Van hằng nhiệt của động cơ cummins

L
Bình luận: 26Lượt xem: 7,424

sirduyduc

Tài xế O-H
theo những gì em biết thì van hằng nhiệt không chỉ tồn tại hai chế độ đóng và mở, mà nó được coi như một dạng van tiết lưu, độ mở của miệng van sẽ quyết định lưu lượng dòng nước làm mát qua két, trường hợp độ mở bằng 0 khi đó van đóng kín. hơn nữa, tùy vùng khí hậu, đại lý, van hằng nhiệt có nhiều ngưỡng kích hoạt trạng thái đóng mở khác nhau : 60,65,70,75,80 độ,....vì thế nếu việc bỏ van hằng nhiệt đi vì yếu tố khí hậu nhiệt đới ở VN, thì em không đồng tình.mời các cụ tiếp tục cho ý kiến.e chém thế, có gì các cụ chỉ bảo thêm
 

qcdao

Tài xế O-H
Tôi hoàn toàn đồng tình với bạn sirduyduc4, tuyệt đối không được tháo bỏ van hằng nhiệt, vì tôi đã gặp và nghiên cứu kỹ trường hợp này rồi, như các bạn đã thảo luận, van hằng nhiệt khi đạt đến ngưỡng kích hoạt VD 70 do C, Thì lúc đó van bắt đầu chớm mở và lưu lương thông qua van tăng đần khi nhiệt độ tăng, và phía ngược lại ( phía by pass qua động cơ, không qua két giải nhiệt) sẽ bị đóng dần lại khi nhiệt độ tăng. Nghĩa răng lưu lượng nước sẽ qua két tản nhiệt càng nhiều khi nhiệt tăng dần khi qua ngưỡng kích hoạt van, và lưu lượng nước by-pass qua động cơ càng giảm. khi van mở hoàn toàn, thì đồng nghĩa rắng toàn bộ nước làm mát sẽ qua két tản nhiệt rồi về lock máy, và van đóng kín hoàn toàn cửa by-pass về lock máy. Do vậy nếu bỏ van đi thì cả hai cửa = qua két và không qua két ( by-pass) về lock máy đều mở=> dòng nước làm mát được bơm đẩy đi sẽ đi qua cửa nào ít bị cản trở nhất, và tất nhiên là cửa by-pass kg qua két tản nhiệt. do vậy động cơ càng nóng hơn.
 

josephvanbac

Tài xế O-H
Em thì không dám chém, chỉ dám "bê" nguyên di phần người ta nói về van hằng nhiệt, chức năng, bỏ hay không bỏ để các bác tham khảo.


Hệ thống làm mát có nhiệm vụ duy trì nhiệt độ thích hợp cho động cơ làm việc. Tuy nhiên nếu không được quan tâm đúng mức thì những vấn đề gặp phải của hệ thống làm mát có thể gây nên những hậu quả khôn lường.



Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khi động cơ bị quá nhiệt là do kẹt van hằng nhiệt. Ngoài ra thì cũng có thể do vài lý do khác khiến động cơ nóng quá mức như: két nước lâu ngày không súc rửa gây tắc, nước làm mát ở mức thấp, quạt không làm việc…khi động cơ bị nóng quá mức có thể làm nước bốc hơi nhanh tạo nhiều hơi trong đường ống làm tụt đường ống ở vị trí mối nối, thậm chí có thể gây nổ đường ống, tuy nhiên nếu vậy còn may mắn vì việc khắc phục trở nên đơn giản hơn. Đối với các xe còn “ngon” các đường ống và mối nối đều tốt thì nhiệt độ bên trong động cơ tiếp tục tăng nên làm cho các chi tiết như piston giãn nở nhiểu và hiện tượng “bó máy” là điều không tránh khỏi, điều này sẽ làm tốn chi phí đáng kể để khắc phục, sửa chữa. Vậy người sử dụng xe phải làm gì với hệ thống làm mát để hiệu quả sử dụng xe được tốt nhất?

Van hằng nhiệt: nên sử dụng hay bỏ?

Van hằng nhiệt là một chi tiết quan trọng trong hệ thống làm mát của xe, nó đóng vai trò điều tiết để đảm bảo nhiệt độ nước làm mát tuần hoàn trong đường ống nhanh chóng đạt được và luôn duy trì trong khoảng từ 80 o- 95 o C (mức nhiệt độ động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất). Khi nhiệt độ nước làm mát thấp (khoảng dưới 70 o C ) thì van vẫn đóng, nước chỉ lưu thông bên trong máy và không ra két làm mát. Khi nhiệt độ của nước vượt quá 70 o C, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở, làm mở van và nước được lưu thông tuần hoàn qua két làm mát.


Nếu không sử dụng van hằng nhiệt, thời gian làm nóng động cơ sẽ kéo dài, nhiệt lượng sẽ bị mất nhiều do nước làm mát lấy đi, nhiên liệu bốc hơi kém làm giảm hiệu quả sử dụng nhiên liệu, hay nói cách khác là sẽ làm tốn nhiên liệu hơn. Đồng thời hơi nhiên liệu sẽ bám vào các chi tiết và thành vách xi lanh làm bôi trơn kém, kết quả làm giảm công suất động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh. Ngoài ra, đối với các động cơ sử dụng phun xăng điện tử, khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp, ECU sẽ điều khiển phun xăng đậm, do đó sẽ làm tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, khi sử dụng van hằng nhiệt, chúng ta hay gặp phải trường hợp van bị kẹt (do sau một thời gian làm việc sáp giãn nở kém) làm động cơ nóng quá mức, dẫn tới giảm khe hở giữa piston và xecmăng, gây ra bó kẹt piston. Thậm chí còn gây ra cháy đệm mặt máy, khiến nước lọt vào trong xi lanh và xuống cacte.

Chúng ta có thể tự kiểm tra quá trình làm việc của van hằng nhiệt bằng cách: cho động cơ nổ, sau đó theo dõi trong bảng táp lô. Đến khi nhiệt độ của nước làm mát đạt khoảng 70 o -80 o , sờ tay vào đường ống phía trên van, nếu đường ống ấm dần lên (có thể cảm nhận được) có nghĩa là van vẫn làm việc tốt. Chúng ta có thể tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van: cho van vào nước và đun nóng từ từ, khi nhiệt độ nước đạt khoảng 95 o C, đo độ nâng của van lớn hơn 8 mm là được.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì nên kiểm tra khả năng làm việc của van hằng nhệt sau khoảng 15.000-20.000 km.

Két nước làm mát: Chi phí nhỏ cho hiệu quả cao.

Nếu van hằng nhiệt đóng vai trò điều tiết và hữu dụng khi động cơ mới khởi động (nhiệt độ còn thấp) thì két nước làm mát chính là trái tim của hệ thống làm mát. Tại đây nước sẽ được làm mát về nhiệt độ lý tưởng cho động cơ 80 o- 95 o C sau khi đã tăng cao do hấp thụ nhiệt từ các chi tiết của động cơ. Do đó nếu két nước bị lắng cặn lâu ngày làm giảm khả năng thoát nhiệt sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt của động cơ và gây nên những hậu quả nặng nề.

Để hệ thống làm mát của xe ôtô được hoạt động ổn định, các bạn nên sử dụng loại nước tinh khiết để đổ vào két nước vì nước này đã được loại bỏ các tạp chất, thành phần kim loại năng và cặn. Do đó sẽ ít gây ra hiện tượng tắc nghẹn hoặc đóng cặn trong đường ống và hệ thống làm mát của xe.


Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả làm mát cho xe, người lái xe cũng nên sử dụng thêm một số loại phụ gia làm mát được bán khá nhiều tại các gara sửa xe với giá thành khá hợp lý, chỉ từ 20.000 – 50.000 VNĐ tùy theo thương hiệu. Các lọ phụ gia làm mát này có tác dụng làm tăng nhiệt độ sôi của nước. Tuy nhiên, cũng không nên đổ quá nhiều chất phụ gia vào xe vì có thể sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn két nước. Do đó, việc kiểm tra két nước thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi xa là cần thiết để đánh giá hiệu quả làm mát của két nước. Bên cạnh đó việc xúc rửa két nước theo đúng định kỳ (khoảng 40.000-50.000 km) sẽ không quá tốn kém và giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm hệ thống làm mát của xe, tránh được việc tắc các khe tản nhiệt làm mất tác dụng của quạt gió.


Lưu ý: Không được mở nắp két nước ngay sau khi dừng xe vì áp suất hơi nước bên trong sẽ đẩy nước nóng ra và gây bỏng. Nên đợi khoảng 15-20 phút sau khi tắt máy để nước nguội thì hãy mở nắp két nước để kiểm tra.

Kiểm tra tổng thể cho hệ thống làm mát

Ngoài van hằng nhiệt và két nước thì để hệ thống làm mát là việc hiệu quả thì bơm nước, dây đai dẫn động, các đường ống, quạt, cũng phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng đều làm việc tốt. Nếu máy nóng sau khi chạy được vài km hoặc chỉ nóng khi tốc độ vòng quay thấp, vấn đề thuộc về quạt và két tản nhiệt. Rõ ràng động cơ đã được làm mát nhưng ở mức thấp do nước tuần hoàn qua két kém hoặc quạt làm việc kém hiệu quả.


Trên các xe sử dụng quạt điện để làm mát, chúng sẽ quay khi nhiệt độ động cơ trong khoảng từ 90 - 105 0 C, cho động cơ làm việc ở chế động không tải (tắt tất cả các phụ tải như điều hòa, đèn, hệ thống âm thanh…). Quan sát nhiệt độ nước làm mát trên bảng điều khiển, quạt sẽ phải được bật tự động trước khi đồng hồ chỉ mức nhiệt độ cao. Nếu nó không quay hãy tắt máy ngay để tránh gặp nguy hiểm cho động cơ. Sau khi máy nguội, hãy thử bật điều hòa, nếu quạt quay có thể công tắc nhiệt độ quạt làm mát đã suy giảm chất lượng. Nếu quạt vẫn không quay, cần phải kiểm tra hệ thống điện của nó.

Với động cơ sử dụng quạt làm mát truyền thống, vấn đề có thể thuộc về ly hợp quạt. Tắt tất cả các phụ tải của động cơ, rồi tắt máy, quạt sẽ tiếp tục quay khoảng 2 giây trước khi dừng. Nếu thời gian kéo dài hơn và động cơ chỉ nóng khi chạy ở vòng quay thấp thì ly hợp quạt cần được thay thế. Trong trường hợp quạt làm việc tốt, hãy kiểm tra phần rìa két nước, nếu chúng dính nhiều bụi bẩn hoặc bị lỗi sẽ cản trở quá trình trao đổi nhiệt. Khi động cơ nguội, tháo phần ống nối két và kiểm tra bên trong, có thể bạn sẽ cần phải xúc rửa sạch cặm bám. Các ống nối cũng nên được làm sạch, dùng keo gắn lại.

Nếu két nước, quạt, nước làm mát, van hằng nhiệt đều tốt. Có thể bơm nước đã gặp sự cố hoặc dây curoa quá chùng, nước không tuần hoàn hoặc gioăng quy-lát bị thổi cháy và hiện tượng cháy sớm xuất hiện, động cơ nóng hơn mức bình thường.
nguồn: http://www.baomoi.com/He-thong-lam-mat-Khong-nen-chu-quan/145/12658254.epi
Em mời các bác chém tiếp ạ.
 

vinhhe

Tài xế O-H
động cơ hoạt động lý tưởng nhất trong 1 dải nhiệt độ nên van hằng nhiệt để giữ cho nhiệt độ động cơ không xuống quá thấp trong mọi chế độ hoạt động
thưa các cụ! vấn đề về van hằng nhiệt thì là vấn đề gây tranh cãi cho lớp thợ già và lớp thợ trẻ bấy lâu nay rồi ạ.Em thìkiến thức nông cạn cũng mong góp mấy ý kiến thế này, các anh đừng chê cười nhé :D.
về cấu tạo hay nguyên lý của van hằng nhiệt thì thôi em ko nói nữa vì các bác biết quá rõ rồi ạ.Em chỉ nói chuyện tại sao các bác thợ già luôn muốn tháo bỏ cái van này.:cp như các bác đã biết nhiệt độ chuẩn để động cơ hoạt động ổn định là 90C ,sau khi khởi động thì chỉ sau vài phút là động cơ đjat mức nhiệt này, nhưng 90 độ thì kim của đồng hồ báo nhiệt sẽ đạt mức sấp xỉ 12h (mức giữa) vậy là các bác nhà xe tái hỏa " xe đứng im mà nhiệt nên cao thế..." vì theo quan niệm của mấy ông nhà xe là máy càng mát càng tốt,thậm chí xe chạy cả trăm km mà đồng hồ nhiệt chỉ nhíc nên 1/3 là các ồng ấy thích nhất...vì thế tất cả các xe (đặc biệt là xe tải) luôn bị vứt bỏ van hằng nhiệt, chốt chặt cánh quạt...
còn nên hay không nên tháo bỏ van hàng nhiệt, thì em xin ý kiến thế này. với dòng xe hơi thì không nên. Nhưng với xe tải thì theo em là nên tháo bỏ.Các bác biết đấy xe tải ở VN mình luôn phải cõng gấp 2 đến 3 lần trọng tải của xe,vì thế động cơ luôn phải hoạt động trông tình trạng quá tải, đạc biệt là khi leo đèo leo dốc.nếu không giải quyết tốt vấn đề làm mát động cơ thì xôi nước là điều không tránh khỏi:dl. đã rất nhiều trường hợp bó máy vì leo đèo bị xôi nước rồi, vì thế riêng dòng ce tải thì ngoài bỏ van hằng nhiệt, chốt cánh quạt đôi khi còn phải thực hiện vài thủ thuật nữa nhầm múc đích " làm lạnh động cơ:))" hình như em nói hơi nhiều các bác đừng cười chê nha, kẻo em bị xếp vado diện spam thỉ khổ :22: thôi các bác chém tiếp đi em tham khảo vơi ạ:D
động cơ hoạt động tốt nhất trong một dải nhiệt độ nhất định van hằng nhiệt có nhiệm vụ không cho nhiệt độ hạ quá thấp trong dải đó. khi mà không có van hằng nhiệt thì chạy tốn dầu hơn thôi..chứ nhiệt độ động cơ mà cao quá thì đông cơ bây giờ đều có cơ cấu cảnh báo làm gì nên nổi
 

C5galaxy

Tài xế O-H
cụ sir có biết tại sao với những xe của Anh, Nhật, Hàn... về Việt Nam thì có thể tháo bỏ van hằng nhiệt này không ạ, riêng xe của Đức thì không được.
hồi hè em đi thực tập cấu tạo ôtô dính vào câu này bó tay cụ ạ, đến giờ em vẫn đang thắc mắc, cụ nào biết thì mong chỉ bảo ạ.
em xin cảm ơn.
Tháo bỏ báo lỗibicycle oh
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên