Cuộc thi "Viết bài nhận thùng xăng"

enestobeer
Bình luận: 187Lượt xem: 54,020

longhoaky2k12

Tài xế O-H
Két nước làm mát Sự sống còn của xe ô tô
Hệ thống làm mát thường không được các lái xe quan tâm nên chỉ khi xe đã hỏng thì lái xe mới nhận ra nguyên nhân là vì cái két nước.


Trên mỗi chiếc xe ôtô, nếu động cơ là trái tim của chiếc xe và coi xăng là nguồn năng lượng để xe hoạt động thì hệ thống nước làm mát của xe giống như cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể con người. Một chiếc xe sẽ không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu không có hệ thống nước làm mát.


Điều này khá dễ hiểu bởi khi một chiếc xe ôtô hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra là rất lớn. Nếu không được làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở và có mức độ giãn nở khác nhau do khác biệt về chất liệu. Lúc này, các mối lắp ghép dễ rơi vào tình trạng kẹt chặt hoặc bó cứng, piston nở to cào xước bề mặt xi-lanh, nóng chảy các chi tiết cao su… Nếu bị những vấn đề này, chiếc xe của bạn có thể sẽ trở thành một đống sắt vụn. Và tất nhiên, chi phí để khắc phục sẽ là một cái giá rất đắt cho người chủ xe.

Do đó, việc kiểm tra nước làm mát cũng như hệ thống làm mát cho xe là rất quan trọng. Thông thường, các bạn nên kiểm tra két nước thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi xa. Hoặc ngay cả khi đi trên đường, nếu đồng hồ báo nhiệt độ động cơ ở mức cao thì các bạn nên dừng xe để tiến hành hành kiểm tra két nước làm mát.


Để hệ thống làm mát của xe ôtô được hoạt động ổn định, các bạn nên sử dụng loại nước lọc tinh khiết để đổ vào két nước vì nước này đã được loại bỏ các tạp chất, thành phần kim loại năng và cặn. Do đó sẽ ít gây ra hiện tượng tắc nghẹn hoặc đóng cặn trong đường ống và hệ thống làm mát của xe.

Phụ gia nước làm mát được bán rộng rãi tại các xưởng sửa xe.


Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả làm mát cho xe, người lái xe cũng nên sử dụng thêm một số loại phụ gia làm mát được bán khá nhiều tại các gara sửa xe với giá thành khá hợp lý, chỉ từ 20.000 – 50.000 VNĐ tùy theo thương hiệu. Các lọ phụ gia làm mát này có tăng dụng làm tăng điểm sôi của nước. Tuy nhiên, cũng không nên đổ quá nhiều chất phụ gia vào xe vì có thể sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn két nước.


Trong quá trình đi lại, hệ thống làm mát của xe có thể bị trục trặc vì nhiều lý do như đóng cặn trong đường ống dẫn, nứt vỡ đường ống dẫn hoặc két nước... tất cả những nguyên nhân này đều có thể dẫn dến việc động cơ không được cung cấp nước làm mát.


Trước tiên, các bạn nên kiểm tra bình nước làm mát phụ, nếu mức nước trong bình nằm dưới vạch L (Low) thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đã cạn nước làm mát. Lúc này các bạn có thể châm thêm nước vào két nước làm mát phụ để bổ xung cho xe.

Chú ý kiểm tra mức nước trong két nước làm mát phụ.
Nếu sau khi thêm nước mà mức nước vẫn ở dưới mức L thì có lẽ chiếc xe của bạn đã bị thủng két nước hoặc nứt đường ống dẫn làm cho nước bị thất thoát ra ngoài. Lúc này, các bạn nên di chuyển với tốc độ vừa đủ và liên tục kiểm tra để bổ sung nước làm mát cho két nước và tìm đến gara sửa xe gần nhất để kiểm tra lại hệ thống làm mát của xe. Lưu ý, không nên đổ đầy ngay két nước trong trường hợp này mà nên đổ lượng nước phù hợp với két nước vì lượng nước trong két nước càng nhiều thì áp lực đẩy nước thất thoát ra ngoài càng nhanh.


Nếu bạn là một lái xe có kinh nghiệm thì bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trên hệ thống đường ống dẫn nước hoặc trên két nước làm mát. Trong trường nước làm mát của bạn có pha màu gỉ sét thì có thể két nước làm mát của xe đã bị ăn mòn. Khi phát hiện được vết nứt, thủng trên két nước hoặc đường ống dẫn, các bạn có thể sử dụng keo dán chuyên dụng để tạm thời bịt vết hở và đi đến gara để có thể sửa chữa tốt hơn.

Nắp của két nước làm mát chính trên xe không nên mở trực tiếp khi động cơ xe đang nóng
Ngoài ra, trong những tính huống động cơ xe đang nóng do thất thoát nước làm mát thì các bạn tuyệt đối không được mở nắp của két nước làm mát! Hơi nước nóng trong két nước có thể gây bỏng cho các bạn. Hãy chờ 15- 20 phút cho nước nguội rồi mới tiến hành thao tác mở nắp.

 

donghaiauto

Tài xế O-H
Két nước làm mát Sự sống còn của xe ô tô
Hệ thống làm mát thường không được các lái xe quan tâm nên chỉ khi xe đã hỏng thì lái xe mới nhận ra nguyên nhân là vì cái két nước.


Trên mỗi chiếc xe ôtô, nếu động cơ là trái tim của chiếc xe và coi xăng là nguồn năng lượng để xe hoạt động thì hệ thống nước làm mát của xe giống như cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể con người. Một chiếc xe sẽ không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu không có hệ thống nước làm mát.


Điều này khá dễ hiểu bởi khi một chiếc xe ôtô hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra là rất lớn. Nếu không được làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở và có mức độ giãn nở khác nhau do khác biệt về chất liệu. Lúc này, các mối lắp ghép dễ rơi vào tình trạng kẹt chặt hoặc bó cứng, piston nở to cào xước bề mặt xi-lanh, nóng chảy các chi tiết cao su… Nếu bị những vấn đề này, chiếc xe của bạn có thể sẽ trở thành một đống sắt vụn. Và tất nhiên, chi phí để khắc phục sẽ là một cái giá rất đắt cho người chủ xe.

Do đó, việc kiểm tra nước làm mát cũng như hệ thống làm mát cho xe là rất quan trọng. Thông thường, các bạn nên kiểm tra két nước thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi xa. Hoặc ngay cả khi đi trên đường, nếu đồng hồ báo nhiệt độ động cơ ở mức cao thì các bạn nên dừng xe để tiến hành hành kiểm tra két nước làm mát.


Để hệ thống làm mát của xe ôtô được hoạt động ổn định, các bạn nên sử dụng loại nước lọc tinh khiết để đổ vào két nước vì nước này đã được loại bỏ các tạp chất, thành phần kim loại năng và cặn. Do đó sẽ ít gây ra hiện tượng tắc nghẹn hoặc đóng cặn trong đường ống và hệ thống làm mát của xe.

Phụ gia nước làm mát được bán rộng rãi tại các xưởng sửa xe.


Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả làm mát cho xe, người lái xe cũng nên sử dụng thêm một số loại phụ gia làm mát được bán khá nhiều tại các gara sửa xe với giá thành khá hợp lý, chỉ từ 20.000 – 50.000 VNĐ tùy theo thương hiệu. Các lọ phụ gia làm mát này có tăng dụng làm tăng điểm sôi của nước. Tuy nhiên, cũng không nên đổ quá nhiều chất phụ gia vào xe vì có thể sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn két nước.


Trong quá trình đi lại, hệ thống làm mát của xe có thể bị trục trặc vì nhiều lý do như đóng cặn trong đường ống dẫn, nứt vỡ đường ống dẫn hoặc két nước... tất cả những nguyên nhân này đều có thể dẫn dến việc động cơ không được cung cấp nước làm mát.


Trước tiên, các bạn nên kiểm tra bình nước làm mát phụ, nếu mức nước trong bình nằm dưới vạch L (Low) thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đã cạn nước làm mát. Lúc này các bạn có thể châm thêm nước vào két nước làm mát phụ để bổ xung cho xe.

Chú ý kiểm tra mức nước trong két nước làm mát phụ.
Nếu sau khi thêm nước mà mức nước vẫn ở dưới mức L thì có lẽ chiếc xe của bạn đã bị thủng két nước hoặc nứt đường ống dẫn làm cho nước bị thất thoát ra ngoài. Lúc này, các bạn nên di chuyển với tốc độ vừa đủ và liên tục kiểm tra để bổ sung nước làm mát cho két nước và tìm đến gara sửa xe gần nhất để kiểm tra lại hệ thống làm mát của xe. Lưu ý, không nên đổ đầy ngay két nước trong trường hợp này mà nên đổ lượng nước phù hợp với két nước vì lượng nước trong két nước càng nhiều thì áp lực đẩy nước thất thoát ra ngoài càng nhanh.


Nếu bạn là một lái xe có kinh nghiệm thì bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trên hệ thống đường ống dẫn nước hoặc trên két nước làm mát. Trong trường nước làm mát của bạn có pha màu gỉ sét thì có thể két nước làm mát của xe đã bị ăn mòn. Khi phát hiện được vết nứt, thủng trên két nước hoặc đường ống dẫn, các bạn có thể sử dụng keo dán chuyên dụng để tạm thời bịt vết hở và đi đến gara để có thể sửa chữa tốt hơn.

Nắp của két nước làm mát chính trên xe không nên mở trực tiếp khi động cơ xe đang nóng
Ngoài ra, trong những tính huống động cơ xe đang nóng do thất thoát nước làm mát thì các bạn tuyệt đối không được mở nắp của két nước làm mát! Hơi nước nóng trong két nước có thể gây bỏng cho các bạn. Hãy chờ 15- 20 phút cho nước nguội rồi mới tiến hành thao tác mở nắp.

Em thấy có loại nước làm mát đóng can sẵn. Không biết mỗi xe đổ bao nhiêu lít?
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
Bài 14 (Phần 3) - Máy khởi động (Củ đề)
Các bác cũng hiểu rằng động cơ ko thể tự sướng đc, nên phải nhờ ngoại lực mới hoạt động đc. Các bác nhớ cái máy nổ chạy xăng ko ko, muốn nổ thì các bác phải dùng cái cần để quay tay đúng ko? Còn ô tô thì ko thể quay tay đc. Thế mới sinh ra cái máy khởi động, gọi dân dã là củ đề.

E nói thế này cho dễ hiểu, động cơ lúc dừng lại thì có xilanh đang ở kỳ nén, xylanh thì kỳ hút, cái thì kỳ xả...Bây giờ các bác có đánh lửa, có phun xăng thì cũng có thể xảy ra kỳ nổ đc chút chút trong 1 xylanh nào đó đang ở kỳ nén (thường thì chưa nén hết nên gọi là cháy đúng hơn là nổ), mà giả sử có 1 xilanh nổ đc chăng đi nữa thì cũng ko đủ sức để kéo mấy thằng piston còn lại để làm quay trục khuỷu. Nên cần cái máy khởi động giúp trục khuỷu đạt đc vòng quay tối thiểu để có thể tự hoạt động đc (khoảng 60-100v/p). Bên cạnh đó, với tốc độ tối thiểu này của trục khuỷu thì mới làm cho máy phát điện tạo ra đủ điện kích hoạt bugi hoạt động.

Hình 14.xx - Củ đề, máy khởi động

Và e nó được gắn vào động cơ như lày:

Hình 14.xx - Vị trí máy khởi động

Cấu tạo e nó

Hình 14.xx - Cấu tạo sơ lược máy khởi động


Và nguyên lý
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Tác dụng của nó thì chắc chả cần phải lói lữa các bác nhở. Còn nguyên lý thì như sau

Hình 11.1 - Nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu

Nguyên lý cũng đơn giản thôi, bơm xăng hút xăng từ két xăng qua lọc xăng tới 4 vòi phun để phun xăng vào 4 xi lanh. Nếu áp suất tăng quá cao, có 1 van điều áp mở ra để xăng hồi về két xăng.

Vòi phun có tác dụng phun xăng, nó sẽ được ECU (bộ điều khiển trung tâm - hiểu sơ sơ là giống như cái máy tính vậy) điều khiển lúc nào phun, lúc nào không, phun nhiều hay phun ít. ECU này sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến (gắn bên ngoài các bộ phận liên quan), gồm có dữ liệu:
1. Độ mở bướm ga (bướm này là bướm gì kệ bà nó đi, bài sau tìm hiểu)
2. Nhiệt độ nước làm mát
3. Nhiệt độ nhớt
4. Lượng Ô xi đi vào cửa nạp
5. Nhiệt độ không khí vào cửa nạp
(Lưu ý các cảm biến này nó tạo ra tín hiệu điện chuyển về ECU, rồi ECU phân tích, sau đó điều khiển vòi phun bằng tín hiệu điện)

Cùng xem cái video cho nó dễ hiểu nhé


Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế nhé
1. Két xăng

Hình 11.2 - Két xăng
Lưu ý là két xăng này thường được đặt dưới hàng ghế ngồi phía sau nhé. Chắc các bác phải xem cái video sau để hình dung được két xăng nó nằm ở đâu. (Đồng thời xem thay cụm bơm xăng sao nhé)


2. Cụm bơm xăng

Hình 11.3 - Cụm bơm xăng
Cụm bơm này chứa bơm xăng nằm trong đó. Ngoài ra còn có phao xăng để đo lượng xăng còn bao nhiêu báo lên đồng hồ xăng trên táp lô. Có cái lọc bình là cái lưới lọc thô xăng trước khi đưa vào bơm, nó khác cái lọc xăng nhé.

3. Bơm xăng


Hình 11.4 - Bơm xăng
Bơm xăng này chẳng qua giống như cái mô tơ chạy bằng điện thôi, bác nào ko biết cái mô tơ là cái gì thì chắc tuổi thơ các bác thê thảm phải biết. Nguyên lý nó như sau:

Hình 11.5 - Nguyên lý bơm xăng
Cái bơm này là loại chạy bằng điện và nằm trong cụm bơm xăng (các bác xem video ở trên thấy đấy), cụm này nằm trong két xăng. Bơm này có cái cánh tuabin quay để hút xăng lên. Có 1 cái van 1 chiều để ngăn xăng không quay ngược trở lại để khi khởi động xe, xăng nó có sẵn lên nhanh hơn. Chứ mà chờ bơm bơm từ dưới két lên thì lâu bỏ mịe.

4. Lọc xăng

Hình 11.6 - Lọc xăng lắp đặt trên xe
Nguyên lý và cấu tạo lọc xăng này thì cũng giống như lọc dầu bôi trơn động cơ thôi, ko có gì phải nghiên cứu thêm. Bác nào ko hiểu thì xem lại bài cũ của e nhé

Hình 11.7 - Lọc xăng
Chỉ lưu ý các bác công thức cơ bản như sau: khoảng 5000km thay dầu bôi trơn, hai lần thay dầu thì thay lọc dầu. Hai lần thay lọc dầu thì thay lọc xăng.
5. Vòi phun
Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là e nó trong thực tế

Hình 11.8 - Vòi phun và bugi

Và nguyên lý em nó

Hình 11.9 - Nguyên lý vòi phun
Cái lõi điện từ (Electromagnetic Coil) được ECU truyền tín hiệu điện chuyển thành từ trường hút cái nam châm (Magnet) để đóng mở van liên tục để phun xăng.

6. Van điều áp

Hình 11.10 - Van điều áp trong thực tế
Và xem ruột gan em nó

Hình 11.11 - Cấu tạo bên trong van điều áp
Còn nguyên lý làm việc e nó

Hình 11.12 - Nguyên lý làm việc van điều áp

Cái nguyên lý van này cũng đơn giản thôi, nó giống như cái van an toàn ở bơm dầu trong bài hệ thống bôi trơn đấy, khi áp suất tăng lò xo được đẩy lên, xăng chảy qua đường hồi dầu về két xăng. Các bác lưu ý xem lại hình 11.1 đầu tiên ở trên, van này đặt ở vị trí sau khi xăng đã đến dàn phun của các vòi phun trước. Chỉ khi áp suất cao, van này mới mở ra thôi.

Nếu ko có van này thì khi áp suất cao thì đường ống hay bơm xăng dễ bị vỡ, hỏng hóc,...vòi phun tắc là 1 trong nguyên nhân dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, van này khi đóng bình thường có tác dụng duy trì áp suất để vòi phun có thể phun nhiêu liệu nhanh, mạnh được.

Làm cái kết bằng cái video tổng hợp cho nhiều bác vẫn đang còn đang mơ màng nhở.
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
Hệ thống làm mát động cơ

Các bác biết rằng nhiệt độ động cơ làm việc rất nóng, ở kỳ nổ nhiệt độ trong động cơ có thể lên tới cả ngàn độ C, nhưng các bác lưu ý khoảng 30% nhiệt đốt cháy đó phục vụ cho việc chuyển hóa thành cơ năng đẩy piston, còn lại 30% nhiệt theo khí thải ra ngoài, 10% là mất do ma sát và kéo bơm nước, còn lại 30% chuyển vào hệ thống làm mát.

Bây giờ ta cùng nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống này nhé, các bác xem hình trước, xem kỹ và nhớ các bộ phận nhé.


Hình 10.1 - Tổng quan các bộ phận chính hệ thống làm mát động cơ
Giờ mới các bác xem đoạn video nguyên lý làm việc, cái này e search trên youtube thấy có của bác Đạt Nguyễn Trọng có dịch ra nên e lấy đỡ, tuy nhiều chỗ bác dịch hơi sách vở và hàn lâm 1 chút nhưng cũng cảm ơn bác. Khuyến cáo các bác newbie nên xem ít nhất 2 lần đến khi hình dung đc trong đầu rồi mới đọc tiếp nhé


Ok, xong chưa các bác, vậy là nguyên lý nó cũng ko có gì phức tạp đúng ko ạ.
Tóm lại đơn giản là nước trong ÁO NƯỚC lấy nhiệt của động cơ được BƠM NƯỚC đẩy đi qua VAN HẰNG NHIỆT đến bình nước trên của LƯỚI TẢN NHIỆT, sau đó chảy xuống được QUẠT không khí làm mát, chảy xuống bình nước dưới rồi vào động cơ.

Trên bình chứa nước trên có cái VAN AN TOÀN, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào BÌNH CHỨA MỞ RỘNG để tránh nổ đường ống dẫn.

Một điểm thêm nữa là khi lái xe trời lạnh, các bác nhấn nút A/C (Air Conditioner - Điều hòa) ở trong bảng điều khiển (người ta gọi là táp lô đấy) và vặn nút điều chỉnh sang chế độ nóng thì 1 cái van trên đường ống ra bộ làm nóng mở, quạt của bộ làm nóng này quay để thổi hơi nóng vào cho các bác ấm.

Ok xong, có bác nào chưa hiểu nguyên lý ko, chưa thì xem kỹ lại nhé, còn nếu xem kỹ mà vẫn chưa hiểu thì đệch, thôi kệ bà đi, lỡ rồi cứ đọc nốt hết bài này đã, tối về nhà máu nó mới lên đc đến não hiểu cũng chưa muộn. :)))

* Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế ra sao nhé *
1. Áo nước
Hệ thống làm mát này chủ yếu là làm mát phần xilanh/piston thôi, nên trên thân máy người ta thiết kế các rãnh, ống bao quanh thân máy để chưa nước gọi là ÁO NƯỚC, như thế này

Hình 10.2 - Áo nước

2. Bơm nước


Hình 10.3 - Bơm nước
Bơm nước thì cũng chẳng có gì phức tạp cả, chắc ko cần giải thích gì nhiều, cái bơm này được dẫn động từ trục khuỷu lên thông qua 1 cái dây đai.

3. Van hằng nhiệt
Nguyên lý thì như giới thiệu trong video ở trên rồi, hình ảnh thực tế các bác xem video ở dưới nhé. Chỉ lưu ý các bác là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé, e thấy nhiều bác, nhiều thợ bảo van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, vứt xừ nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.

Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hới nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết

Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.

Và khi bỏ van này đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết, thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...Thứ 2 là hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bác biết hậu quả rồi đấy.

4. Lưới tản nhiệt và quạt gió


Hình 10.4 - Lưới tản nhiệt

Hình 10.5 - Quạt gắn phía sau lưới tản nhiệt


Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bác.
Các bác lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ ra nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt), trước khi tìm hiểu nguyên lý bộ ly hợp này thì ta cùng xem tại sao lại phải có cái này.

Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu, tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chay chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, (các bác phi đến nhà con e 100km/h), mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ có là thiên nga gãy cánh mà thôi. Hoặc giả sử có quay đc thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng dở...haha. Nói chung cái này giúp để khi nước nóng thì nó quay nhanh, nước nguội thì nó quay chậm ko phụ thuộc vào trục khuỷu.

Thôi kệ bà nó đi, xem mợ này nó hoạt động sao


Cuối cùng, để có 1 cái nhìn tổng quan và thực tế hơn, mời các bác cùng tập làm quen với hệ thống nước làm mát qua video cách súc rửa và châm nước cho hệ thống làm mát
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ

Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.

Bước 1: Tháo dầu cũ
Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào
Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu
Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.

Khi rút ra thì em nó như thế này

Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý

Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...


Làm phát video nữa cho dễ hiểu

Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
"Trận mưa lớn và ngập lụt sáng hôm nay ở Hà Nội và nhiều ngày trước ở Tp. Hồ Chí Minh khiến rất nhiều xe chôn chân trong dòng nước lạnh. Các "tài xe" cũng hiểu rõ, không nên đùa với nước ngập, và không nên đùa với "thủy kích", dù chiếc xe bạn đang đi có đắt tiền và công nghệ cao đến đâu.
Sau đây là chi tiết một "ca khám bệnh" cho chiếc Lexus RX400h hybrid bị thủy kích để bạn đọc có thể hình dung tường tận, từ trong ra ngoài.

Thông thường khi nhẹ tải, RX400h chỉ chạy động cơ điện; khi tải nặng hoặc cần gia tăng tốc độ hay lực kéo, động cơ xăng V6 3,3L tự khởi động và "vào cuộc" - xe không có nút đề. Do vậy người lái không thể can thiệp vào thời điểm khởi động động cơ ngay cả khi ý thức được sự nguy hiểm của thủy kích khi xe lội nước.

Chiếc RX400h này đã “chết” như vậy: xe lội nước cao với động cơ điện, sức cản nước lớn, động cơ xăng khởi động; nước lọt vào xy-lanh, máy không nổ; hệ thống tiếp tục khởi động! Thủy kích, hỏng động cơ!

Chuẩn bị cho “ca mổ”

Mô-tơ điện, hộp số và các chi tiết khác được tách khỏi động cơ xăng

Tháo mặt máy và đáy các-te

“Ca này có vẻ nặng!”, lời một kỹ thuật viên

Chủ xe hồi hộp chờ “thày phán bệnh”!

Kỹ thuật viên kiểm tra thấy nhiều nước trong xy-lanh

Và dấu hiệu của vỡ xy-lanh

Tháo và kiểm tra tay biên đầu tiên

Không còn nghi ngờ gì nữa, tay biên đầu tiên gẫy đã đâm thủng lốc máy!

Và vỡ cả mặt đáy bắt các-te

Quả piston và tay biên đầu tiên vỡ nát

...và 4 quả sau cùng chung số phận!

Các kỹ thuật viên ái ngại nhìn đống sắt thép vỡ vụn trong động cơ, mặc dù tay biên thứ 6 chỉ bị cong! Chỉ riêng khắc phục và thay thế các chi tiết cơ khí, chủ xe sẽ phải chi khoảng 60 triệu đồng; các hư hại khác phát sinh với hệ thống điều khiển điện tử của xe chưa được kiểm tra, có thể lên tới 200 triệu đồng, theo lời một chuyên gia bản hãng

Một lần nữa, xin đừng chủ quan! Xe của bạn không được thiết kế để lội nước, ngay cả “ông lớn việt dã” Lexus LX570 này cũng đã phải "gục ngã" trước sức mạnh tàn phá của thủy kích!
Chỉnh sửa cuối: 22/10/15
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
Hệ thống cung cấp khí

Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại, e thì e tách ra cho các bác hình dung được rõ ràng và ko lan man. Vì e biết nhiều bác đang đọc bài e đầu cũng 3, 4 thứ tóc rồi nên đôi khi cái sự hình dung các bác nó lại nhạy bén và sâu sắc quá mức cần thiết. Giả dụ như e nói cái cần số các bác lại nghĩ ngay tới cái "ấy", hay là e nói tới nhớt bôi trơn, các bác cũng lại nghĩ tới cái "ấy". :)), rồi lại lên youtube search ba cái chuyện "ấy", lại ngồi nuối tiếc cái thời trẻ trâu ấy, e là e thấy...ko lấy làm thích rồi đấy.

Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi, nên người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu kệ bà nó đi, nhớ mệt đầu, các bác biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các bác cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?

Quy trình đi của e nó: Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh

1. Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé. Nói thật các bác chứ trước đây e cũng éo biết đâu...haha.

E thấy bên VNExpress có cô bé xinh xinh hướng dẫn cái này, các bác xem qua video phát hiểu ngay và luôn Video thay lọc gió động cơ
Xem xong các bác quay lại đây luôn nhé, ko ngồi xem lan man bên đó mất cả buổi đấy, đọc xong bài này rồi các bác thích làm trời làm đất gì thì làm nhé...

2. Đường ống nạp

Hình 12.1 - Số 1 là 4 ống nạp, 2 lọc gió động cơ, 3 là đường ống nạp

Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm (mấy bác già già lại hình dung linh tinh rồi). Em nó đây

Hình 12.2 - Bướm ga

Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.

Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.

P/S: Các bác thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 các bác sạch sẽ nhé, ko là tốn xăng tốn của lắm...:))

3. Cửa nạp và xi lanh

Cửa nạp thì các bác xem bài trước và nhiều bài khác rõ rồi chứ ạ, thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).

Đấy là theo kiểu tự nhiên của hầu hết các loại xe thông dụng, hiện nay để tăng công suất động cơ, người ta hay độ thêm các bộ phân tăng áp hoặc siêu nạp để tăng lượng không khí vào để đảm bảo nhiên liệu cháy trọn vẹn, tăng công suất động cơ.

Thêm thắt tí cho mấy bác tò mò về tăng áp với siêu nạp khác nhau ra sao. Giống nhau là 2 cái dùng bộ phận giống như là cái máy nén không khí để hút không khí nén vào cho nhiều ở cửa nạp thôi. Tuy nhiên máy nén của siêu nạp được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ nên tổn hao nhiên liệu, còn máy nén của thằng tăng áp thì lại đc dẫn động từ luồng khí thải nên tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, Siêu nạp thì chắc chắn là siêu hơn Tăng áp rồi.
 

tienmesssi95

Tài xế O-H
Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ôtô
Động cơ đốt trong đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua. Từ khi ra đời cho đến nay, các nhà thiết kế luôn tìm cách để cải tiến, tăng hiệu suất làm việc, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và giảm mức độ độc hại trong khí xả động cơ.

Động cơ đốt trong là một “cỗ máy” có nhiều hệ thống phụ trợ như hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống phân phối khí, hệ thống tăng áp... Riêng đối với động cơ xăng thì hệ thống đánh lửa là một trong những thành phần quan trọng nhất. Nó có tác dụng biến dòng điện một chiều điện áp thấp (6-12V, 24V) thành các xung điện cao áp (12.000-40.000) đủ để tạo nên tia lửa điện ở bugi để đốt cháy hòa khí vào đúng thời điểm quy định theo một thứ tự nhất định.


Hình 1: Sơ đồ nguyên lý mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa

Chú thích: A, D: Dây cao áp; B: Nắp chia điện; C: Con quay; E: Vỏ chia điện; F: Cam chia điện; G: Cảm biến đánh lửa; H: IC đánh lửa; I: Bô-bin; J: Bugi đánh lửa.

Trong bài viết này đề cập đến hệ thống đánh lửa của động cơ. Bắt đầu là thời điểm đánh lửa, sau đó chúng ta hãy xem tất cả những thành phần để tạo ra tia lửa như nến điện (bugi), các cuộn tăng áp (bôbin) và bộ chia điện. Cuối cùng, chúng ta sẽ lướt qua một hệ thống đánh lửa lập trình hiện.

Tại sao phải đánh lửa sớm?
Hệ thống đánh lửa trên chiếc xe của bạn cần phải làm việc phù hợp với các hệ thống khác của động cơ. Nó cần phát ra tia lửa chính xác ở một thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp khí dãn nở trong xi-lanh phát huy hết công suất. Nếu đánh lửa sai thời điểm thì công suất động cơ bị giảm đi, tiêu hao nhiên liệu và lượng chất độc hại trong khí xả tăng lên.


Hình 2: Bugi đánh lửa trước khi piston lên tới Điểm chết trên

Chú thích: 1: Kỳ nạp; 2: Kỳ nén; 3: Kỳ nổ; 4: Kỳ xả; 5: Bugi; 6: Điểm chết trên

Khi không khí và nhiên liệu hoà trộn trong xi lanh bị đốt cháy, nhiệt độ tăng lên và nhiên liệu bị cháy thành khí xả. Điều này dẫn đến áp suất trong xi lanh tăng lên đột ngột và đẩy piston đi xuống.

Để tăng công suất và mô-men động cơ, cần thiết phải tăng áp suất trong xi lanh trong thời kỳ cháy. Áp suất lớn nhất sẽ cho hiệu suất động cơ cao và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm sinh tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí.

Sẽ có một thời gian trễ kể từ khi bu-gi phát tia lửa đến khi hỗn hợp khí bị đốt cháy hoàn toàn và áp suất trong xi-lanh đạt cao nhất. Nếu tia lửa xuất hiện khi piston chạm đến điểm chết trên của kỳ nén, piston đã sẵn sàng di chuyển xuống trước khi áp suất trong xi lanh đạt đến trị số cao nhất. Đây không phải là thời điểm tối ưu.

Để sử dụng triệt để năng lượng của nhiên liệu, tia lửa cần xuất hiện trước khi piston đạt điểm chết trên của kỳ nén để đến khi piston đi xuống đúng lúc áp suất trong xi lanh đạt trị số cao nhất.

Ta biết rằng: Công = lực * khoảng cách; Và trong xi lanh: Lực = áp suất * diện tích đỉnh piston; Khoảng cách = hành trình piston. Vì vậy: Công = áp suất * diện tích đỉnh piston * hành trình piston.

Đối với một động cơ cụ thể thì đường kính piston và hành trình là hằng số, vì vậy chỉ còn cách là tăng áp suất để tăng công suất động cơ.Thời gian đánh lửa rất quan trọng, và thời điểm đánh lửa sớm lên hay muộn đi còn tuỳ thuộc vào các điều kiện khác. Thời gian hỗn hợp cháy gần như là không đổi, nhưng tốc độ của piston sẽ tăng lên khi tốc độ động cơ tăng. Nghĩa là, tốc độ động cơ càng cao thì thời điểm đánh lửa càng phải sớm lên.

Ngoài việc tăng công suất, ta hãy xét những mục tiêu khác, ví dụ như tối thiểu hoá các chất độc hại trong khí xả. Thời điểm đánh lửa muộn đi (tức là thời điểm đánh lửa gần thời điểm piston đến điểm chết trên hơn), áp suất lớn nhất trong xi lanh và nhiệt độ có thể giảm đi. Nhiệt độ giảm sẽ làm làm giảm lượng ô xit ni tơ NoX (một chất độc hại trong khí xả). Đánh lửa muộn cũng làm giảm tiếng gõ trong máy (một vài loại xe hiện nay có cảm biến tiếng gõ động cơ để dò tìm tiếng gõ động cơ tự động).

Các thành phần chính của hệ thống đánh lửa
Bugi: về lý thuyết thì khá đơn giản, nó là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang qua một khoảng trống (giống như tia sét). Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng qua khoảng trống và tia lửa mạnh. Thông thường, điện áp giữa hai cực của nến điện khoảng từ 40.000 đến 100.000 vôn.


Hình 3: Bugi đặt ở chính giữa 4 van của cơ cấu phối khí

Bugi phải cách ly được điện thế cao để tia lửa xuất hiện đúng theo vị trí đã định trước của các điện cực của nến, mặt khác nó phải chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt trong xilanh như áp suất và nhiệt độ rất cao, hơn nữa nó phải được thiết kế để các bụi than không bám lại trên các bề mặt điện cực trong quá trình làm việc.

Bugi sử dụng loại sứ cách điện để cách ly nguồn cao áp giữa các điện cực, nó phải đảm bảo để tia lửa phóng ra đúng ở hai đầu của điện cực chứ không phải ở bất cứ điểm nào thuộc hai cực. Ngoài ra chất sứ này còn có tác dụng không để các bụi than bám vào trong quá trình sử dụng. Sứ là vật liệu dẫn nhiệt rất kém, vì vậy vật liệu rất nóng trong quá trình làm việc. Sức nóng đã giúp làm sạch bụi than khỏi điện cực.


Hình 4: Cấu tạo của bugi

Một số xe đòi hỏi phải sử dụng loại bugi nóng. Loại bugi này được thiết kế có chất sứ bao bọc tiếp xúc với kim loại ít hơn do vậy việc trao đổi nhiệt kém hơn và nến nóng hơn và làm sạch bụi bẩn tốt hơn. Bugi lạnh thì ngược lại, thiết kế với vùng trao đổi nhiệt lớn hơn vì vậy sẽ nguội hơn khi hoạt động.

Nhà thiết kế đã lựa chọn nhiệt độ làm việc của nến điện phù hợp cho mỗi loại xe. Một số chiếc xe có hiệu suất cao sẽ sinh nhiều nhiệt hơn do vậy phải sử dụng nến nguội hơn. Nếu nến điện quá nóng, nó sẽ làm cho hỗn hợp cháy trước khi tia lửa phát ra, vì vậy cần lựa chọn chính xác loại nến điện phù hợp cho mỗi loại xe.


Hình 5: Bugi nóng (trái), bugi nguội (phải)

Bôbin (hình 6): là bộ phận sinh ra cao áp để tạo ra tia lửa. Rất đơn giản, điện thế cao được sinh ra do cảm ứng giữa hai cuộn dây. Một cuộn có ít vòng được gọi là cuộn sơ cấp (màu vàng), cuốn xung quanh cuộn sơ cấp (màu đen) nhưng nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp. Cuộn thứ cấp có số vòng lớn gấp hàng trăm lần cuộn sơ cấp.

Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin, đột ngột, dòng điện bị ngắt đi tại thời điểm đánh lửa do má vít (đang đóng kín mạch điện thì đột ngột mở ra). Khi dòng điện ở cuộn sơ cấp bị ngắt đi, từ trường điện do cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột. Theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, cuộn thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ trường đó. Do số vòng của cuộn thứ cấp lớn gấp rất nhiều lần số vòng dây cuộn sơ cấp nên dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn (có thể đến 100.000 vôn). Dòng điện cao áp này được bộ chia điện đưa đến nến bugi qua dây cao áp.


Hình 6: Bôbin tăng áp

Bộ chia điện (hình 7): có một số chức năng như sau: thứ nhất, nó chia nguồn điện cao áp từ tăng điện đến các xi lanh. Điều này được thực hiện bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở đầu. Cuộn thứ cấp của tăng điện được kết nối với con quay, nắp bộ chia điện có các đầu nối với các dây cao áp đến các xi lanh. Khi con quay quay vòng tròn nó sẽ chia nguồn điện cao áp cho các xi lanh theo một tứ tự nhất định.


Hình 7: Bộ chia điện

Chú thích: A: Dòng cao áp đến từ bô-bin đánh lửa; B: Con quay; C: Nắp chia điện; D: Dòng cao áp tới các xi lanh.

Bộ chia điện đời cổ hơn (sử dụng má vít) (hình 8) có hai phần, phần trên là bộ chia cao áp như vừa nêu, còn phía dưới là bộ phận để ngắt dòng điện sơ cấp của bôbin. Đầu tiếp đất của tăng điện được nối với má vít của bộ chia điện.

Một trục cam ở trung tâm bộ chia điện sẽ làm cho phần động của má vít tách khỏi phần tĩnh tại thời điểm đánh lửa. Điều này lý giải tại sao dòng điện của cuộn dây sơ cấp lại bị mất đi đột ngột và sinh ra xung cao áp.


Hình 8: Bộ chia điện đời cổ sử dụng cam, má vít và tụ điện

Chú thích: A: Dây nối với bô-bin đánh lửa; B: Má vít; C: Vít chỉnh thời điểm đánh lửa sớm; D: Cam dẫn; E: Cam quay; F: Tụ điện.

Vài năm gần đây, chắc bạn đã được nghe về các xe mới chỉ cần điều chỉnh và bảo dưỡng sau 100.000 dặm. Một trong những công nghệ kéo dài được thời gian bảo trì đó là hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện, thường gọi là hệ thống đánh lửa lập trình ESA. Hệ thống này không chỉ có một bôbin tăng áp mà mỗi một xi lanh đều có một tăng điện riêng. Khối ECU trung tâm sẽ quyết định toàn bộ thời điểm đánh lửa chính xác cho các xi lanh. Ưu điểm của hệ thống đánh lửa ESA chính là: thứ nhất, không có bộ chia điện; thứ hai, không cần dây cao áp; và cuối cùng là thời điểm đánh lửa được tự động điều chỉnh theo chương trình lập sẵn. Điều này làm tăng hiệu suất động cơ, giảm tiêu thụ nhiên liệu và các chất độc hại trong khí xả đồng thời làm tăng công suất tổng thể của động cơ.

Để điều khiển thời điểm đánh lửa (thời điểm mở má vít), người ta sử dụng hệ thống làm sớm chân không hoặc hệ thống làm sớm ly tâm. Những hệ thống cơ khí này điều khiển sớm lửa theo tải trọng và theo tốc độ động cơ.

Thời điểm đánh lửa đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu suất của động cơ, vì vậy hiện nay các xe thường sử dụng các cảm biến đánh lửa thay cho má vít. Các cảm biến này sẽ báo cho khối ECU chính xác vị trí của piston, máy tính trên xe sẽ quyết định khi nào mở hoặc đóng dòng điện trong cuộn dây sơ cấp.


Hình 9: Hệ thống đánh lửa không dùng bộ chia điện, mỗi bugi đều có bộ tăng áp riêng

Hệ thống đánh lửa của các xe hiện đại có rất nhiều điều thú vị và đáng quan tâm. Nếu bạn là người yêu thích xe hơi, hãy thường xuyên cập nhật những thông tin về các hệ thống mới trên xe ô tô.
 

ngocthuyktck

Tài xế O-H
Chào cụ !

Tài liệu kỹ thuật thì ai cũng thích cụ ạ, trên diễn đàn có rất nhiều thành viên chia sẻ những tài liệu quý, cụ có thể download về nhưng phải có đủ xăng. Cụ hỏi "xăng kiếm mệt quá" - em xin trả lời là không có gì là dễ dàng cụ nhé, cụ phải lao động thì mới gặt hái được thành quả, nhiều thành viên phải tham gia nhiều, chia sẻ và viết bài nhiều thì mới tích lũy được số xăng đáng mơ ước như bây giờ (có nhiều cụ xăng lến đến hàng trăm nghìn lít). Mong cụ trở thành một thành viên tích cực của diễn đàn
kiếm xăng đúng là mệt thật đấy a ạ!@@
 

ngocthuyktck

Tài xế O-H
Két nước làm mát Sự sống còn của xe ô tô
Hệ thống làm mát thường không được các lái xe quan tâm nên chỉ khi xe đã hỏng thì lái xe mới nhận ra nguyên nhân là vì cái két nước.


Trên mỗi chiếc xe ôtô, nếu động cơ là trái tim của chiếc xe và coi xăng là nguồn năng lượng để xe hoạt động thì hệ thống nước làm mát của xe giống như cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể con người. Một chiếc xe sẽ không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu không có hệ thống nước làm mát.


Điều này khá dễ hiểu bởi khi một chiếc xe ôtô hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra là rất lớn. Nếu không được làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở và có mức độ giãn nở khác nhau do khác biệt về chất liệu. Lúc này, các mối lắp ghép dễ rơi vào tình trạng kẹt chặt hoặc bó cứng, piston nở to cào xước bề mặt xi-lanh, nóng chảy các chi tiết cao su… Nếu bị những vấn đề này, chiếc xe của bạn có thể sẽ trở thành một đống sắt vụn. Và tất nhiên, chi phí để khắc phục sẽ là một cái giá rất đắt cho người chủ xe.

Do đó, việc kiểm tra nước làm mát cũng như hệ thống làm mát cho xe là rất quan trọng. Thông thường, các bạn nên kiểm tra két nước thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi xa. Hoặc ngay cả khi đi trên đường, nếu đồng hồ báo nhiệt độ động cơ ở mức cao thì các bạn nên dừng xe để tiến hành hành kiểm tra két nước làm mát.


Để hệ thống làm mát của xe ôtô được hoạt động ổn định, các bạn nên sử dụng loại nước lọc tinh khiết để đổ vào két nước vì nước này đã được loại bỏ các tạp chất, thành phần kim loại năng và cặn. Do đó sẽ ít gây ra hiện tượng tắc nghẹn hoặc đóng cặn trong đường ống và hệ thống làm mát của xe.

Phụ gia nước làm mát được bán rộng rãi tại các xưởng sửa xe.


Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả làm mát cho xe, người lái xe cũng nên sử dụng thêm một số loại phụ gia làm mát được bán khá nhiều tại các gara sửa xe với giá thành khá hợp lý, chỉ từ 20.000 – 50.000 VNĐ tùy theo thương hiệu. Các lọ phụ gia làm mát này có tăng dụng làm tăng điểm sôi của nước. Tuy nhiên, cũng không nên đổ quá nhiều chất phụ gia vào xe vì có thể sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn két nước.


Trong quá trình đi lại, hệ thống làm mát của xe có thể bị trục trặc vì nhiều lý do như đóng cặn trong đường ống dẫn, nứt vỡ đường ống dẫn hoặc két nước... tất cả những nguyên nhân này đều có thể dẫn dến việc động cơ không được cung cấp nước làm mát.


Trước tiên, các bạn nên kiểm tra bình nước làm mát phụ, nếu mức nước trong bình nằm dưới vạch L (Low) thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đã cạn nước làm mát. Lúc này các bạn có thể châm thêm nước vào két nước làm mát phụ để bổ xung cho xe.

Chú ý kiểm tra mức nước trong két nước làm mát phụ.
Nếu sau khi thêm nước mà mức nước vẫn ở dưới mức L thì có lẽ chiếc xe của bạn đã bị thủng két nước hoặc nứt đường ống dẫn làm cho nước bị thất thoát ra ngoài. Lúc này, các bạn nên di chuyển với tốc độ vừa đủ và liên tục kiểm tra để bổ sung nước làm mát cho két nước và tìm đến gara sửa xe gần nhất để kiểm tra lại hệ thống làm mát của xe. Lưu ý, không nên đổ đầy ngay két nước trong trường hợp này mà nên đổ lượng nước phù hợp với két nước vì lượng nước trong két nước càng nhiều thì áp lực đẩy nước thất thoát ra ngoài càng nhanh.


Nếu bạn là một lái xe có kinh nghiệm thì bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trên hệ thống đường ống dẫn nước hoặc trên két nước làm mát. Trong trường nước làm mát của bạn có pha màu gỉ sét thì có thể két nước làm mát của xe đã bị ăn mòn. Khi phát hiện được vết nứt, thủng trên két nước hoặc đường ống dẫn, các bạn có thể sử dụng keo dán chuyên dụng để tạm thời bịt vết hở và đi đến gara để có thể sửa chữa tốt hơn.

Nắp của két nước làm mát chính trên xe không nên mở trực tiếp khi động cơ xe đang nóng
Ngoài ra, trong những tính huống động cơ xe đang nóng do thất thoát nước làm mát thì các bạn tuyệt đối không được mở nắp của két nước làm mát! Hơi nước nóng trong két nước có thể gây bỏng cho các bạn. Hãy chờ 15- 20 phút cho nước nguội rồi mới tiến hành thao tác mở nắp.

thanks bác nak!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên