Tìm hiểu về bugi xe máy

khoadongluc
Bình luận: 8Lượt xem: 6,311

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Nội dung bài viết:
- Kiến thức tổng quan về bugi
- Bảo dưỡng- Bắt bệnh bugi
- Lựa chọn và thay thế bugi- Độ bugi
1. Tổng quan về bugi (Tech Info – Spark Plugs Overview)

Bugi (spark plug) là 1 trong những bộ phận dễ bị hiểu lầm nhất trong động cơ. Rất nhiều thắc mắc về Bugi trong nhiều năm qua làm cho người sử dụng rất bối rối.
Hướng dẫn này được viết ra để giúp cho các kỹ thuật viên, các người đam mê máy móc trong việc tìm hiểu, sử dụng, và khắc phục những vấn đề liên quan đến bugi. Những thông tin trong hướng dẫn này được áp dụng cho tất cả các loại động cơ đốt trong.
Bugi có 2 chức năng chính:
+ Đốt cháy hỗn hợp khí/nhiên liệu
+ Truyền nhiệt từ buồng đốt

Bugi mang năng lượng điện và biến nhiên liệu thành năng lượng làm việc (working energy). Một hiệu điện thế đủ mạnh được cung cấp bởi hệ thống đánh lửa (ignition system) để sinh ra tia lửa điện phóng qua khoảng hở của bugi. Cái này được gọi là Electrical Performance.
Nhiệt độ của đầu đánh lửa bugi phải được duy trì đủ thấp để ngăn chặn việc đánh lửa sớm, nhưng đủ cao để ngăn chặng bám dơ ở đầu bugi. Cái này được gọi là thermal performance, và được xác định bởi chỉ số nhiệt của bugi (heat range).
Với bugi NGK chỉ số nhiệt là chữ số đầu tiên, ví dụ C6HSA có chỉ số nhiệt là 6- xem hướng dẫn ở mục cuối: Lựa chọn và thay thế bugi
Nên nhớ rằng bugi không sinh ra nhiệt, chúng chỉ chuyển nhiệt. Bugi làm việc như là 1 bộ phận trao đổi nhiệt (heat exchanger) bằng việc chuyển lượng nhiệt không cần thiết ra khỏi buồng đốt, và đưa nhiệt đó đến hệ thống làm mát động cơ.
Chỉ số nhiệt của bugi được định nghĩa là khả năng tản nhiệt của bugi. Tốc độ chuyển nhiệt được xác định bởi:
+ Chiều dài của mũi cách ly/cách điện (insulator).
+ Thể tích không khí xung quanh đầu cách điện.
+ Vật liệu/ cấu tạo của điện cực trung tâm và sứ cách điện.

Chỉ số nhiệt của bugi không liên quan gì đến hiệu điện thế thật sự được truyền qua bugi. Đúng hơn là heat range là 1 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng của chuyển nhiệt từ buồng đốt của bugi. Heat range được xách định bởi vài yếu tố; chiều dài của mũi gốm cách điện trung tâm và khả năng hấp thu và truyền nhiệt của nó, vật liệu của chất cách điện và điện cực trung tâm.
Heat rating and heat flow path of NGK Spark Plugs

Bugi càng nguội (chỉ số nhiệt càng cao) thì tự giải nhiệt càng tốt

Chiều dài mũi cách điện là khoảng cách từ đầu đánh lửa đến chổ tiếp giáp của chất cách ly và vỏ kim loại. Khi mà đầu đánh lửa là phần nóng nhất của bugi, nhiệt độ đầu đánh lửa là nguyên nhân cơ bản của việc đánh lửa sớm và bẩn của bugi. Dù được gắn vào máy cắt cỏ, thuyền, hoặc xe đua, thì nhiệt độ tại đầu bugi phải duy trì khoảng 500-800 độ C.
Nếu nhiệt độ này thấp hơn 500, khu vực chất cách ly xung quanh điện cực sẽ không đủ nóng để đốt cháy hết muội than và những chất còn thừa trong buồng đốt (combustion deposits: sinh ra trong quá trình đốt cháy dầu nhờn và/hoặc các chất cho thêm vào nhiên liệu). Những chất này có thể gây dơ bẩn bugi dẫn đến đánh lửa sai (misfire). Nếu nhiệt độ đầu bugi cao hơn 850 độ c, bugi sẽ bị quá nhiệt và có thể làm cho gốm xung quanh điện cực bị phòng giộp và điện cực bị nóng chảy. Điều này dẫn đến đánh lửa sớm làm hư hại động cơ. Cùng 1 loại bugi giống nhau, sư khác nhau của 1 cấp chỉ số nhiệt (heat range) là khả năng thay đổi khoảng 70-100 độ C từ buồng đốt. Nhiệt độ đầu đánh lửa của bugi dạng projected (projected style) được tăng lên từ 10-20 độ C.
Vì vậy lựa chọn bugi “nóng” hay “nguội” là tùy thuộc vào mức độ hoạt động của động cơ.
(theo Otofun/Ngk infotech)
2. Bảo dưỡng- bắt bệnh bugi

Bugi là “cửa sổ” vào động cơ, và có thể được sử dụng như là 1 công cụ chẩn đoán tuyệt vời. Giống như là nhiệt kế cho người bệnh, bugi phô bày những triệu chứng và tình trạng của động cơ. Một người thợ máy nhiều kinh nghiệm có thể phân tích những triệu chứng này để dò ra nguồn gốc của rất nhiều vấn đề, hoặc xác định tỉ lệ khí/nhiên liệu.

Nhiệt độ và hình dáng đầu đánh lửa.

Hình dáng đầu đánh lửa cũng lệ thuộc vào nhiệt độ đầu bugi. Có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán cơ bản: tốt, dơ và quá nhiệt. Ranh giới giữa phạm vi hoạt động tối ưu và làm dơ bugi (500 độ C) được gọi là nhiệt độ tự làm sạch của bugi. Tại nhiệt độ này, muội than tích tụ, và các chất deposits được đốt cháy hoàn toàn. Nên nhớ rằng mũi cách ly càng dài, nhiệt lượng hấp thu càng ít, và nhiệt phải truyền xa hơn đến water jackets ở đầu cylinder. Điều này có nghĩa bugi có nhiệt độ bên trong cao hơn, và được gọi là bugi “nóng”. Bugi “nóng” giữa nhiệt độ hoạt động bên trong nóng hơn để đốt hoàn toàn dầu và muội than, và không có liên hệ gì đến chất lượng đánh lửa hay cường độ đánh lửa.
Ngược lại, 1 bugi “nguội” có mũi cách ly ngắn hơn và hấp thu nhiều nhiệt lượng tư buồng đốt hơn. Nhiệt này di chuyển 1 khoảng cách ngắn hơn, và cho phép bugi hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn. Chỉ số nhiệt thấp chỉ cần thiết khi động cơ được sửa đổi để tăng công suất, chịu tải nặng, hoặc được chạy ở số vòng quay cao trong 1 thời gian đáng kể. Bugi “nguội” chuyển nhiệt nhanh hơn, giảm khả năng đánh lửa sớm.

Over heat- màu bugi trắng khô là biểu hiện của quá nhiệt


Oil fouled – Đen và ướt, xả khói trắng ở ống po là dầu tràn vào buồng đốt. Thường là bởi hở phốt xú páp hoặc hở bạc. (xem bài
chỉnh khe hở xú páp)


Gap Bridging- Muội than nghẹt khe hở


Normal- Bugi đỏ gạch là tốt. Tỉ lệ hòa khí phù hợp.

3. Lựa chọn, thay thế, độ bugi:

.
Ý nghĩa các thông số khắc trên bugi

Có vài lần một vài anh em hỏi mình về các chỉ số có ghi trên bugi nên hôm nay mình viết bài này để mọi người tham khảo nhé! Trên thế giới rất nhiều các hãng s/x bugi nhưng ở bài này mình chỉ viết về bugi hiệu NGK thôi vì đây là hiệu bugi phổ biến nhất ở VN
Bugi đóng vai trò rất quan trọng trong họat động của động cơ xăng. Đó là nơi xuất hiện tia lửa ban đầu để đốt cháy hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí) vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới công suất động cơ, tiêu hao nhiên liệu cũng như độ ô nhiễm của khí thải

Thông thường 01 bugi phải ghi đủ 07 ký hiệu khác nhau, ví dụ:
B_P_R_6_E_S_-11

*ký hiệu 01: cho ta biết đường kính ren và lục giác (tức là có thể mở bằng chì khóa số mấy)
A: đường kính ren 18mm, lục giác 25,4mm
B: ————– 14mm,——– 20,8mm
C:————— 10mm,——– 16,0mm
D: ————— 12mm,——- 18,0mm
xe CD (CB, CMT) thường sử dụng bugi thường có lục giác là 16, chữ C

*ký hiệu 02: Chỉ đặc điểm cấu tạo, chủ yếu liên quan tới hình dạng của điện cực trung tâm (chỉ số này bây giờ thấy rất ít ghi, chỉ còn ghi ở những lọai thật đặc biệt)
*ký hiệu 03: Có thể có hoặc không, nếu có ghi chữ R, bên trong bugi có đặt điện trở chống nhiễu
*ký hiệu 04: Rất quan trọng vì cho ta biết chỉ số nhiệt của bugi. chỉ số này thay đổi từ 2 (nóng nhất) tới 12 (lạnh nhất). Xe đua thường sử dụng chỉ số nhiệt từ 9 trở lên, còn xe CD (CB, CMT…) nên sử dụng 7
*ký hiệu 05: cho biết chiều dài phần ren: nếu không ghi thì tự hiểu là 12mm đối với đường kính ren 18mm và 9,5mm đối với đường kính ren 14mm
L: 11,2mm
H: 12,7mm
E: 19,0mm
F: Lọai này ít phổ biến và còn phân ra 04, 05 lọai nên mình bỏ qua…
CD mình sử dụng H là ok

*ký hiệu 06: chỉ đặc điểm chế tạo: S (SA) lọai thường, A hoặc C lọai đặc biệt, GP hoặc GV dùng cho xe đua có điện cực làm bằng kim lọai hiếm, P có điện cực làm bằng platin
mình nghĩ CD chỉ nên xài lọai S (SA) là được rồi cho kinh tế, xài lọai platin rất mắc và nếu vô tình lấy giấy nhám mà chà chà là tiêu!!!

*ký hiệu 07: ký hiệu khe hở
9: 0,9mm
11: 1,1mm
131,3mm

(theo jimmy Nguyen- SGCDC)
Lưu ý: Nếu trên ký hiệu của một bugi không có số cuối cùng, khe hở đánh lửa sẽ để theo tiêu chuẩn là 0.6 ~ 0.7 mm.
http://xeco.files.wordpress.com/2009/07/bugicacloaixe2.jpg
Bugi các loại xe thông dụng (theo 4rum bikervn)

Thay thế và Độ bugi:

Nếu muốn thay bugi Iridium (bạch kim) hoặc Racing thì dựa theo chỉ số của bảng trên và bugi theo xe để chọn loại bugi phù hợp.

NGK và Denso Iridium

Lưu ý chỉ số nhiệt (chữ số đầu tiên (2-12) đối với NGK, (từ 20, 22…) đối với Denso). Chỉ số càng cao thì bugi càng nguội.
* Bugi loại nóng: Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp( phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.
* Bugi loại nguội: Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao( phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.
(Seriow- 4rum bikervietnam)
Nếu sử dụng bugi có chỉ số nhiệt quá thấp so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì xe có hiện tượng galenti và ga nhỏ không ổn định, và bugi dễ đóng muội than.
Có thể dùng mobin độ và dây phin tăng áp để tăng hiệu quả đánh lửa.

Mobin độ và dây phin tăng áp NGK



(theo NGK Techinfo)
 

xe_cam

Tài xế O-H
Các loại xe máy ở VN đa số sử dụng Bugi NGK tiêu chuẩn có đầu đánh lửa làm bằng Nikel (giá thành thấp)...Nhược điểm là lửa ko gôm và xăng ko đc đốt hết,độ bền ko cao.Khi sử dụng một th.gian Bugi theo xe sẽ xuống cấp làm xe yếu đi và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Bugi PLATINUM (bạch kim) thì độ cứng và độ nóng chảy cao hơn.
Cao cấp hơn nữa là Bugi IRIDIUM làm từ kim loại quí hiếm với độ cứng cao hơn và nhiệt độ nóng chảy lớn hơn Bugi PLATINUM...giúp gia tăng giới hạn sử dụng cho Bugi ở mọi đk làm việc khắc nghiệt nhất.
[MERGETIME="1413778718"][/MERGETIME]
Em chạy Si đang sử dụng bugi Denso Iridium Power thấy ưng lắm :biker:
Denso Iri...thì còn gì bằng nữa pác.Đánh lửa ổn định,xe bốc hơn,tiết kiệm nhiên liệu,thời gian sử dụng trên 50.000km
[MERGETIME="1413778726"][/MERGETIME]
Em chạy Si đang sử dụng bugi Denso Iridium Power thấy ưng lắm :biker:
Denso Iri...thì còn gì bằng nữa pác.Đánh lửa ổn định,xe bốc hơn,tiết kiệm nhiên liệu,thời gian sử dụng trên 50.000km
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên