Cách tính tọa độ trọng tâm ô tô

ecorrun_bq
Bình luận: 18Lượt xem: 20,904

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Tình hình là em đang cần tài liệu về tính tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc và chiều cao, bác nào có giúp em với
Tọa độ trọng tâm theo chiều dọc của xe thì có thể tính được bằng công thức khi biết tải trọng phân bố lên cầu trước và cầu sau.

Theo hình trên, khi biết Lo, G, Z1, Z2 thì tính được kích thước a và b.
Còn tọa độ trọng tâm theo chiều cao hg của xe thì không có công thức tính mà phải xác định bằng thí nghiệm (có sơ đồ và cách xác định). Vì vậy trong các bài toán thông thường, như cần chiều cao trọng tâm để tính toán hệ thống phanh chẳng hạn, thì người ta sử dụng số liệu tham khảo. Ví dụ với ô tô con thi hg = 0,6-0,8 m
 

Mr.Pono

Pờ Nờ

- Cụ chủ thớt cứ cân 4 góc (4 lốp) là cụ tính được tọa độ trọng tâm G theo chiều dọc và chiều ngang.

- Theo chiều cao: muốn chính xác thì cụ chỉ còn cách tính khối lượng các thành phần rồi tính theo công thức xác định trọng tâm thôi.

Ngoài ra còn một cách khác: dùng cẩu để nâng nó lên và dùng đồ họa AutoCad để xác định.

Nói chung về chiều cao là khó cụ ạ. Làm như bác phạm vỵ thôi!
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Tình hình là em đang cần tài liệu về tính tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc và chiều cao, bác nào có giúp em với

Này cụ chủ thớt! Tôi xin gợi ý cho cụ cái hình này nhé, tôi vừa vẽ:


Nếu dựa theo hình này thì mình hoàn toàn tính được chứ tại sao lại không nhỉ cụ.

Góc nghiêng c là không thay đổi dù chiều cao h thế nào đi nữa. Nhưng khoảng cách a' và b' là hoàn toàn phụ thuộc h.

VẬY TA TÍNH ĐƯỢC h CHỨ TẠI SAO KHÔNG?

Kính mời bác phạm vỵ ta cho ý kiến ạ?
 

rong_ga

Tài xế O-H
Hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý không khí có tính đàn hồi khi bị nén. Với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của khí nén, nó có thể hấp thụ những rung động nhỏ do đó tạo tính êm dịu chuyển động tốt hơn so với lò xo kim loại, dễ dàng điều khiển được độ cao sàn xe và độ cứng lò xo giảm chấn.
Khi hoạt động máy nén cung cấp khí tới mỗi xi lanh khí theo các đường dẫn riêng, do đó độ cao của xe sẽ tăng lên tương ứng tại mỗi xi lanh tuỳ theo lượng khí được cấp vào. Ngược lại độ cao của xe giảm xuống khi không khí trong các xi lanh được giải phóng ra ngoài thông qua các van.
Ở mỗi xi lanh khí nén có một van điều khiển hoạt động ở theo hai chế độ bật - tắt (on - off) để nạp hoặc xả khí theo lệnh của ECU. Với sự điều khiển của ECU, độ cứng, độ đàn hồi của từng giảm chấn trên các bánh xe tự động thay đổi theo độ nhấp nhô của mặt đường và do đó hoàn toàn có thể khống chế chiều cao ổn định của xe.
 

rua_kaka

Tài xế O-H
Mình có gợi ý này nếu bạn có thể làm: Vì mình cũng vừa xác định tọa độ trọng tâm của 1 xe tải theo cả chiều dọc và chiều cao của xe. Vấn đề ở đây là chiều cao của tọa độ trọng tâm, cách thức vẫn tiến hành như trên, nhưng nếu bạn có thấy lấy được thông số khối lượng của các cụm, bố trí của các cụm bạn có thể xác định bằng phần mềm inventor. Các cụm khi đó được qui thành 1 vật có khối lượng tương đương và bố trí đúng vị trí mà bạn thu thập được, khi hoàn thiện bạn sẽ lấy được chiều cao của tọa độ trọng tâm. Mình đã làm và cũng ko mất thời gian lắm. Độ chính xác thì phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào của bạn
[/url][/IMG]
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
bác Phạm vỵ: xe oto con thì hg 0,6 - 0,8 vậy còn đối với xe tải nhẹ thì sao hả bác?mong bác giúp đỡ

Đối với các loại ô tô thì tọa độ trọng tâm là một đại lượng không cố định, nó thay đổi tùy thuộc vào mức tải và cách bố trí tải. Vì vậy đối với những bài toán thông thường thì người ta ấn định mức tải và coi như tải rời phân bố đều trên thùng xe. Vì vậy ngay cả xe tải thì cũng tùy loại mà người ta có thể chọn chiều cao trọng tâm tham khảo khác nhau.
Ví dụ: - với xe tải nhỏ (500kg-1500kg) thì hg = 0,9m-1,1m
- với xe tải trung bình (3500kg-4500kg) thì hg = 1,1m-1,3m
.....
 

taophilong

Tài xế O-H
Cảm ơn bác Phạm Vỵ đã giúp đỡ! bác cho hỏi thêm,có phải khi chọn hg mình phải chọn cho cả hai chế độ khi xe có tải và khi khi xe không có tải phải ko ah?vậy thông số mà bác cho ở trên là khi xe có tải hay không tải vậy bác?
 

Hoangloiphan

Tài xế O-H
Tọa độ trọng tâm theo chiều dọc của xe thì có thể tính được bằng công thức khi biết tải trọng phân bố lên cầu trước và cầu sau.

Theo hình trên, khi biết Lo, G, Z1, Z2 thì tính được kích thước a và b.
Còn tọa độ trọng tâm theo chiều cao hg của xe thì không có công thức tính mà phải xác định bằng thí nghiệm (có sơ đồ và cách xác định). Vì vậy trong các bài toán thông thường, như cần chiều cao trọng tâm để tính toán hệ thống phanh chẳng hạn, thì người ta sử dụng số liệu tham khảo. Ví dụ với ô tô con thi hg = 0,6-0,8 m
Thầy ơi! Hiện tại em muốn xác định trọng tâm của một xe nhưng thông số xe chỉ có khoảng cách 2 trục, khối lượng toàn tải. Vậy có cách nào để xác định được trọng tâm không ạ? Theo em biết nếu mình có được khối lượng của một cầu, khoảng cách từ tâm đến trục thì mới tính được, nhưng do tìm kiếm thông số xe thì không có những thông số đó. Thầy giúp em với ạ, cảm ơn Thầy!
 

tsina2020

Tài xế O-H

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên