Xe ô tô 2 cầu

E
Bình luận: 2Lượt xem: 2,211

autovn

Tài xế O-H
Bạn hãy cúi xuống gầm một cái ô tô. Bạn hãy nhìn cái trục nối 2
bánh xe sau. Bạn có thấy ở khoảng giữa trục ấy có một khối hình
cầu giống quả bóng đá không ? Cả cái trục có mang khối hình
cầu ấy gọi là " cái cầu ". Trong " cầu" có một hệ thống bánh răng
gọi là bộ '' vi sai ''. Bộ vi sai được nối với động cơ bằng một ống
hình trụ gọi là láp dọc, bộ vi sai được nối với 2 bánh sau bằng
2 láp ngang. Động cơ làm quay láp dọc, chuyển động quay của
láp dọc được bộ vi sai biến thành chuyển động quay của 2 láp
ngang. Hai láp ngang quay kéo 2 bánh xe quay theo và xe chạy.
Bộ vi sai có công dụng gì ?
Trong thời sơ khai của công nghiệp ô tô, 2 bánh xe sau luôn luôn
quay cùng vận tốc. ( Ta gọi cặp bánh xe nào '' đẩy '' cho xe chạy
là '' cặp bánh phát động '' ). Người ta nhận thấy xe luôn bị lật đổ
mỗi khi chạy vào khúc quanh, chạy chậm cũng lật. Vậy hai bánh
phát động không được quay cùng một tốc độ khi vào khúc quanh
sẽ xảy ra hiện tượng lết bánh vật xe ngã. Thí dụ xe quành về tay
phải, bánh bên phải cần quay chậm lại và bánh bên trái phải quay
nhanh lên vì vòng cung chạy lớn hơn. Người ta tính được trong
trường hợp đó lực ma sát với mặt đường của bánh xe phải lớn
hơn lực ma sát của bánh xe trái. Bộ vi sai ra đời.
Thông qua bộ vi sai, hai bánh phát động quay tương đối độc lập
nhưng bánh này phải '' tựa'' vào bánh kia mới quay được. Nếu
ta kích một bánh phát động lên hỏng mặt đường và để bánh còn
lại tiếp đất, ta nổ máy xe và cài số, bánh xe không chạm đất sẽ
quay tít và cái bánh chạm đất không quay, xe không tiến lên được.
Cái bánh quay tít là do nó '' tựa'' vào ma sát của cái bánh chạm
đất, còn cái bánh chạm đất thì không '' tựa '' vào đâu mà quay
được vì bánh bên kia không có ma sát. Vậy hai anh phải nương
tựa nhau mới đẩy xe đi được.
Nếu xe chạy trên một địa hình không phải là mặt đường, chỉ cần
một trong hai bánh xe phát động bị mất ma sát, thí dụ lọt vào vũng
bùn, nó sẽ quay tít, bánh kia không quay, xe bị sa lầy không tiến
lên được. Từ đó người ta lắp thêm một '' cầu '' nữa cho cặp bánh
trước dể chúng '' lôi '' xe nếu khi một bánh sau sa lầy. Xe đó có
đến 4 bánh phát động ( ký hiệu 4WD), nghĩa là xe 2 cầu.
Nhiều xe lớn có đến 3 cầu.
 

t3591

Tài xế O-H
Em chỉ bổ sung thêm tý thôi: "Láp dọc" mà bác đề cập trong bài viết, thường được gọi là "Trục cát đăng", Trục này được nôí với Hộp số. Nêú xe 2 câù sẽ có 2 Hệ thống Trục cát đăng: cho câù trước và câù sau. Với những xe có Trục cơ sở dài, Trục cát đăng nêú để dài quá sẽ yêú, phải chia thành nhiêù đoạn, có thêm Giá đỡ - còn gọi là Bi quang treo.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên