Trục cam là gì? Tác dụng của trục cam

khoadongluc
Bình luận: 5Lượt xem: 14,035

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Trục cam dùng để dẫn động supap đóng mở theo quy luật nhất định. Trục cam bao gồm các phần : cam nạp, cam thải và các cổ trục. Ngoài ra trong một số động cơ trên trục cam còn có cam dẫn động bơm xăng, cam dẫn động bơm cao áp và bánh răng dẫn động bơm dầu, bộ chia điện v.v…
Vật liệu chế tạo trục cam thường là thép hợp kim thành phần cacbon thấp như : thép 15X, 15MH… hoặc thép cacbon thành phần cacbon trung bình như : thép 40 hay thép 45.
Các mặt ma sát của trục cam (mặt làm việc của cam, của cổ trục…) đều thấm than và tôi cứng. Độ thấm than thường vào khoảng 0,74 2mm, độ tôi cứng đạt HRC 524 65. các bề mặt khác và ruột trục cam có độ cứng thấp hơn, thường vào khoảng HRC 30 4 40.

Hình 1 : Trục cam động cơ Ford V8.
Ở đầu trục cam được bố trí một bánh răng để nhận chuyển động từ trục khuỷu. các động cơ kiểu DOHC, trên nắp máy được bố trí hai trục cam, một trục cam dùng để dẫn động các supap hút và trục cam còn lại dùng để dẫn động các supap thải. Ở kiểu DOHC sự dẫn động có thể từ trục khuỷu hoặc trục khuỷu chỉ dẫn động một trục cam và trục cam này sẽ dẫn động trục cam còn lại qua cặp bánh răng được bố trí trên mỗi trục cam.
Trên các trục cam được bôi trơn bằng dầu nhờn của động cơ, vì vậy trong sử dụng, sửa chữa phải chú ý đến sự làm kín ở hai đầu của trục cam.
Do điều kiện làm việc và đặc tính của trục cam nên thường được chế tạo bằng thép cacbon hay thép hợp kim hoặc bằng gang.
· Trong động cơ ôtô máy kéo trục cam không phân đoạn, các cam làm liền với trục.
· Trong động cơ tĩnh tại và tàu thủy cam thải và cam nạp làm rời từng chiếc rồi lắp lên trục bằng then hoặc đai ốc.
· Hình dạng và vị trí của cam phối khí quyết định bởi thời gian làm việc, góc độ phân phối khí và số chu kỳ động cơ.
· Trong động cơ hai kỳ cam phối khí thường là cam thải.
Các kiểu truyền động trục cam : Có hai kiểu truyền động trực tiếp
và gián tiếp. Kiểu truyền động trực tiếp thông dụng hơn kiểu truyền động
bằng xích.
· Bánh răng trục cam ăn khớp với bánh răng trục khuỷu.

Hình 2 : Truyền động kiểu trực tiếp.
Chú thích :
1 – Bánh răng trục khuỷu ; 2 – Bánh răng trục cam ; 3 – Dấu định vị.
· Bánh răng truyền động với bánh răng trục khuỷu qua xích.

Hình 3 : Truyền động kiểu gián tiếp bằng xích.
Chú thích :
1 – Trục khuỷu ; 2 – Dây xích ; 3 – Trục cam
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên