Thảo Luận & Tìm Hiểu các cơ cấu Phanh hãm hệ thống truyền lực

M
Bình luận: 17Lượt xem: 8,452

Mr.Pono

Pờ Nờ
Duong Pờ Nờ lập topic này để O-H cùng tham gia tìm hiểu, thảo luận CÁC CƠ CẤU PHANH HÃM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC.

NHỮNG LƯU Ý TRONG TOPIC:


Mình sẽ viết các bài về RETARDER; INTARDER; PHANH TRỤC TRUNG GIAN HỘP SỐ; PHANH TRỤC THỨ CẤP HỘP SỐ; PHANH ĐỘNG CƠ; PHANH TRỤC CÁC ĐĂNG...

Vậy duongpn sẽ viết theo thứ tự PHẦN 1; PHẦN 2... Bác nào có nhã ý tham gia bài viết trong topic, vui lòng theo thứ tự để người đọc dễ theo dõi.

Chân thành cảm ơn!
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
duongpn lập topic này để O-H cùng tham gia tìm hiểu, thảo luận CÁC CƠ CẤU PHANH HÃM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC.

NHỮNG LƯU Ý TRONG TOPIC:


Mình sẽ viết các bài về RETARDER; INTARDER; PHANH TRỤC TRUNG GIAN HỘP SỐ; PHANH TRỤC THỨ CẤP HỘP SỐ; PHANH TRỤC CÁC ĐĂNG...

Vậy duongpn sẽ viết theo thứ tự PHẦN 1; PHẦN 2... Bác nào có nhã ý tham gia bài viết trong topic, vui lòng theo thứ tự để người đọc dễ theo dõi.

Chân thành cảm ơn!

(Phần 1 chuẩn bị ra lò)

PHẦN 1: HỆ THỐNG PHANH HÃM INTARDER

INTARDER là hệ thống phanh hãm thủy động lực học, dùng để phanh hãm hỗ trợ cho hệ thống phanh nên còn gọi là phanh duy trì. Hệ thống này đặc biệt hiệu quả khi xe xuống dốc, người lái không cần đạp bàn đạp phanh nữa hoặc hạn chế đạp rà phanh liên tục, tránh mất hơi trong hệ thống phanh gây nguy hiểm khi xe đi xuống dốc. Hệ thống dùng dầu thủy lực để làm môi chất tạo lực phanh.




INTARDER KẾT HỢP VỚI HỘP SỐ CƠ KHÍ
(Luôn ở đuôi hộp số)

Các thành phần chính của hệ thống:

1. Cặp bánh răng tăng tốc
2. Bánh Rotor (bánh Bơm) và bánh Stator (bánh Turbin)
3. Unit control và các van điện từ
4. Bơm cấp dầu
5. Két làm mát
6. Mạch điện tử điều khiển.


Nguyên lý hoạt động:
Nguyên tắc hoạt động của nó giống như biến mô thủy lực, nhưng một đặc điểm khác biệt là: bánh Turbin của biến mô nối với trục thứ cấp của biến mô, nhưng bánh turbin của Intarder cố định với vỏ hộp số, nên nó được gọi là bánh Stator (cố định).



Nếu không điều khiển dùng phanh hãm Intarder thì giữa bánh Rotor và bánh Stator không có dầu, lúc đó không xảy ra quá trình thủy động lực học nên không có quá trình phanh hãm. Dầu được đưa về các te dầu.
Nếu điều khiển dùng phanh hãm Intarder thì dầu được bơm dầu cung cấp vào giữa bánh Rotor và Stator, trong khi bánh Rotor luôn luôn quay khi đang gài số. Vì vậy bánh Rotor trở thành bánh bơm và đánh dầu sang bánh turbin. Nhưng bánh turbin là bánh cố định (bánh Stator) nên 80 – 90% mô men của bánh Rotor bị triệt tiêu do sự cản trở thủy động lực học. Khi xe đang xuống dốc, hầu hết lái xe không còn dùng bàn đạp ga nữa, xe di chuyển là do quán tính khi xuống dốc, vì vậy Rotor quay là do lực truyền ngược từ bánh xe và nó bị hãm lại. Nếu không có hệ thống hãm Intarder này (hoặc hãm động cơ…) thì lái xe phải liên tục đạp phanh. Phanh dầu đạp liên tục thì mất áp dầu, phanh hơi đạp liên tục thì bị mất hơi liên tục không còn đủ đáp ứng lực phanh nữa. Vì vậy, Intarder là hệ thống phanh duy trì có tác dụng rất tốt để tăng tính an toàn vận hành xe khi xe xuống dốc. Khi xe chạy trên đường, việc dùng phanh hãm Intarder cũng đưa lại những hiệu quả nhất định.



Khi dùng phanh hãm Intarder này, dầu của hệ thống bị nóng lên rất nhanh nên phải được làm mát. Dầu Intarder được làm mát bằng chính két nước của động cơ, dùng nước làm mát thứ cấp của động cơ để làm mát. Sơ đồ như hình dưới đây:



1 – Bánh Rotor và Stator; 2 – Két làm mát dầu; 3 – Hộp số; 4 – Động cơ; 5 – Bơm nước làm mát; 6 – Van hằng nhiệt; 7 – Két nước làm mát động cơ; 8 - Ống dẫn nước; 9 – Các te dầu Intarder.


ĐỐI VỚI INTARDER KẾT HỢP VỚI HỘP SỐ TỰ ĐỘNG:




Intarder kết hợp với hộp số tự động thường rất gọn và lồng vào trục thứ cấp hộp số chứ không dùng cặp bánh răng tăng tốc như khi kết hợp với hộp số cơ khí.


ĐÂY LÀ VIDEO MÔ PHỎNG INTARDER của ZF


Ở TRÊN, MÌNH VIẾT NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG INTARDER. BÁC NÀO CÓ THẮC MẮC, CỨ ĐẶT CÂU HỎI NHÉ. TÔI SẼ PHÚC ĐÁP TRONG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH!
 

nemdadautay

Tài xế O-H
duongpn lập topic này để O-H cùng tham gia tìm hiểu, thảo luận CÁC CƠ CẤU PHANH HÃM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC.

NHỮNG LƯU Ý TRONG TOPIC:


Mình sẽ viết các bài về RETARDER; INTARDER; PHANH TRỤC TRUNG GIAN HỘP SỐ; PHANH TRỤC THỨ CẤP HỘP SỐ; PHANH TRỤC CÁC ĐĂNG...

Vậy duongpn sẽ viết theo thứ tự PHẦN 1; PHẦN 2... Bác nào có nhã ý tham gia bài viết trong topic, vui lòng theo thứ tự để người đọc dễ theo dõi.

Chân thành cảm ơn!

(Phần 1 chuẩn bị ra lò)



BÁC viết luôn mấy phần tiếp theo đi nhể, để anh em còn ném đá nữa chứ
 

namtv

Tài xế O-H
PHẦN 1: HỆ THỐNG PHANH HÃM INTARDER

INTARDER là hệ thống phanh hãm thủy động lực học, dùng để phanh hãm hỗ trợ cho hệ thống phanh nên còn gọi là phanh duy trì. Hệ thống này đặc biệt hiệu quả khi xe xuống dốc, người lái không cần đạp bàn đạp phanh nữa hoặc hạn chế đạp rà phanh liên tục, tránh mất hơi trong hệ thống phanh gây nguy hiểm khi xe đi xuống dốc. Hệ thống dùng dầu thủy lực để làm môi chất tạo lực phanh.




INTARDER KẾT HỢP VỚI HỘP SỐ CƠ KHÍ
(Luôn ở đuôi hộp số)

Các thành phần chính của hệ thống:

1. Cặp bánh răng tăng tốc
2. Bánh Rotor (bánh Bơm) và bánh Stator (bánh Turbin)
3. Unit control và các van điện từ
4. Bơm cấp dầu
5. Két làm mát
6. Mạch điện tử điều khiển.


Nguyên lý hoạt động:
Nguyên tắc hoạt động của nó giống như biến mô thủy lực, nhưng một đặc điểm khác biệt là: bánh Turbin của biến mô nối với trục thứ cấp của biến mô, nhưng bánh turbin của Intarder cố định với vỏ hộp số, nên nó được gọi là bánh Stator (cố định).



Nếu không điều khiển dùng phanh hãm Intarder thì giữa bánh Rotor và bánh Stator không có dầu, lúc đó không xảy ra quá trình thủy động lực học nên không có quá trình phanh hãm. Dầu được đưa về các te dầu.
Nếu điều khiển dùng phanh hãm Intarder thì dầu được bơm dầu cung cấp vào giữa bánh Rotor và Stator, trong khi bánh Rotor luôn luôn quay khi đang gài số. Vì vậy bánh Rotor trở thành bánh bơm và đánh dầu sang bánh turbin. Nhưng bánh turbin là bánh cố định (bánh Stator) nên 80 – 90% mô men của bánh Rotor bị triệt tiêu do sự cản trở thủy động lực học. Khi xe đang xuống dốc, hầu hết lái xe không còn dùng bàn đạp ga nữa, xe di chuyển là do quán tính khi xuống dốc, vì vậy Rotor quay là do lực truyền ngược từ bánh xe và nó bị hãm lại. Nếu không có hệ thống hãm Intarder này (hoặc hãm động cơ…) thì lái xe phải liên tục đạp phanh. Phanh dầu đạp liên tục thì mất áp dầu, phanh hơi đạp liên tục thì bị mất hơi liên tục không còn đủ đáp ứng lực phanh nữa. Vì vậy, Intarder là hệ thống phanh duy trì có tác dụng rất tốt để tăng tính an toàn vận hành xe khi xe xuống dốc. Khi xe chạy trên đường, việc dùng phanh hãm Intarder cũng đưa lại những hiệu quả nhất định.



Khi dùng phanh hãm Intarder này, dầu của hệ thống bị nóng lên rất nhanh nên phải được làm mát. Dầu Intarder được làm mát bằng chính két nước của động cơ, dùng nước làm mát thứ cấp của động cơ để làm mát. Sơ đồ như hình dưới đây:



1 – Bánh Rotor và Stator; 2 – Két làm mát dầu; 3 – Hộp số; 4 – Động cơ; 5 – Bơm nước làm mát; 6 – Van hằng nhiệt; 7 – Két nước làm mát động cơ; 8 - Ống dẫn nước; 9 – Các te dầu Intarder.


ĐỐI VỚI INTARDER KẾT HỢP VỚI HỘP SỐ TỰ ĐỘNG:




Intarder kết hợp với hộp số tự động thường rất gọn và lồng vào trục thứ cấp hộp số chứ không dùng cặp bánh răng tăng tốc như khi kết hợp với hộp số cơ khí.


ĐÂY LÀ VIDEO MÔ PHỎNG INTARDER của ZF


Ở TRÊN, MÌNH VIẾT NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG INTARDER. BÁC NÀO CÓ THẮC MẮC, CỨ ĐẶT CÂU HỎI NHÉ. TÔI SẼ PHÚC ĐÁP TRONG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH!
Bác duongpn ơi! Cho em hỏi là bình thường trên các con xe đầu kéo cái hệ thống intarder này có 3 cấp phải không ạ??

Bác có thể nói rỏ hơn về các cấp của nó như thế nào được không ạ??

Cấp 1 thì dùng trong trường hợp nào?? Tương tự cho cấp 2 và cấp 3..

Thank bác
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Bác duongpn ơi! Cho em hỏi là bình thường trên các con xe đầu kéo cái hệ thống intarder này có 3 cấp phải không ạ??

Bác có thể nói rỏ hơn về các cấp của nó như thế nào được không ạ??

Cấp 1 thì dùng trong trường hợp nào?? Tương tự cho cấp 2 và cấp 3..

Thank bác

Câu hỏi hay đó namtv!

Cái chủ đề này chờ mãi cũng có người hỏi. Tặng người hỏi 100 điểm cho nó máu!!!

Hiện nay có 2 hãng phát triển mạnh Hệ thống phanh duy trì, đó là ZF và VoiTh. Tùy theo mỗi hãng, và mỗi dòng xe (theo tải) mà người ta lựa chọn công suất hãm, và "tay số" hãm!

Đối với một số dòng của MAN - Truck thì có 5-7 cấp hãm duy trì, và nó có từng nấc để điều khiển.

Dưới đây là một sơ đồ mạch kiểu 3 nấc điều khiển (hay gọi là 3 tay số hãm):



NGUYÊN LÝ THAY ĐỔI MÔ MEN HÃM:



XEM CÁI HÌNH NÀY NHÉ:



1. Khi tắt hoàn toàn Intarder:


- Công tắc tại Vô lăng lái để ở vị trí 0.
- Van 8 ở vị trí bên trái như hình trên. Áp suất dầu trong Intarder bằng 0. Vòng ngăn 10 ngăn cách giữa 5 và 6 không cho tương tác; chính vì vậy mà không mất công suất xe nếu không dùng chức năng Intarder này.

- Dầu được bơm đưa đi làm mát, rồi về thùng chứa 11. Đầy thùng chứa 11 thì đi về Các te hộp số. Vì thế dầu hộp số luôn được làm mát.

2. Khi đang bật qua các nấc hãm:

- Van 8 ở vị trí bên phải như hình trên.
- Van 12 được cấp điện, khí đi vào ép piston trong 11 đẩy dầu từ 11 đi vào hệ thống (11 là thùng có vách piston ngăn đôi, bên khí, bên dầu).

- Van 8 được cài đặt một điện thế cấp đến nó, thay đổi phụ thuộc vào từng nấc. Bật ở nấc cao thì dòng điều khiển đến van 8 sẽ cao.

- Van 8 điều khiển 2 van 9 và van 13. Van 13 được điều khiển thì dầu được chuyển đến Intarder. Áp suất do bánh bơm của Intarder tạo ra sẽ mở vòng 10 ngăn hai khoang 5 và 6 ra nên Intarder bắt đầu hãm xe lại. Dầu được van 13 cho tuần hoàn giữa Intarder và Két làm mát, lúc đó bánh bơm của Intarder chính là bơm cấp dầu cho Intarder làm việc.

Van 9 điều khiển áp suất dầu trong mạch khi Intarder làm việc.


3. Khi đã bật xong đến vị trí nấc nào đó:

- Van 8 ở vị trí trung gian như hình trên là nhờ ECU cấp đến nó một dòng điện trung bình không thay đổi. Vì vậy mô men hãm không thay đổi ở vị trí nấc đang bật.


Chú ý: Khi bật nấc thấp (VD số 1) thì hãm nhẹ; bật nấc càng cao thì Mô men hãm càng lớn
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
PHẦN 2: HỆ THỐNG PHANH HÃM RETARDER

Giống như Intarder đã nói ở trên, Retarder cũng là phanh duy trì bằng thủy lực nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu và nâng cao mức độ an toàn cho các loại xe dùng hệ thống phanh hơi khi đi xuống dốc, đổ đèo

Thông thường, hệ thống Retarder nằm sau Biến mô và trước hộp số, nhưng trong một số model, nó được bố trí phía sau để giảm gọn kích thước phía trước, dễ dàng tháo lắp sửa chữa khi có hư hỏng.

Retarder bố trí phía trước thường có kiểu điều khiển hoàn toàn thủy cơ, 1 cấp (ON/OFF; Không có Propotional). Retarder bố trí phía sau thường dùng điện điều khiển, kiểu đơn giản là 1 cấp (ON/OFF); một số loại dùng nhiều cấp để phanh hãm duy trì. Retarder có thể dùng cho hộp số Cơ khí (Hãng ZF phát triển mạnh loại này) hoặc Hộp số tự động (Hãng Allison; GM...)

- Retarder bố trí phía trước hộp số cơ khí:





- Retarder bố trí phía trước hộp số tự động:



Ở đây xin giới thiệu với bạn đọc Nguyên lý làm việc của Hệ thống phanh hãm duy trì tích hợp trên hộp số tự động Allison Series 4000 Family có 3 cấp hãm, bố trí phía sau hộp số.

- Hình ảnh tổng thể về hộp số 4000 Family và vị trí của Retarder trên hộp số:



Retarder tích hợp trên 4000 Family có kích thước nhỏ gọn, nhưng lại có khả năng tạo ra mô men hãm khá lớn. Tuy nhiên, nó không thể tạo một mô men hãm quá lớn được do hãm trực tiếp trên trục thứ cấp. Các loại có Retarder phía trước hộp số thường có mô men hãm lớn hơn nhiều. Mặc dù vậy, loại phía sau hộp số có ưu điểm là dễ dàng tháo lắp sửa chữa mà không cần hạ hộp số. Nó được ứng dụng trên các loại xe tải/đầu kéo hạng trung.



NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA RETARDER trên hộp số Allison 4000 Family


1. Khi chưa bật chế độ phanh hãm Retarder



Khi chưa bật chế độ phanh hãm, van PCS5 và van hơi không có điện điều khiển, dầu trong Retarder được chính Bánh Rotor của retarder đẩy về thùng chứa. Do không còn dầu trong không gian giữa Rotor và Stator của Retarder nên không xảy ra quá trình hãm, tất nhiên nó không tiêu hao công suất của động cơ.

Khi bật chế độ phanh hãm, tùy theo cấp (Low/Medium/Hight) mà lượng dầu (áp suất dầu) được cấp vào không gian giữa Rotor và Stator khác nhau (Xem thêm bài viết giải thích các mức phanh hãm dành cho Intarder ở phía trên) nên nó tạo ra mô men hãm khác nhau.



Khi bật chế độ hãm, van PCS5 có điện nên dầu trong mạch điều khiển được đi qua van 1 ép van 2 và van 3 xuống. Vì vậy, dầu ở mạch cao áp được cấp đến ép van 4 sang bên trái. Lúc này, do van 5 cũng được cấp điện nên hơi từ bình chứa được cấp vào, đi qua van 5, ép piston ngăn khoang trong bình chứa 6 đi sang phải, đẩy toàn bộ dầu trong bình chứa này ra ngoài. Vì vậy dầu đi vào không gian giữa Rotor và Stator. Rotor được nối với trục thứ cấp, xe đang di chuyển nên mang mô men. Khi giữa Rotor và Stator có dầu, Rotor đánh dầu sang Stator và dầu bị cản lại do Stator đứng yên. Vì vậy chính môi chất dầu tạo ra lực cản mềm hãm dần Rotor lại. Khi xe đổ đèo, người điều khiển thường không dùng đến chân ga, toàn bộ xe hầu như đang di chuyển bằng quán tính khi xe đổ dốc. Do lực cản của dầu trong Retarder nên xe được hãm dần lại nhằm cân bằng với gia tốc quán tính, người điều khiển xe dùng "cấp hãm" của Retarder để duy trì xe chuyển động mà không cần dùng đến chân phanh.

Do xe tải phải dùng phanh hơi (xe công trình có tải lớn nhưng có thể dùng phanh thủy lực do tốc độ di chuyển thường rất thấp), vì vậy, nếu đạp phanh liên tục sẽ gây mất áp lực hơi. Chỉ cần đạp khoảng 5-10 lần liên tục là áp suất hơi không còn đảm bảo cho phanh hơi làm việc an toàn nữa. Do đó, hệ thống phanh hãm Retarder/Intarder có giá trị rất lớn trong đảm bảo an toàn. Ngoài ra, khi xuống dốc, đổ đèo, các xe hiện đại còn cho phép cắt bớt số xilanh làm việc của động cơ để giảm tiêu hao nhiên liệu không cần thiết, chỉ để lại 2 hoặc 4 xi lanh làm việc, đủ đảm bảo cho động cơ hoạt động cầm chừng.
(Xem thêm bài viết đồng tác giả TẠI ĐÂY)

Khi Retarder hoạt động, toàn bộ dầu làm việc trong hệ thống hãm trở thành 1 mạch dầu kín, trong đó Rotor của Retarder đóng vai trò là một bơm dầu. Bơm dầu này đẩy dầu sang Stator để tạo lực hãm. Dầu sau khi truyền mô men từ Rotor sang Stator thì bị nóng lên rất nhanh nên được bơm dầu Rotor đưa đến Két làm mát dầu, sau đó dầu từ két lại được bơm dầu Rotor hút vào Retarder...

Khi tắt hoàn toàn chế độ phanh hãm bằng Retarder, bơm dầu Rotor vẫn tiếp tục làm việc do nó gắn trên trục thứ cấp hộp số (xe còn di chuyển là Rotor còn quay). Do van 5 bị ngắt hơi nên toàn bộ hơi ép bên trái piston trong bình chứa 6 được xả ra khí trời. Chính áp dầu do bơm dầu Rotor tạo ra ép piston trong bình chứa 6 sang trái, dầu được điền đầy lại bình chứa 6 mà không đi vào Retarder nữa. Kết thúc quá trình phanh hãm.

Trên các xe hiện đại ngày nay, các hệ thống phanh hỗ trợ, phanh duy trì đều được tích hợp trong các hệ thống, như:

- Hãm bô
- Mở cửa xả trên turbo để giảm áp khí nạp
- Retarder / Intarder
- ...
Các xe này, khi đạp bàn đạp phanh thì có cả biến hành trình bàn đạp phanh, ECU trung tâm sẽ điều khiển đồng thời tất cả các hệ thống cùng phanh bổ trợ để tăng an toàn, hiệu quả phanh.




Phía trên là bài viết về Retarder. Bạn đọc có thắc mắc cứ comment tại đây. Pờ nờ em sẽ Giải thích trong khả năng của mình.
 

namtv

Tài xế O-H
Cảm ơn cụ vì bài viết rất nhiệt huyết ạ!

Em xin góp 1 câu hỏi cho cái topic này xôm lên tí. Chơ không ai tham gia thì cụ duongpn buồn chết :D

Hiện tại bác đang nói về hai hệ thống phanh hãm: Intarder và Retarder.

Cho em hỏi:

Các hệ thống này thường lắp trên các xe đầu kéo hiện đại phải không ạ. Ở trên thằng em Man TGX41.680 (hình ảnh dưới):



Em nó tích hợp bao nhiêu hệ thống phanh hãm hả cụ duongpn?

Theo em biết sơ sơ là nó tích hợp 02 hệ thống phanh hãm: intarder, retarder, hãm bô...??

Cụ nói thêm cho em biết với nhé?? Nó còn hệ thống phanh hãm nào nữa không? Em nó đang dùng hộp số: 12AS2740TO - ZF đó cụ??
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Các hệ thống này thường lắp trên các xe đầu kéo hiện đại phải không ạ. Ở trên thằng em Man TGX41.680 (hình ảnh dưới):

Em nó tích hợp bao nhiêu hệ thống phanh hãm hả cụ duongpn?

Theo em biết sơ sơ là nó tích hợp 02 hệ thống phanh hãm: intarder, retarder, hãm bô...??

Cụ nói thêm cho em biết với nhé?? Nó còn hệ thống phanh hãm nào nữa không? Em nó đang dùng hộp số: 12AS2740TO - ZF đó cụ??[/COLOR][/SIZE]

Dòng màu đỏ của cụ ở trên là trật rồi. Intarder và Retarder như không đôi trời chung ấy, không thể 1 đất có 2 hổ được.

Về con MAN của cụ, xin mổ một tí như sau:

- Tổng thể từ động cơ đến Hộp số:


- Khi hệ thống phanh MAN làm việc (MAN dùng hệ thống phanh tích hợp hỗ trợ Brakematic) thì đồng thời tất cả các hệ thống trên hình sau đây cùng làm việc:


Trong đó: Intarder hay Retarder đã viết bài ở trên; MAN EVB sẽ trình bày với các cụ dưới đây; còn lại là hệ thống phanh bình thường.

Trong số Các thành phần của Brakematic trên thì Intarder/Retarder và EVB là có thể làm việc độc lập, và nó được điều khiển độc lập. MAN của cụ dùng Retarder.

1. Retarder tích hợp phía sau WSK440 (đã viết bài viết về Retarder ở trên). Các cụ xem ở trên nhé.

- Vị trí điều khiển nó như hình này:


Khi điều khiển cần gạt hình trên thì đồng thời Retarder và phanh hãm trục trung gian hộp số cùng làm việc để phanh hãm hệ thống truyền lực. Phần "Hệ thống phanh hãm trục trung gian hộp số", Pờ Nờ sẽ viết về nó sau.

2. EVB: Hệ thống hãm động cơ

- Vị trí điều khiển như hình dưới đây:


- Khi điều khiển nút trên sẽ có đồng thời 2 hệ thống độc lập cùng làm việc, đó là Hệ thống hãm tiết lưu đường khí thải và Hệ thống điều khiển mở sớm xupap xả kết hợp cắt phun nhiên liệu vào xilanh được điều khiển hãm:


Các cụ xem thêm CÁC bài viết của Pờ Nờ về 2 hệ thống này trong các mục sau:

1. MỞ SỚM XU PÁP XẢ

2. HÃM TIẾT LƯU ĐƯỜNG KHÍ THẢI-TURBO

TRÊN XE MAN CỦA CỤ CÓ CÁC HỆ THỐNG HÃM SAU:

- Retarder (kết hợp với WSK440, nằm sau biến mô, trước hộp số).
- Hãm bô (cái này cụ thấy ngay trên đường xả, ngay sau Turbocharger).
- Mở sớm xupap thải kết hợp cắt nhiên liệu phun vào xilanh được điều khiển hãm.
- Phanh hãm đầu trục trung gian hộp số: (Hệ thống này Pờ Nờ sẽ viết sau). 12AS của cụ là hộp số cơ khí điều khiển tự động, một hộp số rất hiện đại của ZF.


Hiện nay, MAN có động cơ V8 series D28xx có hệ thống phanh hãm trục cơ, sử dụng nước làm mát động cơ làm môi chất hãm. Pờ Nờ sẽ viết bài về hệ thống này sau. MAN của cụ không tích hợp hệ thống này vì nó đã có quá nhiều hệ thống hãm trên xe.

Xe hạng nặng phức tạp ở các hệ thống phụ, các cụ ạ!

 

namtv

Tài xế O-H
Bác duongpn:

Bác nói trên xe Man 41 không có intarder và retarder. Nói thật hôm trước em đi học nghe mấy ông nói bằng tiếng anh nên chữ được chữ mất. Nhưng em nhớ ông chuyên gia nước ngoài nói thế mà. Vẫn có intarder và retarder. Nhưng để em xem lại đã. hehe

Đối với WSK400 ỏ WSK 370: Thì hệ thống retarder theo em nó bố trí theo hình dưới



Mà cụ duongpn ơi! Thế bình thường thì trên 1 em có bao nhiêu hệ thống hãm ạ??
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Bác duongpn:

Bác nói trên xe Man 41 không có intarder và retarder.

Cái này là cụ đọc bài lớt phớt, chẳng lưu được chữ nào.


Mà cụ duongpn ơi! Thế bình thường thì trên 1 em có bao nhiêu hệ thống hãm ạ??

Cái này tùy theo mức độ hiện đại khi thiết kế xe của mỗi hãng (tất nhiên là giá cả khi bán nữa). Mấy dòng đặc chủng thường hay đặt hàng, các hệ thống hãm là các Options thôi.

Đối với xe hàng nặng, cỡ xe Đầu kéo Container trở lên là hầu như có hệ thống này. Nếu ở nước nào có địa hình không hoặc ít đồi núi, sản phẩm bán đến đó thường bỏ các Option hãm này đi vì không cần thiết.

Thông thường nhất trên xe đầu kéo: Hệ thống hãm bô bao gồm "mở sớm xupap xả" và "tiết lưu đường khí thải"
 

namtv

Tài xế O-H
Em cảm ơn cụ nha!

Em lớt phớt quá...:D

Dự định khi nào cụ viết các hệ thống phanh hãm còn lại vậy???
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Bớ cụ namtv!

Cụ thông cảm, phải từ từ cụ ạ.

Để bài viết nó sinh động, hình ảnh rõ ràng kèm lời viết chuẩn cho bạn đọc dễ hiểu cũng mất thời gian lắm cụ ạ. Tôi sẽ cố gắng viết sớm cho cụ và anh em tìm hiểu, chém gió thêm!

Thân ái!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên