay má ko cần tháo bánh xe như thắng đùm ( đây là xe 1 thắng đĩa trước ) chỉ cần tháo 2 bulong giữ heo dầu trên phuộc trước rút ra. Sau đó dùng lục giác vặn chốt pin giữ má là có thể thay thế bộ mới được.
Hiện nay có 3 loại heo dầu với kiểu 1,2,3 pistong của hãng Nissin dùng phổ biến cho các xe. Trong đó loại 2 pis thường ở các xe đời cũ,còn xe đời mới đa số đều dùng loại 1pistong. Xe Sh có loại phanh trước dùng heo 3pis
Lưu ý với heo 2 pistong của Nissin nhưng cũng có 3 loại má phanh chứ ko phải giống nhau đâu.
Tốt nhất khi mua đọc rõ đời ,chủng loại xe để người bán đưa đúng loại.
Vd. Wave các đời cũng có 3 kiểu má phanh đĩa
 

theanh_79

Tài xế O-H
Việc tay phanh bên phải mặc định dùng cho bánh trước. Có thể là quy ước bất thành văn cho các hãng sản xuất. Tương tự như tay ga luôn là bên tay phải. Cũng có thể theo cách sắp xếp từ xe đạp chẳng hạn
Còn về phần các bước thực hành trong tình huống trên đường thì chỉ sợ khi bất ngờ chỉ kịp túm vào bóp cứng làm sao thần kinh kiểm soát bóp nhả chống trượt bánh được. Chính vì vậy mà hệ thống ABS - chống bó cứng phanh ra đời. Ngoài ra hệ thống CBS liên kết lực phanh cho cả trước lẫn sau nhằm tránh gây ra người điều khiển chỉ bóp tay thắng.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên