Áp suất dầu bôi trơn cao ảnh hưởng đến động cơ như thế nào?

linhbaoanh
Bình luận: 17Lượt xem: 11,524

Vin

Tài xế O-H
Em là newbie, em không biết post ở đây có đúng không, nếu nhầm chỗ mod chuyển hộ em. Các pác cho em hỏi Áp suất dầu bôi trơn cao ảnh hưởng đến động cơ như thế nào?
Thứ nhất áp suất trong bơm dầu cao->hại bơm. Thứ 2, nguyên tắc bôi trơn trong động cơ ôtô là vung té. Nếu dầu vượt quá mức quy định lượng vung lên lớn, cản trở chuyển động. Nếu là dầu hộp số thì tuyệt đối không đc thừa vì khi ngập quá mức chân răng sẽ tạo áp lực khi ăn khớp có thể tróc, gãy răng.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Áp suất dầu động cơ thấp hơn mức bình thường thì động cơ sẽ mau hỏng

Sao vậy được, bác! Bác nhầm với mức dầu cao thì phải. Mà nếu mức dầu có cao thì có làm phớt được đâu, nhưng có thể gây rò. Nếu xả bớt là khỏi, không hỏng được phớt. Nếu áp lớn quá, sẽ tăng tổn hao công suất động cơ (nhỏ thôi), có khả năng bị bục ống, lọc dầu
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Em là newbie, em không biết post ở đây có đúng không, nếu nhầm chỗ mod chuyển hộ em. Các pác cho em hỏi Áp suất dầu bôi trơn cao ảnh hưởng đến động cơ như thế nào?

Cụ hỏi thế là thế nào ấy nhỉ???

Cao hơn bình thường, tức là cụ đã biết động cơ đó. Mức áp bình thường cụ đã biết và hiện nay nó cao hơn bình thường à?

Vậy cụ phải hỏi: nguyên nhân áp cao hơn bình thường chứ nhỉ???

Nóng hơn bình thường thì cụ haui đã trả lời cho cụ rồi đấy. Động cơ sẽ nóng hơn.

- Dầu bôi trơn không chỉ có nhiệm vụ bôi trơn, mà nó còn làm mát những chi tiết quan trọng mà nước không thể làm được. VD như piston (dầu được phun dưới đáy piston); hay Turbo...không thể làm mát bằng nước.

Cụ Reply lại xem nhé
 

mr.anhtai

Tài xế O-H
em thấy áp suất dầu bôi trơn cao sẽ ảnh hưởng các vấn đề sau
1 động cơ nhanh nóng
2 dầu bôi trơn se nhanh loảng ( mất tác dụng bôi trơn)
3 các phớt trục cơ ... va các roăng làm kính nhanh hỏng
4 tốc đọ động cơ sẽ không đạt được ngưỡng cao nhất
5 nguyên nhân khác em chưa biết
 

bungati2012

Tài xế O-H
đối với câu hỏi của bác chủ thớt
em xin có ý kiến thế này
mức dầu cao? cao hơn nhưng là bao nhiêu.nếu cao it thôi thì không vấn đề gì.
nhưng nếu cao quá thì:
tăng lực cản cho trục khủy thanh truyền (các bác cứ thử chạy trên cạn và chạy dưới nước thì biết)=>nóng máy
tạo bọt khí vì khi đối trọng quay trong dầu với tốc độ nhanh se chộn dầu liên tục( các bác thử lấy cây đua ngoáy vào cốc nước thì sẽ rõ) mà có khí thì sẽ e bơm dầu =>không bôi trơn được
phá gioăng phớt.bình thường thì mức dầu không ngập tới phớt được.nhưng nếu đổ nhiều quá phớt bị ngâm trong dầu dưới tác động của nhiệt độ cao thì nhanh bị rò rỉ dầu
cuối cùng là không nổ được máy( trường hợp này dành cho bác nào thích thử đổ full dầu vào động cơ thì biêt ngay)
cái này do e suy luận trên kinh ngiệm
 

Engine 16

Thợ Phụ !
Hiện nay trên thị trường giầu bôi trơn đã được cải thiện rất nhiều nói chung là tốt hơn xưa nhiều .có thêm nhiều chất phụ gia chống đông chống tạo bọt và có tính làm xạch rất cao,bác lên tìm hiểu thêm về tính chất giầu nha.còn ở đây chủ thớt hỏi về áp giầu cao hơn bình thường mà.trên bơm giầu đã có van điều áp mà khi áp cao lượng giầu xả về cacte cao khi máy rỗng thì lượng xả giầu về sẽ thấp nó điều áp cho lượng giầu lên bôi trơn nhưng nếu máy quá rỗng thì lượng giầu không xả về mà vẫn thiếu vì bị tụt áp tại các cổ bạc bên giưới ít giầu lên bên trên mặt máy .là như vậy.còn bàn luận về áp giầu quá cao .nếu áp quá cao chỉ có những trường hợp sau .ví dụ ở xe COROLA 1.3 TOYOTA chạy chế hòa khí van điều áp <van an toàn > này nó tách giời bơm nó bắt vào lốc máy trong cacte .nếu bịp lại nó sẽ bục gioăng lọc giầu phun giầu ra ngoài khiếp lắm mình đã gặp chuyện này .và 1 pan nữa trên xe dùng con đội thủy lực họ đã căn sức căng của lò so trong bộ điều áp trong bơm giầu thì mức độ vẫn có giầu hồi về nhưng con đội mở lớn khiến công supap động cơ giung giật chỉ có nguyên nhân này mới khiến mức giầu cao hơn bình thường được .còn lại đã có van điều áp hoạt động ,<trên xe bình thường>cái gì cũng có ảnh hưởng nếu đã là quá hoặc thiếu các bác ạ .
 

linhbaoanh

Tài xế O-H
Cụ hỏi thế là thế nào ấy nhỉ???

Cao hơn bình thường, tức là cụ đã biết động cơ đó. Mức áp bình thường cụ đã biết và hiện nay nó cao hơn bình thường à?

Vậy cụ phải hỏi: nguyên nhân áp cao hơn bình thường chứ nhỉ???

Nóng hơn bình thường thì cụ haui đã trả lời cho cụ rồi đấy. Động cơ sẽ nóng hơn.

- Dầu bôi trơn không chỉ có nhiệm vụ bôi trơn, mà nó còn làm mát những chi tiết quan trọng mà nước không thể làm được. VD như piston (dầu được phun dưới đáy piston); hay Turbo...không thể làm mát bằng nước.

Cụ Reply lại xem nhé
Ý em là thế này: Chung cho mọi động cơ thôi, áp suất dầu quá cao có thể gây ra:
-Rách lọc dầu, hỏng phớt, vòng O.
-Bơm dầu luôn làm việc ở trạng thái quá tải-> hại bơm.
-Công suất động cơ giảm....
Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo màng dầu bôi trơn đối bạc biên, bạc chính, vòng bi......và quá trình làm mát, bao kín, tẩy rửa như thế nào ạ? Sự mài mòn diễn ra ra sao?

---------- Post added at 07:50 AM ---------- Previous post was at 07:42 AM ----------

<trên xe bình thường>cái gì cũng có ảnh hưởng nếu đã là quá hoặc thiếu các bác ạ .
Vâng, pác ạ, chắc chắn là ảnh hưởng, vấn đề là ảnh hưởng đễn cái gì, ảnh hưởng như thế nào?
 

Duyleauto

Tài xế O-H
Áp suất của dầu bôi trơn trong động cơ là do bơm nhớt tạo ra, như vậy nếu động cơ này ok không có vấn đề gì thì áp suất dầu sẽ không đổi và như thông số chế tạo.

Sau một quá trình sử dụng các bánh răng trong bơm sẽ bị bào mòn và kết quả là áp suất không đạt như lúc ban đầu và lúc này áp suất sẻ giảm.

Nếu áp suất dầu trong động cơ tăng lên thì có thể là do lọc tinh nghẹt, lọc thô nghẹt hoặc các đường dầu bị nghẹt. Điều đó cho thấy nếu áp suất dầu tăng lên tức là động cơ có vấn đề ở hệ thống bôi trơn, nếu tiếp tục vận hành dầu không bôi trơn các chi tiết trong động cơ một cách hoàn hảo dẫn đến hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ.
 

linhbaoanh

Tài xế O-H
Em giả sử thay bơm dầu động cơ khác, bơm có áp suất,lưu lượng cao hơn giá trị cho phép, thì ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn thế nào?
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Ý em là thế này: Chung cho mọi động cơ thôi, áp suất dầu quá cao có thể gây ra:
-Rách lọc dầu, hỏng phớt, vòng O.
-Bơm dầu luôn làm việc ở trạng thái quá tải-> hại bơm.
-Công suất động cơ giảm....
Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo màng dầu bôi trơn đối bạc biên, bạc chính, vòng bi......và quá trình làm mát, bao kín, tẩy rửa như thế nào ạ? Sự mài mòn diễn ra ra sao?

---------- Post added at 07:50 AM ---------- Previous post was at 07:42 AM ----------


Vâng, pác ạ, chắc chắn là ảnh hưởng, vấn đề là ảnh hưởng đễn cái gì, ảnh hưởng như thế nào?

À. Thế mới rõ ý của cụ đấy.

Mình sơ lược qua một chút đã nhé:

- Áp suất dầu là do bơm tạo ra, toàn là bơm bánh tăng ăn khớp ngoài thôi. Nếu một hệ thống bôi trơn (không bao gồm bơm - ở phía sau bơm) hoạt động bình thường thì sau một thời gian, áp dầu có xu hướng giảm. Nhưng không đáng kể chút nào.

- Khi áp dầu giảm đáng kể (chỉ lấy số liệu lúc động cơ đã đến ngưỡng 80-90 độ nước để so sánh): hãy kiểm tra xung quanh động cơ xem có rò rỉ nào đáng kể không. Nếu không, hãy nhận định là bơm dầu mất áp để mà kiểm tra bơm dầu.

- Vì sao chỉ lấy áp lúc động cơ đã nóng 80-90 độ nước để so sánh: là vì khi động cơ mới làm việc, nhiệt độ dầu bôi trơn đang ở ngưỡng nhiệt độ môi trường (25-35 độ) nên có độ nhớt cao, tổn thất dọc đường lớn, độ lưu thông giảm nên gây ra áp suất cao. Khi động cơ vừa nổ, áp dầu có thể lên đến 4-6kg/cm2. Khi đạt ngưỡng nhiệt làm việc bình thường, áp chỉ còn 1,5-2 kg/cm2.

- Tháo - Kiểm tra bơm dầu: tháo cacte ra là tháo được bơm ngay. Kiểm tra buồng bơm nhé, có bị cào xước gì không?

- Căn chỉnh bơm khi lắp ráp: pm lại nếu muốn tìm hiểu thêm nhé. Nếu không căn chỉnh đúng, sự ăn khớp bị lệch là hư bơm ngay. Hậu quả của hư bơm là vô cùng lớn: bó máy, ......

KHI ÁP DẦU QUÁ CAO: (đọc lại phần trên đã nhé. Đừng nhìn đồng hồ lúc vừa khởi động để mà kết luận)

- Hãy nghĩ ngay đến việc: bị nghẹt đường dầu bôi trơn trong hệ thống. Rất nguy hiểm đấy.

Có thể chẩn đoán các vị trí sau:

1. Áp dầu thường đo sau lọc thô và lọc thô có đường đi tắt qua 1 van nên không vấn đề gì. Nếu có chỉ là lọc tinh. Hãy kiểm tra ngay bầu lọc tinh.

2. Lỗ dầu bôi trơn cổ trục khuỷu, cổ biên: lỗ này bị bít, tức là đã xảy ra hao mòn quá mức đối với trục khuỷu (hay gọi là trục cơ). Các mạt ma sat hình thành bị đẩy vào các lỗ dầu bôi trơn và bịt chúng lại. Sắp bó máy. Vị trí này là hay bị nhất đấy cụ ạ, vì tiết diện của nó là nhỏ nhất. Động cơ bị mài mòn chủ yếu ở vị trí này

3. Đường dầu bôi trơn và làm mát turbo. Turbo cũng bị mài mòn, nhưng gây áp lớn thì hầu như ít xảy ra

4. Cặn bẩn trong dầu bôi trơn. Cái này cũng có nhưng ít.

5. Trục cam bị mài mòn làm bít lỗ dầu bôi trơn nó. Hiện tượng này cũng rất ít xảy ra.

6. Trục giàn cò (đòn sáo) bị mài mòn làm bít lỗ dầu bôi trơn nó. Hiện tượng này cũng rất ít xảy ra.

7. Lỗ dầu phun làm mát piston và bôi trơn piston xilanh. Hiện tượng này cũng rất ít xảy ra.

SỰ ẢNH HƯỞNG KHI ÁP DẦU QUÁ CAO

- Cháy máy. Như đã nói ở trên.
- N động cơ giảm.
- Bơm chịu tải cao liên tục. Áp này không thể quá tải đối với bơm.
- Phốt dầu ở đầu và đuôi trục cơ: dễ hư hỏng hơn do nóng và áp cao.
- Roan quy lát: không thể có áp dầu cao tới mức hư hỏng bộ phận này.
- Vấn đế tạo màng dầu: không. Tạo màng dầu chủ yếu là do độ nhớt, không phải áp suất.

---------- Post added at 10:13 AM ---------- Previous post was at 10:02 AM ----------

Em giả sử thay bơm dầu động cơ khác, bơm có áp suất,lưu lượng cao hơn giá trị cho phép, thì ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn thế nào?

- Bơm có áp cao, tức là khả năng chịu tải của bơm lớn. Nếu chỉ thay bơm có áp cao thì không phải là vấn đề, nó chẳng thay đổi gì cả.

- Bơm có lưu lượng cao: Áp tạo ra do tải, tải cao thì áp cao. Tải của hệ thống bôi trơn là do các vị trí phun dầu có tiết diện nhỏ lại so với đường dẫn dầu nên tạo ra lực cản dọc đường (Cụ xem lại cách tính lực cản này trong thủy lực đại cương nhé, nó phụ thuộc vào lưu lượng thông qua các thông số vận tốc, tiết diện và chiều dài đường ống. Ngoài ra là chảy rối hay chảy tầng nữa).

Vậy nếu cụ thay bơm trên, áp dầu sẽ tăng nên rất cao. Điều này không ảnh hưởng gì đến bôi trơn các chi tiết, nhất là trục khuỷu, trục cam... do áp cao tạo bôi trơn thủy động tốt hơn.

Tuy nhiên lại phá hoại các chi tiết khác trong bộ roan - phốt, đặc biệt là phốt dầu đầu và đuôi trục cơ do tải động (trục cơ quay trong khi phốt đứng yên) nên rất dễ hao mòn.

Ngoài ra, công suất của động cơ lại giảm. Cụ tưởng tượng nhé - bơm chiếm công suất cao hơn - áp dầu cao tạo áp lực trên các bề mặt bôi trơn nên tạo sức cản lớn...

Người ta đã tính toán sự phù hợp rồi, đừng cho nó cao lên làm gì cụ nhé.
 

luavinhphuoc

Tài xế O-H
nếu áp suất dầu lớn quá thì sẽ làm nóng động cơ không đảm bảo làm mát động cơ.
không đảm bảo bôi trơn do độ nhớt của dầu giảm=d>

---------- Post added at 12:58 PM ---------- Previous post was at 12:55 PM ----------

có ai pit áp suất dầu bôi trơn để van an toàn mở trong hệ thống bao trơn là bao nhiêu ko?
bơm dầu bôi trơn sẽ lấy bao nhiêu phần trăm công suất động cơ
cảm ơn các bác nhiều
 

Buonoi10

Tài xế O-H
Ở đây tôi không bàn đến nguyên nhân tại sao áp suất dầu bôi trơn cao nhé. Theo tôi áp suất dầu cao tất nhiên là tổn hao công suất nhưng không nhiều vì áp suất dầu bôi trơn max thường 4-5 kg/cm2 ( Loại động cơ chỗ tôi dùng) nên dù có cao hơn nữa cũng chẳng đáng kể nhiều so với động cơ. Các bác có thấy bơm trợ lực lái có thể nâng áp lên tới 150kg/cm2. Ảnh hưởng đến gioăng phớt cổ trục động cơ tôi thấy cũng không lớn vì phớt đầu và đuôi bao giờ cũng có phần rãnh thoát dầu để giảm áp. Cái ảnh hưởng nhiều mà tôi quan tâm là lượng phun dầu lên đỉnh piston đối với xe diesel làm thay đổi chế độ cháy của động cơ. Ảnh hưởng thứ hai là lượng dầu phun lên bề mặt xi lanh lớn dẫn đến khả năng sục dầu nhớt cao.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên