Thảo luận về nguyên lý của con đội thủy lực và gối đỡ thủy lực trong cơ cấu phối khí

Phạm Vỵ
Bình luận: 64Lượt xem: 37,333

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Nói đến con đội thủy lực hay gối đỡ thủy lực thì nhiều người đều hiểu được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ vấn đề này, tôi lại thấy có thắc mắc mà tự mình chưa giải đáp được. Vì vậy tôi xin chia xẻ thắc mắc và nhờ mọi người cùng giải đáp một cách thuyết phục.
Vì con đội và gối đỡ đều có cấu tạo và nguyên lý như nhau nên ở đây tôi lấy hình vẽ gối đỡ thủy lực làm ví dụ.
Trong các tài liệu (cả tiếng Việt và tiếng Anh) đều diễn giải nguyên lý hoạt động như sau:
1. Khi cam nén vào cò mổ để mở xupap thì một đầu cò mổ (điểm quay trên hình 1) tác dụng nén lên piston đẩy, lúc này van bi 1 chiều đóng, dầu trong buồng áp suất được giữ kín nên gối đỡ cố định làm điểm tựa để cò mổ nén lò xo mở xupap.
2. Khi trục cam quay tiếp (hình 2), phần biên dạng cam nhả dần cò mổ làm cò mổ đi lên, piston gối đỡ thủy lực đi lên theo, van bi mở, dầu điền vào buồng áp suất.
Thắc mắc của tôi là ở chỗ: Khi gối đỡ tốt, cơ cấu làm việc bình thường thì giữa cam và cò mổ không có khe hở (khi xupap đóng).
- Vậy làm sao piston gối đỡ đi lên được để dầu điền vào van một chiều;
- Nếu cứ ở mỗi hành trình này, dầu lại bổ sung vào khoang áp suất, và ở hành trình cam nén cò mổ dầu không thể thoát ra thì sẽ làm gối đỡ dài ra và kênh xupap.
Chỗ này lý giải như thế nào? Mời các bạn thảo luận, trao đổi nhé!
 

chocgaybanhxe

Tài xế O-H
Em chưa nghiên cứu cái loại này bao giờ, thấy có chữ thủy lực chân tay nó lại ngứa ngáy không chịu được.
Em sẽ không đi sâu phân tích vấn đề mà chỉ xin đóng góp cái ảnh ngọ nguậy nhìn cho "ngứa con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải" nhé.


 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em chưa nghiên cứu cái loại này bao giờ, thấy có chữ thủy lực chân tay nó lại ngứa ngáy không chịu được.
Em sẽ không đi sâu phân tích vấn đề mà chỉ xin đóng góp cái ảnh ngọ nguậy nhìn cho "ngứa con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải" nhé.


Trước hết xin cảm ơn bạn chocgaybanhxe đã là người đầu tiên tham gia trao đổi đề tài này. (Tôi cũng thích đề tài về thủy lực đấy) Bạn không nói gì mà chỉ đưa ra cái hình động rất hay nên không biết ý kiến của bạn ra sao. Tuy nhiên tôi cũng đoán được bạn muốn nói gì. Nhưng theo hình vẽ van bi 1 chiều có lò xo nên nếu piston gối đỡ đi lên, gây chênh áp làm dầu chui vào, nhưng khi piston gối đỡ đi xuống thì van bi lập tức đóng ngay. Như vậy dầu chỉ có vào mà không có ra thì sẽ ra sao đây?
 

chocgaybanhxe

Tài xế O-H
Nhưng khi piston gối đỡ đi xuống thì van bi lập tức đóng ngay. Như vậy dầu chỉ có vào mà không có ra thì sẽ ra sao đây?
Đây không phải là chuyên môn chính của em, nhưng ngứa ngáy thì em "chọc" để góp vốn đi buôn với bác cho vui mà.

Thôi thì em xin "chém" với bác một chút vậy:
1- Chắc chắn là lực đẩy của lò xo hồi vị của xu páp > lực đẩy của piston gối đỡ khi bị điền đầy dầu.
2- Cái lò xo ở đáy piston gối đỡ có nhiệm vụ "đánh chặn" để trừ khử cái khe hở kia ở thể tự lựa hay "thể mềm".
3- Khi piston gối đỡ đi xuống cũng là lúc phần biên dạng trục cam tỳ vào cò mổ, van 1 chiều đóng kín lại ( có lẽ nó sẽ bị trễ một chút ). Lúc đó piston gối đỡ trở thành gối đỡ " thể cứng" theo đúng nghĩa của nó.

Cái này em không biết phải hỏi bác đây: đường dầu bù vào đáy piston gối đỡ nó có a/s bằng bao nhiêu ạ?????
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Đây không phải là chuyên môn chính của em, nhưng ngứa ngáy thì em "chọc" để góp vốn đi buôn với bác cho vui mà.

Thôi thì em xin "chém" với bác một chút vậy:
1- Chắc chắn là lực đẩy của lò xo hồi vị của xu páp > lực đẩy của piston gối đỡ khi bị điền đầy dầu.
2- Cái lò xo ở đáy piston gối đỡ có nhiệm vụ "đánh chặn" để trừ khử cái khe hở kia ở thể tự lựa hay "thể mềm".
3- Khi piston gối đỡ đi xuống cũng là lúc phần biên dạng trục cam tỳ vào cò mổ, van 1 chiều đóng kín lại ( có lẽ nó sẽ bị trễ một chút ). Lúc đó piston gối đỡ trở thành gối đỡ " thể cứng" theo đúng nghĩa của nó.

Cái này em không biết phải hỏi bác đây: đường dầu bù vào đáy piston gối đỡ nó có a/s bằng bao nhiêu ạ?????


Áp đấy theo em nghĩ tối thiểu phải lớn hơn khoảng 3kg phải không cụ
Đường dầu này lấy từ đường dầu bôi trơn nên nó có áp suất dầu bôi trơn động cơ. Áp này tác dụng lên piston gối đỡ để luôn có xu hướng đẩy nó ra nhưng không đủ lớn để nén ngược lại lò xo xúp páp. Thực ra tôi đã giải tỏa điều mà tôi cho là các tài liêu viết không chính xác này (có nhiều vấn đề người viết chưa nghiên cứu kĩ, hơn nữa một tài liệu nhầm rồi thì các tài liệu khác nhầm theo) thì tôi đã tự khẳng định lại rằng chỉ khi có sự hao mòn các chi tiết sẽ tạo ra khe hở thì ngay lập tức piston gối đỡ mới đi lên và dầu được điền vào khoang áp suất để khử ngay khe hở. Như vậy khi làm việc bình thường thì giữa cò mổ và cam là không có khe hở nên piston gối đỡ cố định. Nhưng nếu điều này đúng thì lại phát sinh điều băn khoăn mới là như vậy khi đông cơ nóng lên, các chi tiết của cơ cấu phối khí như xupap, đũa đẩy giãn nở dài ra, nhưng chiều cao gối đỡ thủy lực giữ nguyên thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị kênh xupap thì sao?
 

anhnv_2411

Don't give up
Em nghĩ con đội thủy lực này lúc nào nó cũng được duy trì ở trạng thái dài nhất bằng áp của dầu và viên bị để giữ áp dầu đó, thực tế khi làm máy em tháo ra thì tất cả các con đội này đều rất cứng, nếu con đội nào mà không giữ được áp dầu bên trong thì hiện tượng xảy ra là tiếng kêu khi động cơ hoạt động, khi động cơ hoạt động dầu được đưa vào và lượng dầu này được duy trì bơi áp do bơm dầu của động cơ tạo ra
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em nghĩ con đội thủy lực này lúc nào nó cũng được duy trì ở trạng thái dài nhất bằng áp của dầu và viên bị để giữ áp dầu đó, thực tế khi làm máy em tháo ra thì tất cả các con đội này đều rất cứng, nếu con đội nào mà không giữ được áp dầu bên trong thì hiện tượng xảy ra là tiếng kêu khi động cơ hoạt động, khi động cơ hoạt động dầu được đưa vào và lượng dầu này được duy trì bơi áp do bơm dầu của động cơ tạo ra
Mình cũng tháo lắp kiểm tra con đội thủy lực và gối đỡ thủy lực này rồi. Các con đội này khi nén đều phải rất cứng, nếu con đội nào mềm tức là không giữ được áp dầu bên trong xảy ra là tiếng kêu khi động cơ hoạt động. Vấn đề ở đây là khi động cơ dừng làm việc hoặc vừa mới làm việc thì đã không có khe hở rồi (nếu có khe hở nó kêu ngay). Nếu vậy khi động cơ nóng lên, các chi tiết của cơ cấu phối khí như xupap, đũa đẩy giãn nở dài ra, nhưng chiều cao gối đỡ thủy lực giữ nguyên thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị kênh xupap thì sao? Chỗ này khó lý giải quá!
 

anhnv_2411

Don't give up
Khi động cơ không hoạt động nếu con đội còn hoạt động tốt thì viên bi đó sẽ giữ được áp cho con đội. Còn vấn đề thầy thắc mắc em nghĩ chất lỏng vẫn bị nén xuống khi cò tỳ lên đầu của con đội (và hành trình chịu nén đó nó chính là khẻ hở nhiệt với loại con đội thủy lực này nhưng quá trình pistong của con đội đi xuống nó được đỡ bằng thủy lực nên tiếng kêu được loại bỏ hẳn ) khi động cơ nóng thì dầu cũng loãng ra và khả năng chịu nén cũng giảm xuống phần nào nó bù lại sự giãn nở về nhiệt của con đội, cò. Đây là suy nghĩ của riêng cá nhân em rất mong thầy đưa ra ý kiến để em được học hỏi
 

chocgaybanhxe

Tài xế O-H
Nếu vậy khi động cơ nóng lên, các chi tiết của cơ cấu phối khí như xupap, đũa đẩy giãn nở dài ra, nhưng chiều cao gối đỡ thủy lực giữ nguyên thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị kênh xupap thì sao? Chỗ này khó lý giải quá!

Nếu bác đang "tung mồi nhử chim" thì em xin rút lui. Không phải như thế thì em "chọc phát" trúng luôn.
 

rua_kaka

Tài xế O-H
Vấn đề này rất hay tuy nhiên e xin đưa ra 1 từ khóa đó là XIN TÌM HIỂU RÕ LẠI CẤU TẠO của các khoang dầu và Nguyên lý thì sẽ ra, hôm nào em sẽ phân tích đầy đủ và mời các bác cùng đóng góp về vấn đề này. Cấu tạo là trung tâm mà :cp:cp:cp
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Khi động cơ không hoạt động nếu con đội còn hoạt động tốt thì viên bi đó sẽ giữ được áp cho con đội. Còn vấn đề thầy thắc mắc em nghĩ chất lỏng vẫn bị nén xuống khi cò tỳ lên đầu của con đội (và hành trình chịu nén đó nó chính là khẻ hở nhiệt với loại con đội thủy lực này nhưng quá trình pistong của con đội đi xuống nó được đỡ bằng thủy lực nên tiếng kêu được loại bỏ hẳn ) khi động cơ nóng thì dầu cũng loãng ra và khả năng chịu nén cũng giảm xuống phần nào nó bù lại sự giãn nở về nhiệt của con đội, cò. Đây là suy nghĩ của riêng cá nhân em rất mong thầy
đưa ra ý kiến để em được học hỏi
Nói về tính nén được của chất lỏng thì khi nghiên cứu về chất lỏng (trong đó có dầu) người ta thấy chất lỏng bị thay đổi thể tích khi chịu áp suất. Nó được đặc trưng bởi hệ số nén "bê-ta". Nhưng hệ số này nhỏ lắm, vi du khi áp suất lên tới 500 bar thì hệ số "Bê-ta"=(1/250) X 10 mũ trừ 6. Vô cùng bé, nên những bài toán thông thường người ta bỏ qua, coi như dầu không giảm thể tích khi bị nén. Đối với khoang áp suất gối đỡ có áp suất nhỏ nên càng không bị giảm thể tích. Điều này mình cũng nghiên cứu kỹ rồi nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải.
 

phanminhnhat

Học việc
Nói về tính nén được của chất lỏng thì khi nghiên cứu về chất lỏng (trong đó có dầu) người ta thấy chất lỏng bị thay đổi thể tích khi chịu áp suất. Nó được đặc trưng bởi hệ số nén "bê-ta". Nhưng hệ số này nhỏ lắm, vi du khi áp suất lên tới 500 bar thì hệ số "Bê-ta"=(1/250) X 10 mũ trừ 6. Vô cùng bé, nên những bài toán thông thường người ta bỏ qua, coi như dầu không giảm thể tích khi bị nén. Đối với khoang áp suất gối đỡ có áp suất nhỏ nên càng không bị giảm thể tích. Điều này mình cũng nghiên cứu kỹ rồi nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải.

Em nghĩ sự rò rỉ giữa piston và thân con đội sẽ tránh kênh xupap khi nhiệt độ cao. (nhiệt độ tăng thì khe hở giữa piston và thân con đội sẽ tăng)
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em nghĩ sự rò rỉ giữa piston và thân con đội sẽ tránh kênh xupap khi nhiệt độ cao. (nhiệt độ tăng thì khe hở giữa piston và thân con đội sẽ tăng)
Chỗ này thì mình phản biện như sau nhé.
Cứ cho rằng ý kiến của em là chấp nhận được đi nhé. Nếu vậy khi động cơ tắt máy, nhiệt độ đang nóng (phải một thời gian mới nguội dần). Trong các xupap sẽ có một số đang mở tức là đang bị lò xo xupap tác dụng lên 1 đầu đòn mở làm đầu kia nén lên piston gối đỡ kết quả là trong khoang áp suất luôn tồn tại áp suất nén. Do lúc này nhiệt độ vẫn cao, khe khở vẫn có dầu bị lọt ra được thì gối đỡ ngắn dần, tạo ra khe hở giữa cam và cò mổ (thậm chí là lớn nếu dầu lọt nhiều, vì động cơ ngừng làm việc nên không có dầu có áp suất bù vào). Như vậy ở lần khởi động động cơ kế tiếp (sau vài tiếng hoặc vài ngày hoặc vài tuần) thì sẽ nghe tiếng kêu ngay. Nhưng thực tế không bị như vậy. Mình cũng đã kiểm tra trực tiếp trên xe, có để hàng tháng con đội vẫn căng dầu, cứng ngắc.
 

kimdevn

Tài xế O-H
Chỗ này thì mình phản biện như sau nhé.
Cứ cho rằng ý kiến của em là chấp nhận được đi nhé. Nếu vậy khi động cơ tắt máy, nhiệt độ đang nóng (phải một thời gian mới nguội dần). Trong các xupap sẽ có một số đang mở tức là đang bị lò xo xupap tác dụng lên 1 đầu đòn mở làm đầu kia nén lên piston gối đỡ kết quả là trong khoang áp suất luôn tồn tại áp suất nén. Do lúc này nhiệt độ vẫn cao, khe khở vẫn có dầu bị lọt ra được thì gối đỡ ngắn dần, tạo ra khe hở giữa cam và cò mổ (thậm chí là lớn nếu dầu lọt nhiều, vì động cơ ngừng làm việc nên không có dầu có áp suất bù vào). Như vậy ở lần khởi động động cơ kế tiếp (sau vài tiếng hoặc vài ngày hoặc vài tuần) thì sẽ nghe tiếng kêu ngay. Nhưng thực tế không bị như vậy. Mình cũng đã kiểm tra trực tiếp trên xe, có để hàng tháng con đội vẫn căng dầu, cứng ngắc.
Em nghĩ sự rò rỉ giữa piston và thân con đội sẽ tránh kênh xupap khi nhiệt độ cao. (nhiệt độ tăng thì khe hở giữa piston và thân con đội sẽ tăng)
em nghĩ bác phanminhnhat nói đúng đó.
theo thầy phamvi thì sẽ tạo ra khe hở giữa cam và cò mổ (thậm chí là lớn nếu dầu lọt nhiều, vì động cơ ngừng làm việc nên không có dầu có áp suất bù vào)
nhưng mà còn lo xo hồi bên dưới con đội sẽ không cho con đội xuống quá thấp khi không có áp suất dầu
:5:
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
em nghĩ bác phanminhnhat nói đúng đó.
theo thầy phamvi thì sẽ tạo ra khe hở giữa cam và cò mổ (thậm chí là lớn nếu dầu lọt nhiều, vì động cơ ngừng làm việc nên không có dầu có áp suất bù vào)
nhưng mà còn lo xo hồi bên dưới con đội sẽ không cho con đội xuống quá thấp khi không có áp suất dầu
:5:
Lò xo này mềm lắm. Khi bảo dưỡng gối đỡ, dùng tăm sắt ấn bi xuống để xả dầu ra thì chỉ cần dùng 2 ngón tay bóp nhẹ là gối đỡ ngắn lại ngay. Nó không thể cân bằng với lò xo xupap với độ cứng lớn hơn gấp nhiều lần được đâu.
 

kimdevn

Tài xế O-H
Lò xo này mềm lắm. Khi bảo dưỡng gối đỡ, dùng tăm sắt ấn bi xuống để xả dầu ra thì chỉ cần dùng 2 ngón tay bóp nhẹ là gối đỡ ngắn lại ngay. Nó không thể cân bằng với lò xo xupap với độ cứng lớn hơn gấp nhiều lần được đâu.
em nghĩ nó mềm mới đúng thầy ạ
giả sử nó cứng thì chắc không cần tới áp lực của dầu nữa.
em nghĩ độ đàn hồi của nó chỉ vừa đủ nâng đỡ con đột không xuống quá giới hạn thôi
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
em nghĩ nó mềm mới đúng thầy ạ
giả sử nó cứng thì chắc không cần tới áp lực của dầu nữa.
em nghĩ độ đàn hồi của nó chỉ vừa đủ nâng đỡ con đột không xuống quá giới hạn thôi
Nhưng em có nghĩ rằng trong các xupap đang mở đó sẽ có con ở trạng thái mở hoàn toàn (ngẫu nhiên mà). Lúc này lò xo xupap bị nén hoàn toàn sẽ sinh phản lực lớn nhất tác dụng ngược trở lại lên piston gối đỡ. Vậy khái niệm "vừa đủ nâng đỡ con đội không xuống quá giới hạn thôi" là bao nhiêu thì đủ? mà nhớ cho các xupap đang mở có trạng thái mở khác nhau ở mỗi con đấy. Vấn đề này khi đưa ra một ý kiến thì ý kiến đó phải được "chứng minh" đấy. Nó không chỉ hiểu đơn thuần một các định tính đâu.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em xin loi nhe, vi em moi ra nghe nen khong ra lam..nhung nhin cai hinh con doi thuy luc xanh vang tren, em khog biet cai nao la than con doi, cai nao la pistong???
Không biết thì học, nhưng phải biết cách học. Đầu tiên phải học viết chữ Việt đúng chính tả, viết có dấu. Tác phong tùy tiện như thế này học kỹ thuật ô tô khó đấy!!!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên