Vì sao bô bin rút ECU vẫn đánh lửa

hanhthuy1990
Bình luận: 25Lượt xem: 2,999

subinnamkha

Tài xế O-H
Bác để ý ở chân B5 đó là chân lấy tín hiệu của mạch cảm biến đưa về ECU.
Khi relay đóng sẽ chuyển mạch sang chế độ khác, mạch cảm biến không còn điều khiển trực tiếp Trans công suất nữa.
ECU sẽ nhận tín hiệu cảm biến từ B5, tính toán góc đánh lửa rồi xuất tín hiệu điều khiển đến trans công suất qua D4.
Nhật nói chuẩn đấy , relay đó chính là relay chuyển mạch đánh lửa sớm.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Nhật nói chuẩn đấy , relay đó chính là relay chuyển mạch đánh lửa sớm.

Bạn giải thích cái chuẩn của bạn tôi nghe với.
tôi có thắc mắc tại sao đã điều khiển đánh lửa bằng hộp rồi mà không dùng nó ngay từ đầu mà còn phải thêm rơ le điều khiển chuyển mạch làm gì cho phức tạp, giảm độ tin cậy nữa?
 

phanminhnhat

Học việc
Bạn giải thích cái chuẩn của bạn tôi nghe với.
tôi có thắc mắc tại sao đã điều khiển đánh lửa bằng hộp rồi mà không dùng nó ngay từ đầu mà còn phải thêm rơ le điều khiển chuyển mạch làm gì cho phức tạp, giảm độ tin cậy nữa?

Theo em thì cấu tạo như vậy không khác gì với hệ thống đánh lửa sớm điện tử ESA của Toyota.
Thay vì ở HT ESA mạch chuyển chế độ được tích hợp luôn bên trong ECU thì ở đây người ta đưa ra ngoài.
Tín hiệu trực tiếp từ cảm biến sẽ dùng để xác định thời điểm đánh lửa ban đầu ở chế độ khởi động.
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Bạn giải thích cái chuẩn của bạn tôi nghe với.
tôi có thắc mắc tại sao đã điều khiển đánh lửa bằng hộp rồi mà không dùng nó ngay từ đầu mà còn phải thêm rơ le điều khiển chuyển mạch làm gì cho phức tạp, giảm độ tin cậy nữa?
Thầy ơi! Thực ra cái Topic nầy được mở ra là để cho chủ thớt hiểu tại sao mà rút giắc hộp ra nhưng Bin lửa vẫn đánh, chỉ có vậy thôi, khi vào Topic nầy em cũng muốn giải thích ý trên nhưng khi đọc bản vẽ thì thấy 1 vấn đề rất hay, thậm chí là hay hơn cái mục đích ban đầu. Vì vậy nên mới đề cập đến con relay chuyển mạch đánh lửa, vì em đề cập đến vấn đề nầy nên Bác Phạmminhnhat cũng vào tham gia với em và em thấy Nhật nói rất đúng nên em dùng từ "chuẩn" để đánh giá về giá trị câu trả lời của "Nhật". Thầy hỏi em như vậy làm em có cảm giác là kẻ "ăn theo", em ngại lắm.
* Nếu nhìn vào sơ đồ điện của nó bác nhìn thấy chân D4 được ghi chữ EST thì bác lập tức nghĩ đến thời điểm đánh lửa rồi, phân tích sơ đồ ta nhận thấy rằng ECU không có can thiệp bất cứ điều gì về việc đánh lửa ngoài việc điều khiển thời điểm ở chân D4. có thể hiểu D4 là chân xuất của ECU để khiển Power Trans, còn chân B5 chính là tín hiệu nhận vào kiểu như Ne của Toyota vậy, từ tín hiệu nầy ECU mối xuất tiếp một điện áp/ hoặc không xuất vào D5 để đóng, mở relay. (relay nầy là relay điện áp, nó chỉ đóng, mở ở một điện áp nhất định). Khi relay nầy đóng thì thời điểm đánh lửa sẽ được điều khiển là sớm 10 độ + thời điểm đánh lửa hiệu chinh (được tính bởi hộp). Khi relay mở thì thời điểm đánh lửa chỉ là thời điểm đánh lửa ban đầu (vd là 10 độ).
Nó tích hợp relay theo em nghĩ là công nghệ của nó chưa tới, xe nầy vào khoảng 1990, chứ xe đời sau thì em không còn thấy đánh lửa kiểu nầy nữa.
Em chỉ hiểu có vậy, mong bác hiểu cho cái từ "Chuẩn" của em.
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
Thầy ơi! Thực ra cái Topic nầy được mở ra là để cho chủ thớt hiểu tại sao mà rút giắc hộp ra nhưng Bin lửa vẫn đánh, chỉ có vậy thôi, khi vào Topic nầy em cũng muốn giải thích ý trên nhưng khi đọc bản vẽ thì thấy 1 vấn đề rất hay, thậm chí là hay hơn cái mục đích ban đầu. Vì vậy nên mới đề cập đến con relay chuyển mạch đánh lửa, vì em đề cập đến vấn đề nầy nên Bác Phạmminhnhat cũng vào tham gia với em và em thấy Nhật nói rất đúng nên em dùng từ "chuẩn" để đánh giá về giá trị câu trả lời của "Nhật". Thầy hỏi em như vậy làm em có cảm giác là kẻ "ăn theo", em ngại lắm.
* Nếu nhìn vào sơ đồ điện của nó bác nhìn thấy chân D4 được ghi chữ EST thì bác lập tức nghĩ đến thời điểm đánh lửa rồi, phân tích sơ đồ ta nhận thấy rằng ECU không có can thiệp bất cứ điều gì về việc đánh lửa ngoài việc điều khiển thời điểm ở chân D4. có thể hiểu D4 là chân xuất của ECU để khiển Power Trans, còn chân B5 chính là tín hiệu nhận vào kiểu như Ne của Toyota vậy, từ tín hiệu nầy ECU mối xuất tiếp một điện áp/ hoặc không xuất vào D5 để đóng, mở relay. (relay nầy là relay điện áp, nó chỉ đóng, mở ở một điện áp nhất định). Khi relay nầy đóng thì thời điểm đánh lửa sẽ được điều khiển là sớm 10 độ + thời điểm đánh lửa hiệu chinh (được tính bởi hộp). Khi relay mở thì thời điểm đánh lửa chỉ là thời điểm đánh lửa ban đầu (vd là 10 độ).
Nó tích hợp relay theo em nghĩ là công nghệ của nó chưa tới, xe nầy vào khoảng 1990, chứ xe đời sau thì em không còn thấy đánh lửa kiểu nầy nữa.
Em chỉ hiểu có vậy, mong bác hiểu cho cái từ "Chuẩn" của em.
Vì sao em lại biết mạch này khi tháo hộp ECU vẫn đánh lửa thì em vẫn có tìm hiểu qua về kiểu đánh lửa này rồi mới "thử" trực tiếp trên xe. vì riêng xe này 90% là không mất lửa. mà mất lửa cũng chảng ai rút ECU ra để kiểm tra lửa. tiếc thay em chưa thật sự hiểu hiết về nó nên đăng lên cũng mong nhiều kiếm thức quý giá của mọi người chia sẽ để hiểu sâu vấn đề này hơn. chứ bác nói chỉ trả lời vì sao rút ECU vẫn đánh lửa thì em đã có mạch điện chắc chắn em sẽ đọc được mạch đó hoạt động thế nào. vì sao lại rút ECU vẫn đánh lửa bác ạ. bên trong IC có bộ chuyển đổi A/D nữa mà.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên