Tìm hiểu về các hệ thống hỗ trợ phanh trên ô tô

Chi_Dan
Bình luận: 3Lượt xem: 7,853

Chi_Dan

Tài xế O-H
Phanh là một bộ phận quan trong trên mỗi chiếc ô tô. Trong xu thế mà công nghệ ngày càng phát triển, các hệ thống an toàn hỗ trợ phanh đang trở thành một trang bị tiêu chuẩn trên mỗi chiếc ô tô. Tuy nhiên, chính vì quá mới nên không phải bất kì lái xe nào cũng thành thạo?

Hệ thống ABS, EBD, EBA hay Active City Stop là gì?

Tất cả các hệ thống này hiện đang được sử dụng phổ biến trên mỗi chiếc ô tô. Trong đó hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) là hệ thống hỗ trợ phanh, ngăn ngừa tình trạng các bánh xe bị trượt lết (ngăn ngừa tình trạng các bánh xe bị khóa cứng) trên đường khi phanh gấp. Hệ thống ABS giúp cải thiện tình trạng ổn định lái cũng như cải thiện hiệu quả phanh khi phanh gấp

Hệ thống phanh ABS được trang bị trên ô tô.jpg

Hệ thống phanh ABS được trang bị trên ô tô

Như ta đã biết, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) có nhiệm vụ giúp cho người điều khiển có thể kiểm soát được tay lái trong tình huống phanh khẩn cấp. Trong khi đó, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (Electronic Brakeforce Distribution - EBD) được biết tới như một giải pháp mang tính "phòng chống" nhiều hơn là "ứng cứu". Trong cả tình huống phanh khẩn cấp lẫn phanh chậm thì không phải tất cả các bánh xe đều cần một lực phanh bằng nhau. Nguyên nhân là do mỗi bánh sẽ hoạt động dưới các tình trạng khác nhau tùy vào lực bám của bánh xe với mặt đường. Dưới đây chúng ra sẽ xét một kịch bản phanh phổ biến nhất: Phanh khi trên đường thẳng.

Video so sánh 2 tình huống có và không sử dụng EBD
Trong trường hợp này, trọng lượng của xe sẽ đổ dồn về phía trước. Theo đó, bánh xe nào chịu trọng lượng lớn hơn sẽ bị đè xuống nhiều hơn, và kết quả là sẽ có khả năng bị trượt ít hơn. Do đó, trên những chiếc xe không có EBD thường có van tiết lưu trong hệ thống thủy lực nhằm đảm bảo bánh trước nhận được nhiều lực phanh hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là van tiết lưu chỉ có thể phân phối lực phanh giữa bánh trước và bánh sau theo một tỷ lệ cố định bất kể hoàn cảnh.


Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (EBA) giúp người lái trong những tình huống phanh khẩn cấp bằng cách tự động cấp một lực phanh lớn nhất có thể đến các bánh xe ngay khi hệ thống ghi nhận trạng thái phanh gấp của người lái.

Hỗ trợ phanh xe tự động - Active City Stop được trang bị trên xe Ford.jpg

Hỗ trợ phanh xe tự động - Active City Stop được trang bị trên xe Ford
Hệ thống hỗ trợ phanh xe tự động - Active City Stop: Bằng các cảm biến được đặt phía trước xe, hệ thống sẽ tự động phanh xe khi nhận thấy có tình huống nguy hiểm xảy ra (gặp chướng ngại vật) mà theo ghi nhận của hệ thống không thấy phản ứng giảm tốc bằng phanh của người lái.

Các hệ thống này hoạt động hoàn toàn dựa trên hệ thống phanh nguyên thủy. Chúng sử dụng chung một số cơ cấu bên trong hệ thống phanh chẳng hạn như bơm tạo áp, các van chia... Tùy thuộc vào tình trạng xe khi phanh mà hệ thống nào sẽ can thiệp, có thể can thiệp đơn lẻ từng hệ thống cũng có thể can thiệp kết hợp nhiều hệ thống cùng lúc.

Các hệ thống phanh hỗ trợ như thế nào cho người lái?

Tìm hiểu về các hệ thống hỗ trợ phanh trên ô tô.jpg

Các hệ thống an toàn ABS, EBD, EBA hay Active City Stop sẽ tự động can thiệp tùy thuộc vào tình trạng phanh và trạng thái xe.

Minh họa chức năng hỗ trợ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS.jpg

Minh họa chức năng hỗ trợ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Chẳng hạn khi nhận thấy tình trạng bánh xe bị khóa cứng do người lái đạp phanh quá mạnh trong tình huống khẩn cấp, hệ thống ABS sẽ tự động can thiệp làm giảm áp suất phanh đến bánh xe đó và ngay khi bánh xe này hết bị khóa cứng thì hệ thống lại tự động tăng áp suất phanh (nếu người lái vẫn đạp mạnh bàn đạp phanh). Chính vì lý do này người lái sẽ cảm nhận được sự rung nhẹ ở chân phanh khi hệ thống ABS hoạt động. Đa số các xe thì người lái sẽ không cần phải kích hoạt bất kỳ chức năng nào.

Nguồn: OtoS
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên