Phun xăng điện tử của Honda

khoadongluc
Bình luận: 3Lượt xem: 6,430

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Future Neo FI là xe máy đầu tiên tại VN được lắp hệ thống phun xăng điện tử (PGMFI). Khái niệm này mới với VN nhưng hệ thống này đã được Honda phát triển từ 20 năm trước.

Trước khi bàn đến phun xăng điện tử của Honda (Prorgammed Fuel Injection – PMGFI), ta hãy nhớ lại về chế hòa khí, bộ phận trộn nhiên liệu và không khí để cung cấp cho buồng đốt động cơ khí nạp theo một tỷ lệ định sẵn. Hoạt động của chế hòa khí thông thường hoàn toàn dựa trên nguyên lý cơ học và sự thay đổi áp suất.

Cho dù chế hòa khí ngày càng được hoàn thiện và hoạt động chính xác hơn thì vẫn bộc lộ nhược điểm. Đối với dòng xe thông dụng trên thị trường, không có quá nhiều cơ hội để thấy nhược điểm của bộ phận này. Nhưng với những ai đi xe cổ, xe cũ, có bộ chế sơ khai thì mới hiểu rõ nhất. Về cơ bản, vì cơ chế trộn, phun xăng dựa trên các van điều tiết, khí nạp và lượng xăng điều tiết đều đi bị động nên các bệnh của chế thường găp như: thừa khí (le gió bị hỏng...) hỗn hợp thiếu xăng, xe khó nổ; thiếu khí nạp (bầu lọc gió bị bẩn, rò rỉ ống), xăng thừa, ướt bugi, cũng khó nổ; xăng thiếu (tắc ống xăng, phao xăng, kim xăng hỏng), xe chết ị một chỗ. Rồi ngay cả khi chế hoạt động tốt thì hỗn hợp nạp vào buồng đốt cũng chỉ có một tỷ lệ nhất định, điều này dẫn đến hệ quả tất yếu, xe đi tốn xăng hơn, khí xả độc hại hơn do hỗn hợp không được cháy hết.
Để khắc phục những nhược điểm cơ bản, hệ thống phun xăng điện tử ra đời và Honda là hãng xe máy đầu tư, phát triển hệ thống PGM-FI đầy bản sắc. Sự khác biệt được thể hiện rẩt rõ rệt. Vai trò cơ học của chế hòa khí đã được thay thế bằng cơ chế điện tử. Cơ chế này được quản lý bằng bộ xử lý ECU. ECU là đầu não phân tích tất cả các thông số từ tỷ lệ xăng/khí, áp suất bơm xăng, tốc độ vòng tua máy để đưa ra một liệu lượng hỗn hợp nhiên liệu lý tưởng nhất, được cháy vào thời điểm lý tưởng nhất trong buồng đốt. Cơ chế bị động của chế hòa khí cũng đi vào dĩ vãng. Xăng luôn được một máy bơm hoạt động dưới quyền ECU. Chính nhờ máy bơm này mà vị trí bình xăng cũng được thay đổi bất cứ đâu thay vì phải đặt cứng ở bên trên chế hòa khí như trước. Giải phóng vị trí bình xăng sẽ giúp xe có thêm không gian cho cốp đựng đồ. Kim xăng cũng được phun chủ động nên việc điều tiết tỷ lệ xăng cũng được chọn sao cho phù hợp nhất ở từng tốc độ vòng tua máy, chế độ vận hành ở từng điệu kiện đường xá. Nhược điểm của FI chính là lỗi từ kim phun xăng và ECU là bộ phận nhạy cảm dễ hỏng học nhất.
Hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy ngày nay mặc dù đơn giản hơn so với hệ thống trên một chiếc ôtô nhưng nó lại là sự thành công trong việc thu gọn kích thước và tính toán chính xác lượng hỗn hợp nhiên liệu cần cung cấp. Tất nhiên, hiệu quả cuối cùng là bạn sẽ có một chiếc xe ăn ít xăng và khí thải ít độc hại hơn.
theo zing
 

sat_thu_so_1

Tài xế O-H
Future Neo FI là xe máy đầu tiên tại VN được lắp hệ thống phun xăng điện tử (PGMFI). Khái niệm này mới với VN nhưng hệ thống này đã được Honda phát triển từ 20 năm trước.

Trước khi bàn đến phun xăng điện tử của Honda (Prorgammed Fuel Injection – PMGFI), ta hãy nhớ lại về chế hòa khí, bộ phận trộn nhiên liệu và không khí để cung cấp cho buồng đốt động cơ khí nạp theo một tỷ lệ định sẵn. Hoạt động của chế hòa khí thông thường hoàn toàn dựa trên nguyên lý cơ học và sự thay đổi áp suất.

Cho dù chế hòa khí ngày càng được hoàn thiện và hoạt động chính xác hơn thì vẫn bộc lộ nhược điểm. Đối với dòng xe thông dụng trên thị trường, không có quá nhiều cơ hội để thấy nhược điểm của bộ phận này. Nhưng với những ai đi xe cổ, xe cũ, có bộ chế sơ khai thì mới hiểu rõ nhất. Về cơ bản, vì cơ chế trộn, phun xăng dựa trên các van điều tiết, khí nạp và lượng xăng điều tiết đều đi bị động nên các bệnh của chế thường găp như: thừa khí (le gió bị hỏng...) hỗn hợp thiếu xăng, xe khó nổ; thiếu khí nạp (bầu lọc gió bị bẩn, rò rỉ ống), xăng thừa, ướt bugi, cũng khó nổ; xăng thiếu (tắc ống xăng, phao xăng, kim xăng hỏng), xe chết ị một chỗ. Rồi ngay cả khi chế hoạt động tốt thì hỗn hợp nạp vào buồng đốt cũng chỉ có một tỷ lệ nhất định, điều này dẫn đến hệ quả tất yếu, xe đi tốn xăng hơn, khí xả độc hại hơn do hỗn hợp không được cháy hết.
Để khắc phục những nhược điểm cơ bản, hệ thống phun xăng điện tử ra đời và Honda là hãng xe máy đầu tư, phát triển hệ thống PGM-FI đầy bản sắc. Sự khác biệt được thể hiện rẩt rõ rệt. Vai trò cơ học của chế hòa khí đã được thay thế bằng cơ chế điện tử. Cơ chế này được quản lý bằng bộ xử lý ECU. ECU là đầu não phân tích tất cả các thông số từ tỷ lệ xăng/khí, áp suất bơm xăng, tốc độ vòng tua máy để đưa ra một liệu lượng hỗn hợp nhiên liệu lý tưởng nhất, được cháy vào thời điểm lý tưởng nhất trong buồng đốt. Cơ chế bị động của chế hòa khí cũng đi vào dĩ vãng. Xăng luôn được một máy bơm hoạt động dưới quyền ECU. Chính nhờ máy bơm này mà vị trí bình xăng cũng được thay đổi bất cứ đâu thay vì phải đặt cứng ở bên trên chế hòa khí như trước. Giải phóng vị trí bình xăng sẽ giúp xe có thêm không gian cho cốp đựng đồ. Kim xăng cũng được phun chủ động nên việc điều tiết tỷ lệ xăng cũng được chọn sao cho phù hợp nhất ở từng tốc độ vòng tua máy, chế độ vận hành ở từng điệu kiện đường xá. Nhược điểm của FI chính là lỗi từ kim phun xăng và ECU là bộ phận nhạy cảm dễ hỏng học nhất.
Hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy ngày nay mặc dù đơn giản hơn so với hệ thống trên một chiếc ôtô nhưng nó lại là sự thành công trong việc thu gọn kích thước và tính toán chính xác lượng hỗn hợp nhiên liệu cần cung cấp. Tất nhiên, hiệu quả cuối cùng là bạn sẽ có một chiếc xe ăn ít xăng và khí thải ít độc hại hơn.
theo zing

Hay quá, giá như e đc làm trong hãng honda thì tốt biết bao
 

lailuongnhan

Tài xế O-H
may anh cho em hoi em nghe he thong phun xang dien tu thuong bi loi la khi bom xang bam wa nhieu bui se lam he thong nay bi hong vay de khac phuc khi bi hong thi minh se khac phuc nhu the nao vay ?
 

GiacmoLambor...

Tài xế O-H
may anh cho em hoi em nghe he thong phun xang dien tu thuong bi loi la khi bom xang bam wa nhieu bui se lam he thong nay bi hong vay de khac phuc khi bi hong thi minh se khac phuc nhu the nao vay ?

Bơm xăng nẳm trong thùng nhiên lệu và được đặt ở vị trí ngập hoàn toàn trong xăng nên ko lo nó bị bụi đâu bạn àh! Nó chĩ có thể bị nghẹt do cặn nhiên liệu bít kín màng lọc của nó thôi gây sụt áp hệ thống nhiên liệu dẫn đến dc ko hoạt động được. Cái này thì bạn có thể tháo màng lọc rồi vệ sinh hoặc thông thừong thì thay mới là được!
Thân!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên