Những nguyên nhân gây nóng máy trên máy công trình

thayboixemvoi
Bình luận: 58Lượt xem: 60,327

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Vạch áo cho người xem lưng đã viết:
Thế này Cụ ạ !!! Bởi cái tính dở hơi hay đi "XOẮN-CHỌC" nên mỗi lần viết bài "GIẢ NHỜI" lại cứ phải nói dài, nói dai, xem đi xem lại vì sợ bị "XOẮN LẠI". Hê hê.
He he..."Cái này" thấy quen quen, "Tính ai giống tính mình" thế nhỉ.
Có lẽ cái "Tính xấu này" nên "Bỏ dần" đi Cụ nhể, nhiều lúc viết bài thấy bị "Áp lực" quá!!!:p:D

Vạch áo lần nữa đã viết:
...kết quả thế nào chắc các Cụ biết rồi xin không nói (vì nói ra xấu hổ quá).
"Tự phê" thì có gì phải "Xấu hổ" nhỉ!!!
Ở đời "Ai" mà chẳng "Dốt" lấy "Nhiều lần", cái quan trọng là mình nhận ra là mình còn "Dốt" mới "Hay" chớ.

Nếu bệnh này mà sử lý cho chủ xe có 1 vài chú nho nhỏ thì có khi còn được "Cảm ơn rối rít" (Tiền công thì vẫn phải lấy rồi). "Hậu quả" nó "Bé" quá không nhìn thấy được.

Trước đây tôi cũng "Dốt như Ai". Được phân công quản lý 1 "Lũ Voi còi", mỗi ngày "Tụi nó" xơi tái tầm 1-2 "Lọ" (Mỗi "Lọ" khoảng 16.000 lít nhiên liệu). Trước và sau khi bỏ "Van hằng nhiệt", cộng lại chia "Cuối tháng" mới "Ngã ngửa" người ra. (Chưa nói đến việc mấy tháng sau "Xy lanh mục" hàng loạt)

May mà "Ngộ ra sớm" không có thì "Vỡ nợ".

Đi kèm câu đố vui bên dưới đã viết:
Lần kiểm chứng thứ hai là cái tàu cá đánh bắt xa bờ, động cơ cũng hơi bị to mà lại có HỆ THỐNG GIẢI NHIỆT BẰNG NƯỚC BIỂN, hệ quả của việc bỏ van hằng nhiệt là chủ tàu khóc rằng chuyến ấy lỗ tiền dầu !!! Chịu thôi!! Đang ở giữa biển lấy đâu ra phụ tùng mà thay.
Một câu đố vui cho việc "Bỏ van hằng nhiệt" nhá: nếu bỏ đi vì "Nó" hỏng và không thể mua lại được vì "Đời quá cũ", thì "Phải có cách nào" để hạn chế bớt tác hại như đã nêu ở trên không nhỉ??? ( Vui nhưng phải hợp lý nhé)
"Nói phét thành thần" chém bậy thế mà "Trúng phóc". :D:D:D
 

văn chiến_bc06

bơi ngược dòng
nhân tiện có vụ nóng của"Thầy Bói"các cụ làm ơn cho nhà cháu được hỏi mấy câu về cái này với ạ
32.png
45.png
nguyên lý làm việc của em nó như thế nào vậy ạ?

-cái nguồn cấp dầu D.O vào ko biết nó chạy thế nào ạ?

cháu chưa gặp nó bao giờ thấy là lạ,lên lon ton hỏi các cụ luôn
và nhà cháu còn mấy câu hỏi nữa mà chưa biết hỏi kiểu gì cho đúng,lên tạm thời hỏi thế đã ạ
cảm ơn các cụ nhiều
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
nhân tiện có vụ nóng của"Thầy Bói"các cụ làm ơn cho nhà cháu được hỏi mấy câu về cái này với ạView attachment 31773 View attachment 31774nguyên lý làm việc của em nó như thế nào vậy ạ?
-cái nguồn cấp dầu D.O vào ko biết nó chạy thế nào ạ?

cháu chưa gặp nó bao giờ thấy là lạ,lên lon ton hỏi các cụ luôn
và nhà cháu còn mấy câu hỏi nữa mà chưa biết hỏi kiểu gì cho đúng,lên tạm thời hỏi thế đã ạ
cảm ơn các cụ nhiều
Cái hình nhỏ quá !!! Nhìn toét cả mắt mà chỉ có thể đoán có lẽ nó là cái kim phun của hệ thống nhiên liệu gọi là "HÁT-BI-AI" (HPI = High Pressure Injection) đời cận kề với "CÒM MÔNG RAI" (CRI = Common Rail Injection), đặc điểm của là phải có cái gì đấy gõ lên đầu thì mới chịu "PHUN".

nhà cháu là "HPI" đây!!
 

thaoha

Moderator
Gọi theo tiếng nhà quê nó là bơm vòi phun kết hợp thì phải.
Làm VC khi cam quay đến vị trí máy nào nổ thì cò tỳ vào kim đó
 

haidangdenso

Tài xế O-H
theo tôi đây là bơm kim liên hợp PT của cumins cổ còn hệ thống HPI như cụ lạc nói thì ngày nay cumins vẫn dùng , và tôi thấy HPI có nhiều ưu điểm vượt trội so với comnonrail bởi toàn bộ hệ thống đường điều khiển đều là thấp áp cho nên hệ thống nhiên liệu này rất bền và ít trục trặc. Tuy nhiên thua comnonrail ở chỗ không thể áp dụng cho máy có đường kính xilanh nhỏ dưới 120 mm
 

văn chiến_bc06

bơi ngược dòng
các cụ thương thì thương cho chót,nhà cháu ngu muội ko thể hình dung "dòng dầu"dự trữ trong kim nó như thế nào?
15.png
upload_2015-5-5_21-49-9.png

nó phải có gì đó để khi cái "cò"nó mổ vào rồi "tơi sương"chứ ạ
 

haidangdenso

Tài xế O-H
cái này cụ nên tìm trong quyển hệ thống nhiên liệu của trường an phú hay an thới gì đó nói rất rõ chứ quang lên đây mất nhiều công lắm
 

bao7329

Tài xế O-H
Các cụ có cao kiến giúp em ca này với .em đang làm con máy ủi komatsu d20-5 nóng máy sôi nước mà chưa tìm ra bệnh . tình trang của em nó đang làm bt bị sôi nước . em đã súc két nước thay bơm mới kiểm tra rong mặt máy nhưng không phải thổi mà vẫn không hết bệnh . khi nổ máy có bọt trong két nước .tháo dây curoa lại không thấy bọt
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Các cụ có cao kiến giúp em ca này với .em đang làm con máy ủi komatsu d20-5 nóng máy sôi nước mà chưa tìm ra bệnh . tình trang của em nó đang làm bt bị sôi nước . em đã súc két nước thay bơm mới kiểm tra rong mặt máy nhưng không phải thổi mà vẫn không hết bệnh . khi nổ máy có bọt trong két nước .tháo dây curoa lại không thấy bọt

Kiểm tra độ kín khoang nước mặt quy lát:
1- Chế tạo "Tấm tôn" màu đỏ giống hệt cái gioăng quy lát, những lỗ đường nước thì để nguyên không khoét lỗ nhá. (Ảnh này chỉ mang tính minh họa không đúng với động cơ xe Ủi D20-5)
2- Bắt chặt "Tấm tôn" màu đỏ với mặt quy lát và được làm kín bằng gioăng.
3- Bơm khí theo đường "Màu hồng" có áp suất khoảng 4-5 kg/cm² vào khoang nước của mặt quy lát, rồi ngâm "Nguyên cục" vào "Bồn nước nóng ~ 80-90°C".
 

bao7329

Tài xế O-H
http://i296.photobucket.com/albums/mm192/Ngutunguyen/THIET BI/KOMATSU/ENG/6D125-3/Test_1_zpsh0w4eozs.gif

Kiểm tra độ kín khoang nước mặt quy lát:
1- Chế tạo "Tấm tôn" màu đỏ giống hệt cái gioăng quy lát, những lỗ đường nước thì để nguyên không khoét lỗ nhá. (Ảnh này chỉ mang tính minh họa không đúng với động cơ xe Ủi D20-5)
2- Bắt chặt "Tấm tôn" màu đỏ với mặt quy lát và được làm kín bằng gioăng.
3- Bơm khí theo đường "Màu hồng" có áp suất khoảng 4-5 kg/cm² vào khoang nước của mặt quy lát, rồi ngâm "Nguyên cục" vào "Bồn nước nóng ~ 80-90°C".
Cảm ơn cụ đã tư vấn giúp em . quả này chắc phải rã banh con động cơ ra tìm bện mất . tiếc là cháu nó vẫn khỏe làm việc như trâu mà bổ ra chủ máy họ xót lắm
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
http://i296.photobucket.com/albums/mm192/Ngutunguyen/THIET BI/KOMATSU/ENG/6D125-3/Test_1_zpsh0w4eozs.gif

Kiểm tra độ kín khoang nước mặt quy lát:
1- Chế tạo "Tấm tôn" màu đỏ giống hệt cái gioăng quy lát, những lỗ đường nước thì để nguyên không khoét lỗ nhá. (Ảnh này chỉ mang tính minh họa không đúng với động cơ xe Ủi D20-5)
2- Bắt chặt "Tấm tôn" màu đỏ với mặt quy lát và được làm kín bằng gioăng.
3- Bơm khí theo đường "Màu hồng" có áp suất khoảng 4-5 kg/cm² vào khoang nước của mặt quy lát, rồi ngâm "Nguyên cục" vào "Bồn nước nóng ~ 80-90°C".
Bác cho em hỏi ké 1 chút, cái chiêu này có áp dụng được trên ô tô được không? Tất nhiên là máy dầu ạ
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Bác cho em hỏi ké 1 chút, cái chiêu này có áp dụng được trên ô tô được không? Tất nhiên là máy dầu ạ
"Phương pháp" này có tên gọi "Dân dã" là: "Thử săm xe đạp", bơm hơi "Vừa đủ" rồi nhúng săm ngập trong nước...chỗ nào bị "Châm kim" là biết liền.

Bất cứ "Cái gì" có tên là "Vách ngăn" đều có thể dùng phương pháp thử này. Tùy từng trường hợp mà thông số áp suất và điều kiện "Đính kèm" sẽ thay đổi cho phù hợp.
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
kính các cụ e ngu muội nói nói câu nha.theo e chẳng vấn dề j vì e lam nhìu lắm cái loại này rùi.da pần là e bỏ hết mà chăng vấn dề j cả
Đúng là cái vòng luẩn quẩn!!!

Ở trên các "Tiên sư Tổ sư" đã thừa nhận việc bỏ van hằng nhiệt sẽ làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu!!!

Bỏ "Nó" đi...thợ sửa được ăn xiền...chủ máy "Về lâu về dài" bị tăng "Chi phí" sẽ phải "Bóp hầu bao" cho giá thành sửa chữa...ông thợ nào đến sau "Phải chịu thiệt thòi".

"Thợ" phải làm chu đáo thì "Chủ xe" mới "Thoáng việc chi"....đừng nghĩ kiểu "Nó giàu, mình nghèo" làm ẩu "Nó" cũng chẳng chết ngay được!!!
Túm lại "Nó sống khỏe" thì thợ mới "Sống nhăn nhở" được.:DNHANHNGUYHIEM
 

ga_auto37

Tài xế O-H

Kiểm tra độ kín khoang nước mặt quy lát:
1- Chế tạo "Tấm tôn" màu đỏ giống hệt cái gioăng quy lát, những lỗ đường nước thì để nguyên không khoét lỗ nhá. (Ảnh này chỉ mang tính minh họa không đúng với động cơ xe Ủi D20-5)
2- Bắt chặt "Tấm tôn" màu đỏ với mặt quy lát và được làm kín bằng gioăng.
3- Bơm khí theo đường "Màu hồng" có áp suất khoảng 4-5 kg/cm² vào khoang nước của mặt quy lát, rồi ngâm "Nguyên cục" vào "Bồn nước nóng ~ 80-90°C".
Chỗ nhà cháu k dùng tấm tôn mà dùng tấm cao su dày ạ.kín lắm
 

thanh_dl5

Tài xế O-H
- Tắc két nước
- Bơm nước làm mát hỏng
- Đai dẫn động bơm nước trùng
- Van hằng nhiệt hỏng
- Quạt gió làm việc ko đảm bảo, lỏng, trùng đai
 

anhchanghocviec

Tài xế O-H
Nguyên văn của Mụ đã được chỉnh sửa đôi chút và sẽ có "Cập nhật" với những thiết bị đời mới.

Bệnh nóng máy rất hay gặp ở máy công trình. Bệnh này chỉ có một số nguyên nhân chính như: do đã qua tay nhiều thợ, mà các bác thợ nhà ta hay "Cải lùi" nên bệnh càng trầm trọng.

1- Bơm nước không làm việc hoặc làm việc kém:
- Mòn cánh bơm, quay trơn cánh bơm
- Dây curoa chùng.

2- Két làm mát không đảm bảo ( Bao gồm cả két làm mát khí nạp):
- Tắc các đường ống bên trong két.
- Bề mặt ngoài của két không sạch, khả năng tản nhiệt kém.
- Tắc hoặc móp đường ống.

3- Van hằng nhiệt hoạt động kém:
Phần lớn các bác thợ có suy nghĩ sai lầm là bỏ van hằng nhiệt đi ( Kể cả máy đang mới tinh) là máy sẽ mát hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các máy bị nóng nước. Trường hợp van hằng nhiệt bị hỏng, chưa có để thay thế, ta có thể dùng giải pháp tạm thời là:"
Bỏ van hằng nhiệt đi nhưng phải nút đường nước từ van quay về bơm nước".

4- Quạt gió làm việc kém:
- Các cánh quạt bị cong hoặc mòn.
- Cánh quạt được thay thế không đúng: bé đường kính, chiều cong không đúng hoặc lắp ngược.
- Bao che gió bị hở, có khe hở ở mặt hông giữa két nước và két dầu...

5- Nắp capô không đóng kín: nhiều bác có quan niệm là mở nắp capô thì máy sẽ mát hơn. Đây cũng là một sai lầm cơ bản. Nắp capô được thiết kế để che nắng, mưa; đồng thời tạo ra một hành lang để cho gió đi từ đằng trước ra sau máy ( Hoặc ngược lại - tuỳ theo từng máy). Không khí được đối lưu sẽ làm tăng khả năng tản nhiệt.

6- Lọt khí từ buồng đốt động cơ vào đường nước: Hiện tượng này xảy ra khi máy hoạt động ở nhiệt độ nước >100 độ C trong một thời gian dài. Hậu quả là thổi gioăng mặt máy, cong mặt máy, hở gioăng áo kim phun...Khí cháy từ buồng đốt lọt vào đường nước làm cho nước sôi rất nhanh.

7- Tắc lọc khí, kẹt turbo, lệch góc phun sớm nhiên liệu, khe hở nhiệt chỉnh sai hoặc xu páp bị hở........

8- Một nguyên nhân khác cũng gây nên hiện tượng nóng máy đó là thiết kế ống xả quá dài hoặc tắc ống xả, nhiệt trong khí thải thoát ra ngoài chậm.

9- Khi động cơ bị lọt hơi nhiều, hiệu suất động cơ giảm. Nhiệt lượng do khí cháy chuyển sang công cơ học ít nên làm động cơ nóng hơn mức bình thường.

10- Một số máy tĩnh như máy phát điện, máy nén khí, khi làm việc trong phòng kín, việc đối lưu không khí bị hạn chế dẫn đến nhiệt độ trong phòng tăng lên, làm động cơ cũng cao hơn.

11- Nguyên nhân này xuất phát từ phần phụ tải của động cơ. Ví dụ: chỉnh bơm thuỷ lực không đúng, hệ thống thủy lực đã "Cải biên khác với thiết kế"....làm cho động cơ luôn bị quá tải cũng gây ra hiện tượng nóng máy.
cảm ơn cụ đã chia sẻ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên