Văn hóa sử dụng đèn khi tham gia giao thông

Gaarasamac
Bình luận: 2Lượt xem: 1,597

Gaarasamac

Tài xế O-H
Tất bật trên những hành trình cuối năm, không ít tài xế phải đối mặt với chuyến đi xuyên đêm, khoảng thời gian thường xảy ra nguy hiểm bởi thói quen sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa) và đèn cốt (đèn chiếu gần) không đúng cách, gây lóa mắt, ảnh hưởng đến tài xế lưu thông trên cùng tuyến đường, dễ dẫn đến tai nạn.

Để không trở thành “tâm điểm bức xúc” cho cộng đồng tham gia giao thông, bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc sau để sử dụng đèn đúng chuẩn, tránh bị xử phạt và gây nguy hiểm khi lưu thông trên đường:
1/ Sử dụng đèn pha – đèn cốt đúng cách:
- Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường hoặc di chuyển trên cao tốc.
- Đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư
2/ Dùng pha để nhường đường hoặc xin vượt đường:
- Nháy đèn pha báo hiệu nhường đường: Nháy đèn pha khi xe ở đường ưu tiên để xe ở đường nhỏ có thể đi trước nếu muốn nhường đường
- Nháy đèn pha xin vượt: Nháy đèn pha thay cho còi báo hiệu để xin vượt đường
3/ Quy tắc ngầm khi muốn giao tiếp bằng đèn pha:
- Nháy đèn pha 1 lần: nhắc nhở xe trước di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã báo xanh
- Nháy đèn pha 2 lần (vào ban đêm): dùng để nhắc nhở cho xe đối diện tắt đèn pha để không gây lóa mắt xe đối diện
- Nháy đèn pha 3 lần: giúp cho đối phương biết được phương tiện di chuyển của mình đang có vấn đề cần phải kiểm tra.
78818997_133116174785933_5853661853145628672_n.jpg
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên