Sự khác biệt giữa Bugi nóng và Bugi lạnh

TheHung93
Bình luận: 0Lượt xem: 17,575

TheHung93

Tài xế O-H
Lựa chọn Bugi phù hợp sẽ giúp động cơ hoạt động đạt hiệu suất tối ưu.

Bugi nóng và Bugi lạnh.png

Bugi nóng và Bugi lạnh
Nhiệt độ tối ưu ở điện cực trung tâm của bugi khi tia lửa bắt đầu xuất hiện thường khoảng 850o C, vì ở nhiệt độ này, các chất bám vào điện cực bugi như muội than sẽ tự bốc cháy (nhiệt độ tự làm sạch). Nếu nhiệt độ quá thấp (< 500o C), muội than sẽ tích tụ trên bugi làm chập điện cực, dễ gây mất lửa khi khởi động động cơ vào buổi sáng hoặc khi dư xăng. Nhiệt độ quá cao (> 1000o C) sẽ dẫn đến cháy sớm (chưa đánh lửa mà hoà khí đã bốc cháy) làm hư piston. Điều đó giải thích tại sao ở một số xe đời cũ, khi ta đã tắt công tắc máy (tức bugi không còn đánh lửa) mà động cơ vẫn nổ (hiện tượng dieseling). Để giữ được nhiệt độ tối ưu ở điện cực trung tâm của bugi, người ta thiết kế chiều dài phần sứ cách điện ở điện cực này khác nhau dựa vào điều kiện làm việc của động cơ, vì vậy, bugi được chia làm 2 loại: nóng và lạnh. Nếu động cơ làm việc thường xuyên ở chế độ tải lớn hoặc tốc độ cao dẫn tới nhiệt độ buồng đốt cao, nên sử dụng bugi lạnh, với phần sứ ngắn (xem hình) để tải nhiệt nhanh.

Ngược lại, nếu thường chạy xe ở tốc độ thấp và chở ít người, bạn hãy sử dụng bugi nóng với phần sứ dài hơn. Trong trường hợp chọn sai bugi (bugi sẽ rất mau hư) ví dụ, dùng bugi nóng thay vào một động cơ đang sử dụng bugi lạnh, sẽ thấy máy yếu đi do tình trạng cháy sớm, nhất là khi chạy ở tốc độ cao (Điểm lưu ý này dành cho các tay đua xe!). Trong trường hợp ngược lại, bugi sẽ bám đầy muội than khi xe thường xuyên chạy ở tốc độ thấp, dễ gây “mất lửa”). Ta có thể phân biệt bugi nóng và bugi lạnh qua chỉ số nhiệt của bugi. Chỉ số (được ghi trên bugi) càng thấp thì bugi càng “nóng” và ngược lại.




Thoát nhiệt của Bugi nóng và Bugi lạnh.png

Thoát nhiệt giữa Bugi nóng và Bugi lạnh
Chuyện gì sẽ xảy ra khi Bugi bị quá nóng.

Khi hỗn hợp nhiên liệu vào buồng đốt bị dư gió, hoặc thiếu xăng, sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt cho Bugi, vì xăng có tác dụng làm mát cho phần điện cực đánh lửa. Khi Bugi bị quá nhiệt, chất cách điện có thể bị sôi và nổi bong bóng, nó là dấu hiệu hiển nhiên dễ thấy nhất, phần điện cực có thể bị nóng chảy và biến mất.

Điều tệ nhất có thể xảy ra khi Bugi bị quá nhiệt là ảnh hưởng đến buồng đốt. Đó là bệnh đánh lửa sớm, khi mà phần điện cực trở nên quá nóng, nó đốt luôn cả hỗn hợp nhiên liệu đang được nạp vào mà không cần đánh lửa. Lý thuyết thì bất kì thứ gì trong buồng đốt bị quá nhiệt đều có thể dẫn đến hiện tượng đánh lửa sớm, nhưng thực tế thì đa phần là do điện cực của Bugi. Khi mà hỗn hợp nhiên liệu bị đánh lửa sớm, thì cả khối động cơ cũng nóng lên nhanh hơn bình thường. Đến một lúc nào đó, sẽ có bộ phận bị tan chảy, dẫn đến hỏng hoàn toàn phần đầu bò.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi Bugi bị quá lạnh.

Trong suốt quá trình động cơ hoạt động, nếu Bugi đủ nóng, nhiệt độ ở phần điện cực sẽ đốt cháy phần nhiên liệu dư, đó là điều kiện lý tưởng để cặn bẩn bị đốt cháy ngay khi chúng hình thành, và Bugi sẽ luôn sạch sẽ. Nếu Bugi không đủ nóng, phần điện cực sẽ tích tụ cặn bẩn, bao gồm carbon, nhiên liệu chưa cháy hết, dầu nhớt, kèm theo đó là các phụ gia hóa học trong xăng và nhớt. Các chất cặn bẩn tích tụ có thể biến thành một cầu nối giữa phần điện cực và phần vỏ kim loại và làm hỏng Bugi của bạn.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên