Thông số kỹ thuật phanh thủy lực, hướng dẫn điều chỉnh

V
Vin
Bình luận: 1Lượt xem: 3,570

Vin

Tài xế O-H
Phanh thủy lực thường đóng là thiết bị không thể thiếu trong các cơ cấu truyền động của máy nâng và các ngành công nghiệp khác. Với con đẩy thủy lực nên có thể điều chỉnh được tốc độ và thời gian phanh làm quá trình phanh xả ra êm dịu và không bị giật và độ tin cậy cao, an toàn cho các cơ cấu nên phanh thủy lực ngày càng được áp dụng rộng rãi thay thế dần các loại phanh kiểu đối trọng và phanh điện từ cũ.
+13 kiểu phanh, đường kính bánh phanh từ 100-800mm.
+ Dải điều chỉnh mômen phanh lớn 40N.m-12500Nm.
THUYẾT MINH SỬ DỤNG PHANH THỦY LỰC

1 – Giới thiệu: Phanh thủy lực hệ YWZ4 và YWZ4b sử dụng trong các ngành cầu trục, vận tải, luyện kim, xây dựng .v.v. sảm phẩm đạt tiêu chuẩn JB/ZQ4388-1997.

2 – Điều kiện sử dụng:

- Nhiệt độ -20~+50oC.

- Môi trường làm việc không được có các chất nổ, ăn mòn nghiêm trọng, độ ẩm không khí vượt quá 90%.

- Điện áp và dòng điện xem thông số ghi trên mác.

- Nơi sử dụng có độ cao so với mặt nước biển đạt tiêu chuẩn GB 755-2000

3- Cấu tạo và nguyên lý xem hình vẽ:


1. Vít chỉnh cự ly, 2. Cơ cấu tự lựa chọn cảu phanh, 3. Guốc phanh, 4.Tay phanh, 5.Thanh kéo, 6.Mũ ốc, 9.Thanh kéo, 10.Mũ ốc, 11.Bình đẩy, 12.Vít tra dầu, 13.Nút tràn dầu, 14.Bệ phanh.

4- Thông số kỹ thuật và kích thước ngoại hình (xem bảng 1)

5- Lắp ráp và điều chỉnh phanh.

1- Kiểm tra trước khi lắp:
- Kiểm tra xem khi vận chuyển có bị biến dạng hỏng hóc gì không.

- Kiểm tra xem độ sạch nếu bẩn dính nhiều dầu mỡ phải loại trừ hết và lau sạch

2- Lắp ráp:

- Khi lắp đặt tham khảo hình 1 và lắp theo trình tự sau.

- Lắp dọc: Nới lỏng các mũ ốc, 6, 7, 8, 10 vặn thanh 9, mở tay phanh, sau đó gá má phanh vào bám phanh.

- Lắp ngang: Khi bánh phanh đa lắp vào động cơ, nới lỏng ốc 6, 7, 8,10, vặn thanh 9, lấy thanh kéo lò so (5 và thanh kéo (9) ra, đặt ngược tay phanh vào, từ bên cạnh đẩy vào bánh phanh.

- Sau khi lắp phanh vào bệ, xiết nhẹ ốc bệ, vặn thanh (9), lúc này ốc tự lựa của guốc phanh phải nới lỏng, để má phanh ôm khít vào bánh phanh, nếu má phanh ôm trưa tốt thì chỉnh bằng thanh (9) cho đến khi má phanh ôm trong trạng thái tốt nhất vào bánh phanh là được, vặn chặt êcu bulông

- Phanh trước khi xuất xưởng đã tra đủ dầu thủy lực, khách hàng có thể sử dụng ngay, trong khi bảo dưỡng sửa chữa tra thêm dầu DB-25 cho đến vị trí nút tràn dầu.

3- Điều chỉnh phanh:

- Điều chỉnh hành trình làm việc của phanh:

(hành trình định mức = hành trình làm việc + hành trình nâng)

Đầu tiên nới lỏng hết mức lò so, sau đó vặn thanh (9) để phanh ở trạng thái đóng, tiếp tục vặn để trục đẩy của bình thủy lực nâng dần lên khi hành trình nâng đạt chiều dái H1 (bảng 1) là hoàn thành việc chỉnh hành trình làm việc, sau đó khi má phanh làm việc mòn dần, hành trình làm việc của bộ đảy tăng dần trị số H1 giảm dần, khi giảm H1 min, cần chỉnh lại phanh theo thứ tự trên.

(Cảnh báo khi má phanh mòn H1 đạt mắc min nếu không chỉnh lại thì có nguy cơ phanh làm việc không đủ lực momen dẫn đến mất tác dụng của phanh)

- Điều chỉnh momen lực phanh: nới lỏng ốc (6) kẹp chặt đầu vuông thanh kéo lò so, vặn ốc (7) để lò so đạt yêu cầu độ dài lắp ráp ghi trệ mác của phanh, chỉnh xong vặn chặt ốc (6)và (7) lại là được.

- Điều chỉnh cự ly lùi của guốc phanh: Khi má phanh mở ra, chỉnh ppcs (1) để độ mở 2 bên đều nhau và vặn chặt lại, nếu có trang bị tấm liên kết trái phải đều nhau, đầu tiên nới lỏng ốc trên tấm trái phải, lắp phanh theo 5.1, đẻ phanh tại trạng thái phanh, sau đó vặn chặt ốc, thực hiện tự động đầu nhau.

- Khi vặn ốc (2) nên vặn chặt vừa phải để guốc phanh và guốc phanh tự lựa vị trí.

6 – Kiểm tra và thử phanh trước khi làm việc:

1- Kiểm tra trước khi làm việc: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra các thông số xem lắp có đùng yêu cầu không, các ốc đã xiết trặt chưa, đường tiếp xúc của phanh có chính xác không.

2- Chạy thử: Sau khi kiểm tra xong chạy thử tải cầu trục vài lần, để mac phanh xiết vài lần làm cho ôm tốt vào má phanh.

7 – Sử dụng và duy tu bảo dưỡng:

- Phải định kỳ kiểm tra phanh.

- Khi kiểm tra chú ý có mòn không.

· Các chỗ ôm tiếp xúc có nòm không

· Các cơ cấu cảu phanh làm việc có bình thường không.

· Các ống có bị long ra không.

· Cảnh báo: mỗi ca phải kiểm tra hành trình H1 min và H1 1 lần nếu không đạt tiêu chuẩn phải chỉnh kịp thời.

· Bộ đẩy thủy lực làm việc có bình thường không, dầu có đủ không, có hiện tượng dò dầu không, cách điện các dây dẫn có tốt không.

· Các trục chốt và trục tâm mòn quá 5%, độ ovan 0.5mm thì phải thay.

· Má phanh có ôm đều vào bánh phanh không, mặt ma sát có tốt không, có dính dầu và vết xước và bụi bẩn không, khi má phanh mòn đến độ dầy tồi thiểu cần thay má phanh. Độ dày xem bảng 2.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên