[Thảo luận] Truyền lực chính và Truyền lực bánh xe

M
Bình luận: 30Lượt xem: 14,964

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Trước hết em cũng xin cảm ơn thầy đã đọc bài và có những ý kiến phản biện
Em đã sửa một vài chỗ mong thầy đọc và chỉ giáo thếm
câu 1:
Em chưa nêu cần điều chỉnh cái nào trước. Đầu tiên là chỉnh độ rơ của ô bi trước rồi mới chỉnh ăn khớp giữa bánh răng quả dứa với bánh răng vành chậu
Đúng. Nhưng cần phải bổ sung thêm cho chặt chẽ như sau: Sau khi chỉnh xong độ rơ của ổ bi, ta tiến hành điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp bánh răng côn. Nhưng phải nhớ là nếu nới vòng bi bên này ra bao nhiêu vòng thì phải vặn vòng bi bên kia vào bấy nhiêu vòng. (Còn nếu bằng căn đệm thì chuyển đủ từ bên này sang bên kia)
câu 2:
Gọi Mo là mô men từ động cơ truyền đến vỏ vi sai
Mt, Mp lần lượt là mô men phái bên bán trục bên trái, phải
Do có sự quay tương đối giữa các bánh răng nên có mô men ma sát (mô men nội ma sát) gọi là Mms
Giả sử bánh trái quay nhanh hơn bánh phải nt>np
Khi đó: Mt= 1/2(Mo-Mms)
Mp=1/2(Mo+Mms)
Mp=Mt+Mms
Bên bán trục có lực cản lớn hơn (quay chậm np-Mp) sẽ có giá trị mômen lớn hơn bên quay nhanh (nt-Mt). Nhưng nếu là vi sai côn đối xứng thì Mms (mômen nội ma sát) này nhỏ nên Mt và Mp không chênh lệch nhau nhiều
Khi xe bị lầy ví dụ bánh xe bên trái đường tốt có Mt cũng không lớn lắm nên không làm bánh xe quay được nt=0(bánh xe đường tốt) còn bánh xe lầy np=2no
Vì lý do trên mà Mt gần bằng Mp và bằng M0 và chỉ bằng Mms xấp xỉ bằng 0, chính vì vậy mà xe không vượt được.
--> Pkeo(trái)=Pkeo(phải)

câu 3:
giả sử tốc độ của vỏ vi sai được truyền tới từ hộp số->các đăng->bánh răng quả dứa->bánh răng vành->vỏ vi sai là:n0
Tốc độ của bán trục bên trái, phải lần lượt là: nt và np
Khi tốc độ ở vỏ vi sai no đột ngột bằng không (khi phanh tay bố trí ở trục ra hộp số, khi xe chạy ta đột ngột kéo phanh tay). Thì khi đó ta có np+nt=0 -->np=-nt. Nghĩa là lúc này 2 bánh xe quay ngược chiều nhau làm cho xe có xu hướng quay ngang mất khả năng chuyển động ổn định vì vậy với phanh tay loại này khi xe chạy không được phép sử dụng phanh tay.
Cái này thì em cũng không rõ lắm là không phải lúc nào nó khi phanh tay nó cũng quay ngược chiều nhau (mong thầy giải thích dùm) nhưng em đoán là lúc(2 bánh xe không quay ngược chiều) 2 bên bánh xe có hệ số bám khác nhau nhiều
Mong thầy tiếp tục chỉ giáo!!
Công thức mối quan hệ động học của các đại lượng no, nt, np của em đưa ra là đúng. Nhưng khi xe chuyển động ta dùng phanh tay thì không phải lúc nào cũng xảy ra hiện tượng có một bên bánh xe quay ngược. Nếu khi phanh tay mà xe đi trên mặt đường tốt, hệ số bám 2 phần đường tiếp xúc với 2 bán xe là như nhau thì cả 2 bánh xe cùng quay chậm dần cho đến khi trượt lết (nếu kéo phanh tay hết cỡ). Còn nếu khi phanh tay mà xe đi trên mặt đường xấu, hệ số bám 2 phần đường tiếp xúc với 2 bán xe là khác nhau (nếu kéo phanh tay hết cỡ no=0). Khi này bên bánh xe tiếp xúc với mặt đường có hệ số bám cao hơn sẽ quay cùng chiều chuyển đông của xe, còn bên bánh xe tiếp xúc với mặt đường có hệ số bám thấp hơn sẽ quay ngược chiều chuyển đông của xe.
Câu 5 để lúc nào rảnh trả lời tiếp nhé!
 

hoangmeo123456

Tài xế O-H
Tôi xin có một vài câu hỏi đây:
1. Khi lắp ráp cầu xe (chỉ giới hạn trong phần truyền lực chính thôi) thì cần điều chỉnh những gì? quy trình điều chỉnh?
- Cái này có 2 loại:
+ Truyền lực đơn: Điều chỉnh khe hở 2 ổ bi của bánh răng côn chủ động ( quả dứa) sau đó mới điều chỉnh vết ăn khớp.



+ Truyền lực chính kép tập trung: Điều chỉnh khe hở 2 ổ bi của bánh răng côn chủ động ( quả dứa) sau đó mới điều chỉnh vết ăn khớp bánh răng côn chủ động với bánh răng côn bị động. Cuối cùng là điều chỉnh chiều dài tiếp xúc của cặp bánh răng trụ. Chính là chỗ mà em đã tô đỏ lên đó.


2. Khi xe có một cầu sau đi trong tình trạng: một bên bánh sau rơi xuống hố trơn lầy, xe bị ba-ti-nê (quay trơn), còn một bên bánh sau ở trên mặt đường khô ráo, tốt. Hỏi lúc này các giá trị mô men động cơ, mô men ở bánh xe quay trơn, mô men ở bánh xe trên mặt đường tốt có giá trị bao nhiêu và mối quan hệ giữa các mô men này?

- Mô men động cơ vẫn thế M
- Mô men ở bánh quay trơn M1= M
- Mô men ở bánh trên dường tốt M2=0
- Quan hệ M= M1+M2

3. Với xe có một cầu sau, phanh tay bố trí ở trục ra hộp số, xe đang chuyển động. Nếu giảm tốc bằng phanh tay thì có trường hợp thấy một bên bánh xe quay ngược, hãy giải thích vì sao?
Cái này là do bộ bánh răng vi sai ở trong làm việc. Trường hợp bánh quay ngược ở đây chính là bánh xe có độ bám với đường kém.


4. Vì sao ở một số xe sử dụng bộ vi sai cam hoặc vi sai có các đĩa ma sát?
Cái vi sai cam thì em chưa biết nhưng mà cái vi sai có các tấm ma sát này gọi là bộ vi sai hạn chế trượt (hạn chế patine). Tức là hai bán trục sẽ có liên kết bằng bộ ly hợp bìa với vỏ vi sai (cần C trong bộ truyền hành tinh).

5. Vì sao vi sai giữa 2 bánh xe chủ động trong 1 cầu (bác duongpn gọi là vi sai ngang) thường chỉ là vi sai côn đối xứng, còn vi sai giữa 2 cầu chủ động (bác duongpn gọi là vi sai dọc) lại có loại vi sai bánh răng trụ không đối xứng?
Vi sai ngang là vi sai côn đối xứng nhằm tạo ra tỷ số truyền là 1 để đảm bảo tính quay vòng của ô tô
Cuối cùng em xin các cụ chém nhè nhẹ chứ bữa sau không dám post nữa.hihi
 

vthangnd

Tài xế O-H
Cảm ơn thầy Phạm vỵ vì những câu trả lời rất chính xác nhưng em vẫn còn 1 điều rất băn khoăn là ở câu 2 thầy bảo:
Mt xấp xỉ bằng Mp bằng Mo xấp xỉ bằng Mms và xấp xỉ bằng 0. Điều em băn khoăn là bằng 0, em đọc 1 số tài liệu thì cũng không thấy lúc bị lầy mômen bên 2 bánh xe xấp xỉ bẳng không. Tại bánh trượt quay, em nghĩ là mômen nhỏ nhưng bằng 0 thì vẫn rất băn khoăn, mong thầy giải đáp giúp! Thanks
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Hi Uncle Phạm vỵ; hoangmeo123456; vthangnd!

You received new donate from My account. Thankyou for posted in here

Uncle Phạm vỵ: 300 donate

hoangmeo123456: 200 donate

vthangnd: 100 donate

Thanks All!
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Kính các cụ! Hôm nay em đi đến vùng SÂU và XA các cụ nhé: TRUYỀN LỰC BÁNH XE

CÁC CÂU HỎI TRUYỀN LỰC BÁNH XE:

1. Có các kiểu truyền lực bánh xe nào ?

2. Bằng mắt thường, cách nào biết xe có truyền lực bánh xe ?

3. Bằng mắt thường, cách nào biết số bánh răng hành tinh ở truyền lực bánh xe kiểu hành tinh ?

4. Truyền lực bánh xe dùng gì để bôi trơn ?

5. Cầu dẫn hướng mà có truyền lực bánh xe thì có gì khác ?

6. Khi khóa vi sai ngang mà vào cua, có ảnh hưởng gì đến truyền lực bánh xe kiểu hành tinh ?


 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Cảm ơn thầy Phạm vỵ vì những câu trả lời rất chính xác nhưng em vẫn còn 1 điều rất băn khoăn là ở câu 2 thầy bảo:
Mt xấp xỉ bằng Mp bằng Mo xấp xỉ bằng Mms và xấp xỉ bằng 0. Điều em băn khoăn là bằng 0, em đọc 1 số tài liệu thì cũng không thấy lúc bị lầy mômen bên 2 bánh xe xấp xỉ bẳng không. Tại bánh trượt quay, em nghĩ là mômen nhỏ nhưng bằng 0 thì vẫn rất băn khoăn, mong thầy giải đáp giúp! Thanks

Mô men bên bánh quay trơn thì xấp xỉ = 0 (chứ không phải = 0). Còn mô men bên bánh bám trên đường = Mô men bên bánh quay trơn + Mms. Mô men ma sát cũng nhỏ xấp xỉ = 0. Tóm lại nó không bằng 0 nhưng gần như bằng 0.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Hôm trước trong phần truyền lực chính và vi sai, tôi còn câu hỏi số 5 chưa ai trả lời. Hôm nay tôi xin trả lời nốt.
Câu 5. Vì sao vi sai giữa 2 bánh xe chủ động trong 1 cầu (bác duongpn gọi là vi sai ngang) thường chỉ là vi sai côn đối xứng, còn vi sai giữa 2 cầu chủ động (bác duongpn gọi là vi sai dọc) lại có loại vi sai bánh răng trụ không đối xứng?
Trả lời:
Vi sai dùng để phân phối mô men đến các bánh xe trong 1 cầu và đến các cầu trong một xe (lấy xe 2 cầu làm ví dụ). Nó không chỉ phân phối mô men mà còn phân chia mô men theo tỉ lệ thích hợp dựa theo mô men bám giới hạn ở các bánh xe, tức là dựa theo trong lượng bám (trọng lượng tác dụng lên bánh xe và cầu xe).
Đối với vi sai giữa 2 bánh xe trong 1 cầu (vi sai ngang) vì trong lượng phân bố lên 2 bánh xe là như nhau 50/50 nên sử dụng vi sai côn đối xứng để phân bố mô men đến 2 bánh xe là như nhau.
Đối với vi sai giữa 2 cầu (vi sai dọc) thì do trọng lương tác dung lên cầu trước và cầu sau là khác nhau (xe tải thường khoảng 35/65 hoặc 30/70) vì vậy tốt nhất là sử dung vi sai bánh răng trụ không đối xứng, thực chất nó là bộ truyền hành tinh. (Xem hình vẽ bên dưới).
Theo đó cần dẫn đóng vai trò là khâu chủ động (đầu vào vi sai), còn bánh răng bao và bánh răng mặt trời là phần tử bị động (đầu ra vi sai). Trong đó bánh răng bao sẽ truyền mô men đến cầu sau còn bánh răng mặt trời sẽ truyền mô men đến cầu trước. Kích thước bánh răng bao và bánh răng mặt trời được thiết kế để khả năng truyền mô men đến 2 cầu tỉ lệ với trọng lượng phân bố lên cầu sau và cầu trước.

 

hoangmeo123456

Tài xế O-H
Kính các cụ! Hôm nay em đi đến vùng SÂU và XA các cụ nhé: TRUYỀN LỰC BÁNH XE

CÁC CÂU HỎI TRUYỀN LỰC BÁNH XE:

1. Có các kiểu truyền lực bánh xe nào ?

2. Bằng mắt thường, cách nào biết xe có truyền lực bánh xe ?

3. Bằng mắt thường, cách nào biết số bánh răng hành tinh ở truyền lực bánh xe kiểu hành tinh ?

4. Truyền lực bánh xe dùng gì để bôi trơn ?

5. Cầu dẫn hướng mà có truyền lực bánh xe thì có gì khác ?

6. Khi khóa vi sai ngang mà vào cua, có ảnh hưởng gì đến truyền lực bánh xe kiểu hành tinh ?


1. EM biết có 2 kiểu :
- bánh răng trụ ở phía trong bánh xe ( nhìn từ bánh xe vào truyền lực)- IFA W50, PRAGA

- Bánh răng hành tinh ( nằm trong moay ơ)- IFA L60, MAZ500, DONGFENG...Cái này thì nhiều.

2. Cách để biết thì hãy :
- Nhìn vào mặt trong của lốp sẽ thấy một " cục" lồi ở phía sau và có bán trục dắt vào đó.
- Nhìn moay ơ thấy cục moay ơ nó lớn hơn bình thường so với các xe khác cùng loại.
3. cách biết số bánh răng đó là nhìn vào số trục nằm trên mặt bích của moay ơ.

4. Dùng dầu để bôi trơn nên trên moay ơ của nó sẽ có lổ để đổ dầu.
5. Có khác chứ. Khớp quay sẽ bố trí từ bánh răng bị động đi ra và như vậy ta có từ bánh răng bị động đi ra sẽ có một trục các đăng hoặc khớp các đăng đồng tốc ở đó
6. Các cụ chỉ bảo thêm.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
1. EM biết có 2 kiểu :
- bánh răng trụ ở phía trong bánh xe ( nhìn từ bánh xe vào truyền lực)- IFA W50, PRAGA

- Bánh răng hành tinh ( nằm trong moay ơ)- IFA L60, MAZ500, DONGFENG...Cái này thì nhiều.

2. Cách để biết thì hãy :
- Nhìn vào mặt trong của lốp sẽ thấy một " cục" lồi ở phía sau và có bán trục dắt vào đó.
- Nhìn moay ơ thấy cục moay ơ nó lớn hơn bình thường so với các xe khác cùng loại.
3. cách biết số bánh răng đó là nhìn vào số trục nằm trên mặt bích của moay ơ.
4. Dùng dầu để bôi trơn nên trên moay ơ của nó sẽ có lổ để đổ dầu.
5. Có khác chứ. Khớp quay sẽ bố trí từ bánh răng bị động đi ra và như vậy ta có từ bánh răng bị động đi ra sẽ có một trục các đăng hoặc khớp các đăng đồng tốc ở đó
6. Các cụ chỉ bảo thêm.

Tặng cụ 100 điểm. Nó thực sự chưa đầy đủ.

Các cụ khác có thể tiếp tục!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên