Hiện tượng xe không tự trả lái sau khi quay vòng

C
Bình luận: 6Lượt xem: 14,042

kia_service

Thợ quèn
Nhân viên
Hiện tượng xe không tự trả lái sau khi quay vòng có liên quan gì đến hệ thống lái không? hay chỉ do góc đặt bánh xe không đúng. mọi người trả lời giúp mình nhé
Góc đặt bánh xe cũng có thể là một nguyên nhân bác ạ.Nhưng nếu do góc đặt thì độ chênh lệch cũng tương đối lớn mới có thể gây không trả lái.Nguyên nhân có thể do căn độ rơ giữa trục lái và thước lái quá nhỏ hoặc thước lái bị cong vênh ở 1 điểm nào đó.Mor mới nhà em thỉnh thoảng vẫn phải hạ thước lái chỉnh lại độ rơ vì trợ lực điện mà lái vẫn nặng ,hết vào cua nó cũng ko trả lái dc.
 

vungocton999

Tài xế O-H
Có nhiều nguyen nhân dẫn đến hiện tượng không tự trả lái bác ợ
Theo em:
+ Các đòn đỡ, thanh dẫn động( cong vênh,dơ)
+góc đặt bánh xe( độ chụm, camber, kingpin, caster0)
+ Thước lái
 

ezup

Tài xế O-H
Thế có bao h do dầu láiko, mấy lần xe em hết dầu lái trả lái chậm và nặng lắm các Bác ạ , thước lái thì có những hư hỏng j hả bác
 
B

bao45th1

Khách
Mình gửi hệ thống lái bạn tham khảo trước rồi tìm hiểu tại sao nha! Chúc bạn thành công.
THÁO-KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH:
1) Tháo rã hệ thống lái :

- Chêm, đội xe an toàn.
- Tháo các ống dẫn dầu thắng đến các bánh xe dẫn hướng.
- Nới lỏng các đai ốc hãm bánh xe.

- Đội xe cho các bánh dẫn hướng cao khỏi mặt đất.
- Tháo hết đai ốc hãm và bánh xe.
- Tháo tam bua lấy guốc thắng, xy lanh công tác.
- Nếu thắng đĩa tháo xy lanh công tác và đĩa thắng.
- Quan sát cách bố trí cơ cấu dẫn động lái.
- Tháo các đai ốc hãm khớp cầu.
- Dùng cảo để tháo các khớp cầu với đầu đòn dọc, đòn ngang.

- Tháo đai ốc hãm tay chuyển hướng, tách ra khỏi hộp tay lái ( chú ý trước khi tháo phải đánh dấu vị trí để sau này lắp lại cho chính xác).
- Quan sát kết cấu cam quay.
- Tháo cam quay ra khỏi dầm cầu.
- Tháo hệ thống điện trên vành lái.
- Dùng tuýp tháo đai ốc hãm vành lái
- Tháo đầu dưới trục lái với hộp tay lái
- Tháo các bu lông lắp hộp lái với khung xe
- Tháo rã hộp tay lái
Chú ý:
- Có loại hộp tay lái sử dụng bi lăn giữa trục vít và tay răng để giảm lực ma sát, khi tháo đừng để rơi rớt
- Khi tháo cơ cấu điều chỉnh chiều dài đòn ngang, phải đánh dấu ghi nhớ trên đầu đòn với khớp cầu.Vì việc này làm ảnh hưởng tới vị trí lắp đặt bánh xe dẫn hướng





2) Kiểm tra hệ thống lái
Khi kiển tra hệ thống lái, luôn nhớ rằng nó liên hệ đến các bánh trước, cầu dẫn hướng, hệ thống treo xe. Vì lý do này mà Những hư hỏng tưởng như ở hệ thống lái nhưng thực tế lại do các hệ thống khác gây nên
Vì vậy, trước khi tháo rã, sửa chữa phải có quyết định chính xác hư hỏng ở phần nào
a) Vành lái
 Kiểm tra độ lỏng của vành lái: Dịch chuyển vành lái lên xuống, trước sau để kiển tra sự lỏng lẻo
- Nếu lỏng lên xuống, Kiểm tra xem vành lái có bắt chặt với trục lái chưa?
- Nếu lỏng qua phải trái, trước sau ít thì kiểm tra ở bộ trục lái
- Nếu lỏng nhiều các hướng xem ống lái có được lắp chặt không
 Kiểm tra độ rơ tự do của vành lái
- Xoay vành lái về vị trí hướng thẳng, rồi xoay vành lái nhẹ nhàng sao cho không làm bánh trước quay, đó là khoảng rơ tự do của vành lái
- Giá trị độ rơ tự do phụ thuộc vào các kiểu xe nhưng thông thường không được quá 30mm. Nếu dộ rơ quá lớn ta phải điều chỉnh vít hiệu chỉnh dưới hộp tay lái để có độ rơ theo yêu cầu
b) Bánh xe dẫn hướng:
- Nâng phần trước của xe lên, lắc bánh xe theo các hướng, nếu có độ lỏng thì phải phán đoán xem lỏng ổ bi hay cơ cấu dẫn động lái.
- Đạp thắng và lắc bánh xe dẫn hướng, nếu độ lỏng không còn nữa, nguyên nhân do lỏng ổ bi, ta phải tháo rã và thay thế ổ bi.
- Đạp thắng và lắc bánh xe dẫn hướng, nếu độ lỏng còn nhưng giảm thì nguyên nhân do mòn khuyết cơ cấu dẫn động.
- Kiểm tra khớp cầu:
- Nâng xe lên, dùng tua vít để kiểm tra độ rơ khớp cầu.
- Độ rơ thẳng đứng khớp cầu bằng 0.
- Dùng chìa khóa áp lực xoay đai ốc liên tục để trục cầu quay quanh khớp cầu với moment từ 10-15kg/cm. Nếu sự hoạt động không như tiêu chuẩn, thay khớp cầu mới.
c) Hệ thống lái nặng:
- Nâng phần trước của xe lên, tháo cơ cấu dẫn động ra khỏi hộp lái để kiểm tra riêng rẽ từng bộ phận.
- Nếu hộp tay lái nặn g do trục vít và cung răng hỏng, điều chình sai độ rơ vành lái, thiếu dầu bôi trơn hoặc hư hỏng các ổ bi.
- Do vị trí lắp đặt của trục đứng không đúng cũng làm cho tay lái nặng .
- Cơ cấu dẫn động lái bị cong, méo tay lái cũng nặng.Do đó phải tháo rã, kiểm tra, sửa chữa các đòn kéo.
- Các khớp cầu bị rít cứng do thiếu mỡ bôi trơn.
3) Kiểm tra bộ trợ lực
a. Xả dầu trợ lực
 Kích xe lên sao cho bánh xe trước nhấc khỏi mặt đất, kê xe thật chắc chắn.
 Tháo các ống dầu nối từ hộp tay lái đến bình chứa, xả dầu trong ống và hộp tay lái ra. Sau đó tháo đường ống dầu từ bình chứa đến bơm dầu, xả hết dầu ra khỏi hệ thống.
 Để đảm bảo xả hết dầu trong hệ thống ra, nên quay vành tay lái theo hai chiều trái, phải vài lần.
b. Rót dầu trợ lực vào hệ thống
 Dùng dầu của hộp số tự động châm vào bình chứa.
 Rót dầu vào bình chứa đúng mức qui định, chờ khoảng 2÷3 phút. Khi rót dầu vào bình, hạn chế việc tiếp xúc giữa dầu với không khí, nếu cần thiết có thể tiến hành công tác xả không khí ra khỏi hệ thống.
 Hạ xe xuống, cho bánh xe trước tiếp xúc với mặt đất. Khởi động động cơ, cho động cơ hoạt đọng trong vài phút. Tiến hành xoay vành tay lái qua lại vài lần. Kiểm tra lại mực dầu. Nếu cần thiết có thể tiến hành chêm thêm hoặc xả không khí trong hệ thống ra.
c. Kiểm tra độ rơ của vành tay lái



Hình 1.4 Hình 1.5


 Kiểm tra khoảng dịch chuyển của vành tay lái theo cả hai chiều khi vành tay lái ở vị trí chạy thẳng cho đến khi bánh xe trước bắt đầu dịch chuyển. Khe hở cho phép khoảng 10mm (đối với hệ thống lái có trợ lực) (xem hình 2b.1).
 Nên tiến hành việc kiểm tra này khi động cơ đang hoạt động đối với hệ thống lái có trợ lực.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên