Xin hỏi các cụ về bơm K3V... và Bơm K5V...

thaianh
Bình luận: 48Lượt xem: 13,186

bomva

Tài xế O-H
cái anh "feed back" là trung gian liên lạc giữa pitong servo với servo valve để dừng góc nghiêng bơm ở vị trí đa điểm khi tín hiệu tăng giảm lưu lượng theo nhu cầu thay đổi.còn những bơm không có cần "feed back"thì anh pitong servo sẽ liên lạc với bộ tăng giảm lưu lượng như thế nào.ví dụ như bơm của anh KOM-6,-7-,8
quay đi quay lại chỉ thấy có hai cụ thôi.nên nhà cháu xin phép được leo veo tý !!!
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Ừ nhỉ!!! Từ đây ta tập trung vào




Lại Ừ nhẩy !!! Cái "THANH SẮT" gọi là "FEEDBACK LEVER" thì "AI CŨNG CÓ NHỈ !!!"

Nhưng cái "CẢM BIẾN GÓC NGHIÊNG" (A sensor) thì lại "NGƯỜI CÓ KẺ KHÔNG" ??!! Vậy THÍM nào không có cái A sensor thì phải có "CÁI GÌ ĐẤY" làm thay nhiệm vụ của chứ nhỉ ??!! Hóa ra nó thế này.


Xin "Trả nhời" Cụ bằng "Văn bản kiểu hình ảnh nhá":


...còn những bơm không có cần "feed back"thì anh pitong servo sẽ liên lạc với bộ tăng giảm lưu lượng như thế nào.ví dụ như bơm của anh KOM-6,-7-,8

"Nó" có cái "Cần đấy" mà..... nhưng chơi bằng kiểu "TIẾP XÚC" nhá.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Xin "Trả nhời" Cụ bằng "Văn bản kiểu hình ảnh nhá":



Nói đi nói lại, cuối cùng dường như là "ÔNG NÓI GÀ BÀ LẠI NÓI VỊT" !!!

ĐẤY PHÁN: "Bộ RÌ GU ĐIỆN mới MƯỢT MÀ và ÁP SÁT, mà việc đó thì BỘ RÌ GU CƠ KHÍ không thể làm được."

ĐÂY BẺ: "Cái gì mà ĐIỆN làm được thì CƠ cũng làm được". Thí dụ: có máy dùng cảm biến góc nghiêng bằng ĐIỆN để "DỪNG" servo piston đúng vị trí thì cũng có thể dùng hoàn toàn bằng CƠ KHÍ để thực hiện chức năng "DỪNG" servo piston đúng vị trí y như ĐIỆN.

Chốt lại là thế này: "BẺ CHƠI CHO VUI, ĐỂ CÓ CHUYỆN NÓI THÔI" chứ thực sự "XU HƯỚNG của THỜI ĐẠI" vẫn là "ĐIỆN TỬ HÓA" các máy móc thiết bị, chẳng những THỦY LỰC mà cả ĐỘNG CƠ bây giờ cũng có VI XỬ LÝ tất tần tật.

Chỉ có điều lý do không phải là vì CƠ KHÍ KHÔNG LÀM ĐƯỢC (xin nhắc lại: "Cái gì mà ĐIỆN làm được thì CƠ cũng làm được tuốt".)

Vậy tại sao "THIÊN HẠ" lại "XÚM NHAU" đi "ĐIỆN TỬ HÓA" vậy??? Lý do là CƠ KHÍ làm được, nhưng thiết kế, gia công rất khó, phức tạp, tốn kém, nói chung là "KÉM HIỆU QUẢ" (ấy là nói về hiệu quả khi sản xuất ra cái máy đào, chứ CƠ KHÍ vẫn có thể thiết kế ra cái máy đào làm việc nhanh+khỏe y như ĐIỆN đấy nhá).

Lý do cuối cùng là ý kiến của riêng tớ: thiết kế dùng "VI XỬ LÝ" khó sao chép lậu !!!! (Ngay cả khi đã có "HỘP" trong tay mà không có đúng chương trình của chính hãng thì cũng chẳng làm được gì. Còn với thiết kế cơ khí thì chuyện copy, sao chép là quá dễ !!!)

Còn một câu phán vẫn chưa "THUYẾT MINH CHO RÕ": "BỘ RÌ GU ĐIỆN thì MƯỢT MÀ và ÁP SÁT".

Xin hỏi: "NÓ" dùng cái gì và bằng cách nào để ÁP SÁT với MƯỢT MÀ hơn ??!!

Có lẽ ta nên mở một THỚT khác để nói về "BỘ RÌ GU ĐIỆN thì MƯỢT MÀ và ÁP SÁT".

Còn bây giờ ... xin chú ý....tập trung vào chủ đề đêêê: "bơm K5V và bơm K3V khác nhau chỗ nào mà K3V lắp trên máy Solar bỏ điện điều khiển bơm, máy làm việc vẫn ko lịm làm việc bình thường. Còn Bơm K5V lắp trên máy Hyundai bỏ điện khiển bơm thì ko đc , chỉnh mãi vẫn chỉ tương đối thôi"


Như đã "GIẢ NHỜI" ở trên, vấn đề không phải ở HỌ K3V hay K5V mà ở cái BỘ RÌ GU.

Kính mong Cụ nào có sơ đồ của hai cháu quốc tịch Hàn Xẻng này xin vui lòng vứt lên đây để trăm họ cùng mổ cho vui.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
cái anh "feed back" là trung gian liên lạc giữa pitong servo với servo valve để dừng góc nghiêng bơm ở vị trí đa điểm khi tín hiệu tăng giảm lưu lượng theo nhu cầu thay đổi.còn những bơm không có cần "feed back" thì anh pitong servo sẽ liên lạc với bộ tăng giảm lưu lượng như thế nào.ví dụ như bơm của anh KOM-6,-7-,8

Cậu đã biết "TÁCH" riêng chữ "FEEDBACK" ra khỏi chữ "FEEDBACK LEVER" thì hẳn Cậu cũng biết tỏng là "FEEDBACK" đâu bắt buộc phải là "CÁI CẦN" (LEVER), "NÓ" có thể là bất kỳ cái gì miễn là cái ấy có thể "FEEDBACK" được cơ mà !!!

Ỡm Ờ đã viết:
"Nó" có cái "Cần" đấy mà..... nhưng chơi bằng kiểu "TIẾP XÚC" nhá.
Sửa lại một chút: "NÓ"...chơi...bằng kiểu "TIẾP XÚC" nên "NÓ" không cần có cái "CẦN".

 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Đúng là già rồi nên đâm ra lẩn thẩn !!! Máy Solar lắp bơm K3V bỏ điện chạy được rồi thì thôi, bỏ qua chứ xem xét làm gì nhỉ !!!

Còn lại máy
Hyundai lắp bơm K5V bỏ điện khiển bơm thì ko được, chỉnh mãi vẫn chỉ tương đối thôi.
thì đúng là lạ !!! Vì cháu Hyundai R140-7 cũng quá đơn giản, bơm với RÌ GU giống hệt như KOBELCO TRỪ MỘT, có mỗi "MỘT CỤC ĐIỆN" lắp ở giữa rồi nối với cả 2 bộ RÌ GU !!!


Àh mà cái bộ RÌ GU kiểu này sao lại có tới 2 con ốc chỉnh thì chỉnh thế nào nhỉ ??? Có Cụ nào biết xin chỉ giùm.


 

thaoha

Moderator
bộ GU RÌ của K5V nó thế này cơ mà cụ LA CHÁU

À mà hình như bộ GU RÌ Của K5V có cái ty 3 bực to hơn K3V thì phải ,nên khi chỉnh rất chập chờn dễ mất lưu lượng
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
bộ GU RÌ của K5V nó thế này cơ mà cụ LA CHÁU

À mà hình như bộ GU RÌ Của K5V có cái ty 3 bực to hơn K3V thì phải ,nên khi chỉnh rất chập chờn dễ mất lưu lượng

Nó lắp "CỤC ĐIỆN" ở bên hông hay trên lưng (thậm chí ở dưới bụng) của bộ RÌ GU thì cái NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC của chúng vẫn Y NHƯ NHAU.

Nếu để ý sẽ thấy ở máy KOBELCO đời TRỪ TÁM dùng bơm K5V, bình thường được điều khiển bằng điện tử thông qua PSV (van điện từ tỉ lệ), nhưng khi bị hư phần điện, nó sẽ "TỰ ĐỘNG" chuyển sang chế độ điều khiển bằng CƠ KHÍ-THỦY LỰC và đáng lưu ý là.........

CẨM NANG của Thím KOBELCO hướng dẫn cách chỉnh bộ RÌ GU này Y HỆT NHƯ CÁCH CHỈNH BỘ RÌ GU CỦA ĐỜI TRỪ MỘT !!!











 

thaoha

Moderator
dạ bẩm cụ LA CHÁU trên chỗ nhà cháu làm ko có máy to chỉ từ 200 trở xuống dùng bơm K5V thôi ạ. 1 năm chắc nhà cháu mổ thịt ko dưới 20 con ạ,khi phần điều khiển PSV bị trục trặc mất điện.chỉnh cơ quả là vất vả mà cũng ko đc như ý muốn.mặc dù chủ máy ok rồi nhưng mình làm nghề mà để máy làm như thế ức chế lắm. chế chác các kiểu cũng tương đối đủ trò rồi .bóp cà nhiều .đau quá mới phọt đc ra là: phải chế biến sang K3V đc luôn thế mới đau chứ ạ
 

bomva

Tài xế O-H
nếu nhà có điều kiện thì thay cả bơm còn không có điều kiện hoặc ít chịu chơi thì thay balo cũng là một giải pháp mờ.nhà cháu nghe đâu cái anh K3V này có nhiều kiểu balo tùy thuộc vào chủng loại máy và công việc bốc xếp vv...
nhà cháu cũng mới chỉ có dịp nhìn thấy bơm K5V lắp trên KOBELCO-6E chứ chưa được mổ xẻ bao giờ
cụ LẠC có hỏi bà con về hai con vít điều chỉnh trên balo hay rứa mà không thấy ai giả nhời để nhà cháu cũng như mọi người học mót tý.bản thân nhà cháu cũng chưa biết khi nào thì chỉnh con ốc to và khi nào thì chỉnh con vít nhỏ.chỉ biết hình như một con là điều chỉnh và một con là vi chỉnh !!!
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
ko có máy to chỉ từ 200 trở xuống dùng bơm K5V thôi ạ. 1 năm chắc nhà cháu mổ thịt ko dưới 20 con ạ,khi phần điều khiển PSV bị trục trặc mất điện.chỉnh cơ quả là vất vả mà cũng ko đc như ý muốn.mặc dù chủ máy ok rồi nhưng mình làm nghề mà để máy làm như thế ức chế lắm. chế chác các kiểu cũng tương đối đủ trò rồi .bóp cà nhiều .đau quá mới phọt đc ra là: phải chế biến sang K3V đc luôn thế mới đau chứ ạ
BÊ TÊ CHẤM COM CHẤM VI EN.
nếu nhà có điều kiện thì thay cả bơm còn không có điều kiện hoặc ít chịu chơi thì thay balo cũng là một giải pháp mờ.
Tại sao lại phải thay cả BƠM hay BA LÔ nhỉ ???? Xin nhắc lại: "Họ bơm K3V K5V có thiết kế giống hệt như nhau (dĩ nhiên là chi tiết về kích thước và vật liệu có khác nhau đôi chút) và nguyên lý làm việc cũng giống hệt như nhau (cả phần bơm chính lẫn bộ BA LÔ).Nhưng cùng là bơm K3V hay K5V mà có phần tên phía sau khác nhau thì BA LÔ sẽ khác nhau và nguyên lý làm việc khác nhau rất xa!!!
nghe đâu cái anh K3V này có nhiều kiểu balo tùy thuộc vào chủng loại máy ...
Chính xác quá !!!

cụ LẠC có hỏi bà con về hai con vít điều chỉnh trên balo hay rứa mà không thấy ai giả nhời để nhà cháu cũng như mọi người học mót tý.bản thân nhà cháu cũng chưa biết khi nào thì chỉnh con ốc to và khi nào thì chỉnh con vít nhỏ.chỉ biết hình như một con là điều chỉnh và một con là vi chỉnh !!!
Câu hỏi không hay nhưng là câu hỏi "CƠ BẢN" (ai đi sửa máy cũng từng phải CHỈNH BƠM) thế mà hỏi CHỈNH THẾ NÀO lại không thấy ai GIẢ NHỜI ???!!!

Lại nữa, có một câu hỏi để "CHO RÕ VẤN ĐỀ" rằng: "Máy dùng bơm K5V bỏ điện đã làm những gì, khi chỉnh thì triệu chứng ra sao??? Máy bị quá tải, máy làm chậm quá hay nhanh quá hay tay điều khiển không MƯỢT như ý thợ lái v.v...???" cũng không thấy trả lời !!! Chỉ thấy nói rất MƠ HỒ + MỜ ẢO rằng thì là : "chỉnh mãi vẫn chỉ tương đối... chỉnh cơ quả là vất vả mà cũng ko đc như ý muốn" ????!!!!


Bí mật nho nhỏ ít người để ý. Cùng là máy KOBELCO TRỪ MỘT, cùng bơm K3V112DT....bộ BA LÔ y như nhau, đa số máy khi bỏ điện, vẫn có thể chỉnh BA LÔ làm việc bình thường. Nhưng có một số ít máy đời cuối của TRỪ MỘT (những số SÊ RI cuối trước khi qua đời TRỪ HAI) khi bỏ điện thì chỉnh "KHÔNG XONG" phải "CÓ GÌ ĐÓ" thì mới chỉnh được đấy.
 

bomva

Tài xế O-H
thưa cụ LẠC để chỉnh được một cái bơm K3V thì có rất nhiều điều cần phải nói.bởi vì mỗi người thợ có cách hiểu khác nhau -->chỉnh bơm sẽ khác nhau
đa số là chủ máy gọi thợ đến chỉnh sau đó thợ sẽ chỉnh,chỉnh con này không có tác dụng thì chỉnh con khác,chỉnh đi chỉnh lại,nếu chưa được thì rút điện thoại ra gọi cho người thân để được sự chợ giúp,rồi bắt đầu chỉnh tiếp khi nào chủ máy gật đầu bẩu được rồi thì dừng lại-->kết thúc quá chình chỉnh bơm
hai con vít chỉnh,thì con to là chỉnh thời điểm bắt đấu cắt tải,con nhỏ là chỉnh điểm cuối cắt tải (chỗ gấp khúc)ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng động cơ,bơm,điện đóm,và tổn thất hệ thống vv...
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Tung hỏa mù đã viết:
Nếu để ý sẽ thấy ở máy KOBELCO đời TRỪ TÁM dùng bơm K5V...nhưng khi bị hư phần điện, nó sẽ "TỰ ĐỘNG" chuyển sang chế độ điều khiển bằng CƠ KHÍ-THỦY LỰC
Ối??!! Kôbé "Đầu 6" thì "Tự động" được, chứ cuối "6X đến 8X" điều khiển dương rồi, làm gì có chuyện "Dùng cơ" được chứ.
Đây nè:
Chốt hạ chuẩn không phải chỉnh đã viết:
...đời TRỪ HAI (hay TRỪ BA) mà bỏ điện thì thành LIỆT SĨ ngay!!!
[MERGETIME="1420709075"][/MERGETIME]
Câu hỏi "CƠ BẢN" (ai đi sửa máy cũng từng phải CHỈNH BƠM) thế mà hỏi CHỈNH THẾ NÀO lại không thấy ai GIẢ NHỜI ???!!!
"Cần câu cơm của người ta" đấy..." Giả nhời là giả nhời thế nào ???" mất "Ngón đòn" thì đói à!!!

"Ba lô" thì có vài "Con ốc vít", vặn vào không được thì vặn ra, vặn "Con" này không thấy hiệu quả thì quay ra chỉnh "Con" khác.

"Vặn vẹo" cũng "Đơn giản như đan rổ" như vầy:


 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
...Đa số là chủ máy gọi thợ đến chỉnh ... chỉnh tiếp khi nào chủ máy gật đầu bẩu được rồi thì dừng lại-->kết thúc quá trình chỉnh bơm.


Hai con vít chỉnh,thì con to là chỉnh thời điểm bắt đấu cắt tải,con nhỏ là chỉnh điểm cuối cắt tải (chỗ gấp khúc)ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng động cơ,bơm,điện đóm,và tổn thất hệ thống vv...
Hẹn Cậu ít bữa nữa rảnh rỗi sẽ mở một CHƯƠNG mới để MỔ cái KHỐI U này.
 

thaianh

Tài xế O-H
nghe các cụ tranh luận nhà cháu chỉ hiểu đc 1/3 còn vẫn mù tịt .
thôi nhà cháu bảo chủ máy là cứ trả lại tên cho em ,còn muốn bỏ điện thì nhà cháu xin hàng
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ấy bẩu: "Cần câu cơm của người ta" đấy..." Giả nhời là giả nhời thế nào ???" mất "Ngón đòn" thì đói à!!!
Ừ nhẩy ??!! Thế mà cũng không nghĩ ra !!! Thảo nào cứ bị THIÊN HẠ gọi là LẠC HẬU
Ấy bẩu: Ối??!! Kôbé "Đầu 6" thì "Tự động" được, chứ cuối "6X đến 8X" điều khiển dương rồi, làm gì có chuyện "Dùng cơ" được chứ.
Khà khà !!! Chờ mãi mới thấy "ẤY" quăng cái mà TỚ muốn thấy....Bơm K5V...của KOBE TRỪ TÁM có BA LÔ "NHÌN GIỐNG HỆT" bơm K3V....Nhưng "NÓ" lại là "ĐIỀU KHIỂN DƯƠNG (POSITIVE CONTROL)".

Nhưng cơ mà "NÓ" vẫn cứ "TỰ ĐỘNG" chuyển từ điều khiển bằng ĐIỆN sang ĐIỀU KHIỂN bằng THỦY LỰC khi bị "TAI BIẾN" đây (cẩm nang cho các CÔ BÉ thế hệ 8X, chương 24, hồi 24.1.1.3 đoạn nói về cái RÌ GU).


 

Perks

Tài xế O-H
BÊ TÊ CHẤM COM CHẤM VI EN.
Tại sao lại phải thay cả BƠM hay BA LÔ nhỉ ???? Xin nhắc lại: "Họ bơm K3V K5V có thiết kế giống hệt như nhau (dĩ nhiên là chi tiết về kích thước và vật liệu có khác nhau đôi chút) và nguyên lý làm việc cũng giống hệt như nhau (cả phần bơm chính lẫn bộ BA LÔ).Nhưng cùng là bơm K3V hay K5V mà có phần tên phía sau khác nhau thì BA LÔ sẽ khác nhau và nguyên lý làm việc khác nhau rất xa!!!Chính xác quá !!!
Câu hỏi không hay nhưng là câu hỏi "CƠ BẢN" (ai đi sửa máy cũng từng phải CHỈNH BƠM) thế mà hỏi CHỈNH THẾ NÀO lại không thấy ai GIẢ NHỜI ???!!!

Lại nữa, có một câu hỏi để "CHO RÕ VẤN ĐỀ" rằng: "Máy dùng bơm K5V bỏ điện đã làm những gì, khi chỉnh thì triệu chứng ra sao??? Máy bị quá tải, máy làm chậm quá hay nhanh quá hay tay điều khiển không MƯỢT như ý thợ lái v.v...???" cũng không thấy trả lời !!! Chỉ thấy nói rất MƠ HỒ + MỜ ẢO rằng thì là : "chỉnh mãi vẫn chỉ tương đối... chỉnh cơ quả là vất vả mà cũng ko đc như ý muốn" ????!!!!


Bí mật nho nhỏ ít người để ý. Cùng là máy KOBELCO TRỪ MỘT, cùng bơm K3V112DT....bộ BA LÔ y như nhau, đa số máy khi bỏ điện, vẫn có thể chỉnh BA LÔ làm việc bình thường. Nhưng có một số ít máy đời cuối của TRỪ MỘT (những số SÊ RI cuối trước khi qua đời TRỪ HAI) khi bỏ điện thì chỉnh "KHÔNG XONG" phải "CÓ GÌ ĐÓ" thì mới chỉnh được đấy.
Chú Phát cứ như ti vi, hết tập 1 đến tập 2. Coi vừa thích, mà vừa trông ^^! cháu đợi tập tiếp theo hehe!
[MERGETIME="1420802829"][/MERGETIME]
Ừ nhẩy ??!! Thế mà cũng không nghĩ ra !!! Thảo nào cứ bị THIÊN HẠ gọi là LẠC HẬU Khà khà !!! Chờ mãi mới thấy "ẤY" quăng cái mà TỚ muốn thấy....Bơm K5V...của KOBE TRỪ TÁM có BA LÔ "NHÌN GIỐNG HỆT" bơm K3V....Nhưng "NÓ" lại là "ĐIỀU KHIỂN DƯƠNG (POSITIVE CONTROL)".
Nhưng cơ mà "NÓ" vẫn cứ "TỰ ĐỘNG" chuyển từ điều khiển bằng ĐIỆN sang ĐIỀU KHIỂN bằng THỦY LỰC khi bị "TAI BIẾN" đây (cẩm nang cho các CÔ BÉ thế hệ 8X, chương 24, hồi 24.1.1.3 đoạn nói về cái RÌ GU).


chú lập topic cho dân amateur chúng cháu biết thêm đi ạ !
 

Vinvih

Tài xế O-H
Nói đi nói lại, cuối cùng dường như là "ÔNG NÓI GÀ BÀ LẠI NÓI VỊT" !!!

ĐẤY PHÁN: "Bộ RÌ GU ĐIỆN mới MƯỢT MÀ và ÁP SÁT, mà việc đó thì BỘ RÌ GU CƠ KHÍ không thể làm được."

ĐÂY BẺ: "Cái gì mà ĐIỆN làm được thì CƠ cũng làm được". Thí dụ: có máy dùng cảm biến góc nghiêng bằng ĐIỆN để "DỪNG" servo piston đúng vị trí thì cũng có thể dùng hoàn toàn bằng CƠ KHÍ để thực hiện chức năng "DỪNG" servo piston đúng vị trí y như ĐIỆN.

Chốt lại là thế này: "BẺ CHƠI CHO VUI, ĐỂ CÓ CHUYỆN NÓI THÔI" chứ thực sự "XU HƯỚNG của THỜI ĐẠI" vẫn là "ĐIỆN TỬ HÓA" các máy móc thiết bị, chẳng những THỦY LỰC mà cả ĐỘNG CƠ bây giờ cũng có VI XỬ LÝ tất tần tật.

Chỉ có điều lý do không phải là vì CƠ KHÍ KHÔNG LÀM ĐƯỢC (xin nhắc lại: "Cái gì mà ĐIỆN làm được thì CƠ cũng làm được tuốt".)

Vậy tại sao "THIÊN HẠ" lại "XÚM NHAU" đi "ĐIỆN TỬ HÓA" vậy??? Lý do là CƠ KHÍ làm được, nhưng thiết kế, gia công rất khó, phức tạp, tốn kém, nói chung là "KÉM HIỆU QUẢ" (ấy là nói về hiệu quả khi sản xuất ra cái máy đào, chứ CƠ KHÍ vẫn có thể thiết kế ra cái máy đào làm việc nhanh+khỏe y như ĐIỆN đấy nhá).

Lý do cuối cùng là ý kiến của riêng tớ: thiết kế dùng "VI XỬ LÝ" khó sao chép lậu !!!! (Ngay cả khi đã có "HỘP" trong tay mà không có đúng chương trình của chính hãng thì cũng chẳng làm được gì. Còn với thiết kế cơ khí thì chuyện copy, sao chép là quá dễ !!!)

Còn một câu phán vẫn chưa "THUYẾT MINH CHO RÕ": "BỘ RÌ GU ĐIỆN thì MƯỢT MÀ và ÁP SÁT".

Xin hỏi: "NÓ" dùng cái gì và bằng cách nào để ÁP SÁT với MƯỢT MÀ hơn ??!!

Có lẽ ta nên mở một THỚT khác để nói về "BỘ RÌ GU ĐIỆN thì MƯỢT MÀ và ÁP SÁT".

Còn bây giờ ... xin chú ý....tập trung vào chủ đề đêêê: "bơm K5V và bơm K3V khác nhau chỗ nào mà K3V lắp trên máy Solar bỏ điện điều khiển bơm, máy làm việc vẫn ko lịm làm việc bình thường. Còn Bơm K5V lắp trên máy Hyundai bỏ điện khiển bơm thì ko đc , chỉnh mãi vẫn chỉ tương đối thôi"


Như đã "GIẢ NHỜI" ở trên, vấn đề không phải ở HỌ K3V hay K5V mà ở cái BỘ RÌ GU.

Kính mong Cụ nào có sơ đồ của hai cháu quốc tịch Hàn Xẻng này xin vui lòng vứt lên đây để trăm họ cùng mổ cho vui.
Cụ nói chuẩn quá e ko nói thêm j đc
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên