Sơ đồ mạch điện kiểm tra tiết chế máy phát

Phạm Vỵ
Bình luận: 17Lượt xem: 20,154
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

cuongmai

Tài xế O-H
thầy cho em hỏi nếu cũng dùng bộ thay đổi nguồn cấp điện vào chân mass và chân IG. sau đó ta đo thông mạch chân F với chân E (tranzito đk kích từ mở) có được không ạ. sau đó mình cấp thêm điện vào chân P rồi đo thông mạch chân L vs chân E( lúc này tranzito đèn báo nạp mở).
tức là ta không dùng đèn thử mà dùng đồng hồ đo thông mạch thì có chính xác không
 

anhnoi.oto

Tài xế O-H


hoạt động loại nhận biết điện áp ac quy
Hoạt động bình thường
- Khi khoá điện ở vị trí ON và động cơ tắt máy


Khi bật khoá điện lên vị trí ON, điện áp ắc qui được đặt vào cực IG. Kết quả là mạch M.IC bị kích hoạt và Transistor Tr1 được mở ra làm cho dòng kích từ chạy trong cuộn dây rotor. Ở trạng thái này dòng điện chưa được tạo ra do vậy bộ tiết chế làm giảm sự phóng điện của ắc qui đến mức có thể bằng cách đóng ngắt Transistor Tr1 ngắt quãng. Ở thời điểm này điện áp ở cực P = 0 và mạch M.IC sẽ xác định trạng thái này và truyền tín hiệu tới Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp.
- Khi máy phát đang phát điện (điện áp thấp hơn điện áp điều chỉnh)
Động cơ khởi động và tốc độ máy phát tăng lên, mạch M.IC mở Transistor Tr1 để cho dòng kích từ đi qua và do đó điện áp ngay lập tức được tạo ra. Ở thời điểm này nếu điện áp ở cực B lớn hơn điện áp ắc qui, thì dòng điện sẽ đi vào ắc qui để nạp và cung cấp cho các thiết bị điện. Kết quả là điện áp ở cực P tăng lên. Do đó mạch M.IC xác định trạng thái phát điện đã được thực hiện và truyền tín hiệu đóng Transistor Tr2 để tắt đèn báo nạp.

- Khi máy phát đang phát điện (điện áp cao hơn điện áp điều chỉnh)

Nếu Transistor Tr1 tiếp tục mở, điện áp ở cực B tăng lên. Sau đó điện áp ở cực S vượt quá điện áp điều chỉnh, mạch M.IC xác định tình trạng này và đóng Transistor Tr1. Kết quả là dòng kích từ qua cuộn dây rotor giảm, điện áp ở cực B (điện áp được tạo ra) giảm xuống. Sau đó nếu điện áp ở cực S giảm xuống tới giá trị điều chỉnh thì mạch M.IC sẽ xác định tình trạng này và mở Transistor Tr1. Do đó dòng kích từ của cuộn dây rotor tăng lên và điện áp ở cực B cũng tăng lên. Bộ tiết chế vi mạch giữ cho điện áp ở cực S (điện áp ở cực ắc qui) ổn định (điện áp điều chỉnh) bằng cách lặp đi lặp lại các quá trình trên. Diode D1 hấp thụ sức điện động ngược sinh ra trên cuộn rotor do đóng mở transistor Tr1.

 Hoạt động không bình thường
- Khi cuộn dây Rotor bị đứt
Khi máy phát quay, nếu cuộn dây Rotor bị đứt thì máy phát không phát ra điện và điện áp ở cực P = 0.
Khi mạch M.IC xác định được tình trạng này này mở Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp cho biết hiện tượng không bình thường này.

- Khi cuộn dây Rotor bị chập (ngắn mạch)

Khi máy phát quay nếu cuộn dây rotor bị chập điện áp ở cực B được đặt trực tiếp vào cực F và dòng điện trong mạch sẽ rất lớn. Khi mạch M.IC xác định đựơc tình trạng này nó sẽ đóng Transistor Tr1 để bảo vệ và đồng thời mở Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp để cảnh báo vì tình trạng không bình thường này.
- Khi cực S bị ngắt
Khi máy phát quay, nếu cực S ở tình trạng bị hở mạch thì mạch M.IC sẽ xác định khi không có tín hiệu đầu vào từ cực S do đó mở Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp. Đồng thời trong mạch M.IC, cực B sẽ làm việc thay thế cho cực S để điều chỉnh Transistor Tr1 do đó điện áp ở cực B đựơc điều chỉnh để ngăn chặn sự tăng điện áp không bình thường ở cực B.

- Khi cực B bị ngắt
Khi máy phát quay, nếu cực B ở tình trạng bị hở mạch, thì ắc qui sẽ không được nạp và điện áp ắc qui (điện áp ở cựcS) sẽ giảm dần.
Khi điện áp ở cực S giảm, bộ tiết chế vi mạch làm tăng dòng kích từ để tăng dòng điện tạo ra. Kết quả là điện áp ở cực B tăng lên.
Tuy nhiên mạch M.IC điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp ở cực B không vượt quá 20 V để bảo vệ máy phát và bộ tiết chế vi mạch.
Khi điện áp ở cực S thấp (11 tới 13 V) mạch M.IC sẽ điều chỉnh để bật đèn báo nạp và điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp ở cực B giảm đồng thời bảo vệ máy phát và bộ tiết chế vi mạch.

- Khi có sự ngắn mạch giữa cực F và cực E
Khi máy phát quay, nếu có sự ngắn mạch giữa cực F và cực E thì điện áp ở cực B sẽ được nối thông với mát từ cực E qua cuộn dây rotor mà không qua cực transistor Tr1. Kết quả là điện áp ra của máy phát trở lên rất lớn vì dòng kích từ không được điều khiển bởi transistor, điện áp ở cực S sẽ vượt điện áp điều chỉnh. Mạch M.IC xác định được cực này và mở transistor Tr2 để bật đèn báo nạp để chỉ ra sự không bình thường này.

bác xem thế nào nhé! có gì đổ xăng cho e nhé
 

anhnoi.oto

Tài xế O-H
em đã thử như sơ đồ của bác phạm Vỵ và đã thành công.
cách này dựa vào nguyên lý của nó
không biết có cách nào khác ko nhỉ
 

Già Làng O-H

GIÀ LÀNG O-H
Giới thiệu với các bạn sơ đồ mạch điện được thiết kế để kiểm tra tiết chế máy phát điện dùng trên ô tô.

Hình vẽ của Bác Phạm Vỵ quá chi tiết, giúp cho Anh Em dễ hình dung ra nguyên lý cũng như cấu tạo.
thinhnhan xin bổ sung như trong khung hình xanh bên dưới:
Khi đấu song song 1 đồng hồ volt số với bóng đèn L2 thay thế cuộn roto, Ta sẽ kiểm tra kỹ hơn mạch regu của tiết chế còn hoạt động tốt hay không. Đôi khi đèn sạc vẫn tắt, nhưng chức năng regu không hoạt động, làm cho máy phát nạp hết công suất hoặc không đủ công suất.
Cách thử: Điều chỉnh bộ nguồn thay đổi được với điện áp lên hoặc xuống (Giả lập ắc quy NO hoặc CHƯA NO), khi đó đồng hồ volt số sẽ có điện áp tỷ lệ nghịch với điện áp do bộ nguồn thay đổi.

 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Bác phạm vy cho em xin cái số điện thoại,thỉnh thoảng em gọi điện nhờ bác giúp được không ạh:)
Không nên nói lãng ngoài chủ đề. Nếu muốn bạn phải sử dụng chức năng nhắn tin. Không làm xao lãng bài viết.
Sẵn đây nhắc nhở các bạn vào sau luôn, nếu xẩy ra trường hợp tương tự, sẽ bị bane nick. Ok
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
bác pham vy này.nếu giờ đưa cho bạn một con tiết chế mà không phải là tiết chế loại mic, thì bạn có cách nào xác định được dây nào là B,IG,L,S,E không,

Trên đời này có rất nhiều loại tiết chế:
- Có loại thì lộ 3 chân L, IG, S ra ngoài
- Có loại thì chỉ lộ 2 chân
- Có loại thì lại chỉ lộ mỗi 1 chân ra ngoài
Bản thân em đã từng nhìn rất nhiều loại tiết chế như vậy.

Vì thế, đối với tiết chế của M-IC Toyota thì em có thể đưa ra quy tắc nhật biết. Còn với các loại tiết chế của các hãng khác thì chỉ có sơ đồ đi kèm mới biết được thôi bác ạ...
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng

Nhờ cụ giúp thêm về hoạt động của loại này nhé./
Như trên là tiết chế loại D - Cảm nhận điện áp máy phát để điều chỉnh điện áp. Nhưng khi thêm chân S như hình dưới thì trở thành tiết chế loại M - Cảm nhận điện áp ắc quy để điều chỉnh điện áp.

-- Về nguyên tắc hoạt động 2 cái này gần giống nhau, chỉ khác ở chổ điều chỉnh điện áp (nằm trong khoảng cho phép). Trong tiếc chế loại M ta cắt bỏ chân S đi, thì chân B sẽ đảm nhận nhiệm vụ của chân S và tiếc chế sẽ hoạt động như một tiếc chế loại D, nhưng kèm theo là cảnh báo của đèn báo nạp qua chân Tr2. Do đó tiết chế loại M có nhiều ưu điểm hơn :D
-- Nguyên lý cụ thể của nó như sau: VIEW
Hi anh! Hihi!
 

3zoka

Tài xế O-H
Như trên là tiết chế loại D - Cảm nhận điện áp máy phát để điều chỉnh điện áp. Nhưng khi thêm chân S như hình dưới thì trở thành tiết chế loại M - Cảm nhận điện áp ắc quy để điều chỉnh điện áp.

-- Về nguyên tắc hoạt động 2 cái này gần giống nhau, chỉ khác ở chổ điều chỉnh điện áp (nằm trong khoảng cho phép). Trong tiếc chế loại M ta cắt bỏ chân S đi, thì chân B sẽ đảm nhận nhiệm vụ của chân S và tiếc chế sẽ hoạt động như một tiếc chế loại D, nhưng kèm theo là cảnh báo của đèn báo nạp qua chân Tr2. Do đó tiết chế loại M có nhiều ưu điểm hơn :D
-- Nguyên lý cụ thể của nó như sau: VIEW
Hi anh! Hihi!
Cảm ơn Born@ nhé, mình cũng đã có suy nghĩ giống bạn nhưng bởi vì đang làm việc với mấy chú kiểu D này nên cần mọi người giúp cho phát ngôn thêm tự tin "uốn lưỡi bảy lần trước khi..." mà.Mấy hôm nay cầy tung cả mấy bài về tiết chế thấy cũng clearlly hơn nhiều rùi, foza O-H.
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Cảm ơn Born@ nhé, mình cũng đã có suy nghĩ giống bạn nhưng bởi vì đang làm việc với mấy chú kiểu D này nên cần mọi người giúp cho phát ngôn thêm tự tin "uốn lưỡi bảy lần trước khi..." mà.Mấy hôm nay cầy tung cả mấy bài về tiết chế thấy cũng clearlly hơn nhiều rùi, foza O-H.
Anh cứ quá lời ạ. Em vẫn đang ngồi ghế nhà trường. Nhiều điều em vẫn còn phải học hỏi từ anh và các anh ạ.
 

vantaile

Tài xế O-H
Ðề: Sơ đồ mạch điện kiểm tra tiết chế máy phát

Các có mạch của bác Phạm Vy. thì cho em với!!! em vào nhưng đã bị xóa mất rồi bác nào có gửi qua vantaile123@gmail.com giúp em voi nha!!! em Thanks các bác nhiều!!!
 

JohnDMC

Tìm! Hỏi! Tìm!
Ðề: Sơ đồ mạch điện kiểm tra tiết chế máy phát

Các có mạch của bác Phạm Vy. thì cho em với!!! em vào nhưng đã bị xóa mất rồi bác nào có gửi qua vantaile123@gmail.com giúp em voi nha!!! em Thanks các bác nhiều!!!
Bạn có thể xem comment của bác Già Làng O-H, giống hình của thầy Phạm Vỵ nhưng bổ sung thêm.
Hình vẽ của Bác Phạm Vỵ quá chi tiết, giúp cho Anh Em dễ hình dung ra nguyên lý cũng như cấu tạo.
thinhnhan xin bổ sung như trong khung hình xanh bên dưới:
Khi đấu song song 1 đồng hồ volt số với bóng đèn L2 thay thế cuộn roto, Ta sẽ kiểm tra kỹ hơn mạch regu của tiết chế còn hoạt động tốt hay không. Đôi khi đèn sạc vẫn tắt, nhưng chức năng regu không hoạt động, làm cho máy phát nạp hết công suất hoặc không đủ công suất.
Cách thử: Điều chỉnh bộ nguồn thay đổi được với điện áp lên hoặc xuống (Giả lập ắc quy NO hoặc CHƯA NO), khi đó đồng hồ volt số sẽ có điện áp tỷ lệ nghịch với điện áp do bộ nguồn thay đổi.

 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên