Cùng nhau tìm hiểu ROBOCON CAIRO – EGYPT 2010

khoadongluc
Bình luận: 32Lượt xem: 5,244

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Quần thể kim tự tháp Giza và những công trình kiến trúc khác trên cao nguyên
Giza là một trong những kỳ quan nổi tiếng thế giới. Thực tế, quần thể này là những
biểu tượng của di sản thế giới nói chung và tuyệt tác của tạo hoá nói riêng . Khu
vực có chu vi 2 x 2 km, bao gồm ba kim tự tháp Khufu, Khafraa, khu hầm mộ vua
Mankaura và tượng nhân sư (hình 1). Những kim tự tháp này thuộc về 3 nhà vua
của triều đại thứ 4. Kim tự tháp Khufu được hoàn thành vào khoảng năm 2560
trước công nguyên. Đôi khi, Đại kim tự tháp thường được gọi chung là “Khufu”,
theo tên của vua chứ không phải của người xây dựng nên nó. Hiện nay còn tồn tại
gần 70 kim tự tháp lớn, nhưng lớn nhất và có lẽ được đánh giá cao nhất Đại Kim tự
tháp ở Giza và là đại diện duy nhất của kỳ quan thế giới cổ còn tồn tại. ( theo John
A.R. Legon,http://www.legon.demon.co.uk/ .
Merriam



giác và các mặt hình tam giác với đỉnh chung. Riêng với Đại kim tự tháp, mặt
nền là hình vuông với cạnh gốc là 230.362 mét và hiện nay đo được là 227 met bị
bào mòn bởi thời gian. Điểm hội tụ của bốn tam giác được gọi là đỉnh Kim tự tháp.
Chiều cao từ đáy tới đỉnh ban đầu là 146,65 m, được đánh giấu bởi một cột sắt
thẳng đứng trên đỉnh, nhưng giờ chỉ cao 137 met.
Có khoảng 2,5 triêu khối đá hình thành nên Kim tự tháp. Con số này dao động
khá lớn do sự bào mòn qua các năm làm mất đi lớp đá bao bọc ngoài cùng. Trung
bình mỗi khối đá nặng khoảng 3 tấn, tuy nhiên có một số khối đá nặng 15 tấn.
Khối trung bình là một khối hình lập phương. Có khoảng 209 lớp, tất nhiên là với
Đại kim tự tháp. Nhiêu nhà nghiên cứu về kim tự tháp nhận thấy rằng càng lên cao
( từ mặt đất lên) thì khối đá có xu hướng nhỏ đi vì thế những khối đá to hơn sẽ ở
gần đáy. Vì vậy thật dễ để nhận ra rằng chiều cao của các khối đá phía dưới sẽ lớn
hơn ở phía trên.
Theo góc nhìn kiến trúc: Nhìn bao quát từ thung lũng sông Nin, ba kim tự tháp
Giza đứng sừng sững trên cao nguyên núi đá, du khách sẽ thật ngac nhiên khi
khung cảnh bị bao trùm không phải là sự không lồ của Đại kim tự tháp mà là của
kim tự tháp thứ hai. Măc dù đại kim tự tháp được coi như xây dựng trước tiên, nó
không nắm ở khu đất cao nhất cũng như ở vị trí trung tâm, thay vào đó nó lại nằm
ở khu thấp gần vách đá phía Bắc. Vị trí này đòi hỏi con đường đắp cao đến ngôi
đền phía Đông hay là bên kia thung lũng phải được gia cố bởi hàng loạt các dốc
thoải hướng theo vách đá, với độ cao gần 100 feet. Nếu những người xây dựng Đại
kim tự tháp có quyền sử dụng toàn bộ cao nguyên này tại sao họ lại không chon đặt
một vị trí đẹp hơn ở trung tâm hay là của kim tự tháp thứ 2-nơi sở hữu con đường
nghiêng tự nhiên.
Trong khi khu vực được lựa chọn cho kim tự tháp thứ hai có lợi thế cao hơn Đại
kim tự tháp khoảng 30 feet, thật lạ là khu đất cao hơn và bằng phẳng hơn ở phía
Tây Bắc không được lựa chọn. Thay vào đó kim tự tháp lại được xây dựng trên bề
mặt đá cứng hướng xuống dưới về phía Đông Nam vì thế bề măt này phải được san
bằng nhân tạo bằng cách cắt đi một dốc đứng dọc phía Băc và phía Tây, trong khi
một mặt phẳng đá cự thạch được xây dựng để hỗ trợ cho góc phía Đông Nam.
Tương tự như thế với kim tự tháp thứ ba, góc Đông Bắc và ngôi đền ở phía
đông cũng cần được nâng đỡ, nơi mà khối đá tự nhiên bị bào mòn bởi một cấu trúc
bên dưới cao tới 15 feet. Tai sao khi thực hiện công việc như thế lại không chọn
môt khu đất bằng phẳng hơn ở phía Tây? Nhũng chi tiết này mở chỉ ra rằng có
nhân tố quan trọng hơn sự cân nhắc về kiến trúc hoặc xây dựng đã quyết định tới vị
trí của 3 kim tự tháp. Một chỉ dẫn khác được đưa ra bởi sự sắp xếp đều đặn của 3
kim tự tháp trên cao nguyên (hình 2 ). Thứ nhất, các mặt đáy hình vuông được căn
thẳng với bốn hướng, Đại kim tự tháp và thứ hai có hướng như nhau trong vòng 2
phút của hình cung. Thứ 2 ba kim tự tháp nằm dọc một đường chéo từ Đông Bắc
đến Tây Nam để cho bề mặt của đáy và khoảng cách chia cách chúng, hình thành
chiều liên tục dọc theo những chiều liên tục dọc hai trục, từ Bắc xuống Nam từ
Đông sang Tây. Theo đó chúng ta cơ bản có một sự sắp xếp kích thước rõ ràng,
cho rằng vị trí của ba kim tự tháp được giải thích bởi sự tồn tại của một sơ đồ
ngầm. Làm thê nào kiểm tra được điều đó ?



Vào năm 1880, một nhà thám hiểm người Anh đã đến Ai Cập với dự định
làm một cuộc điều tra chính xác về Đại kim tự tháp. Mục đích của anh ta là hình
thành sự chính xác mặc dù sau đó bác bỏ giả thuyết các kích thước thực tế là một
sự phát hiện diễn đạt theo “Pyramid inch”, tương ứng với đơn vị đo lường của
Anh. Nhà thám hiểm W.M. Flinders Petrie không bằng lòng chỉ giới hạn sự chú ý
của mình tới Đại kim tự tháp mà còn mở rộng


luật chơi và cách chơi!
1. Nét chính của cuộc thi
Robo-Pharaohs Build Pyramids (robot Pharaohs xây dựng các kim tự
tháp) là chủ đề chính của cuộc thi. Ý tưởng của cuộc thi dựa theo . Mục đích là xây
các phần của 3 kim tự tháp theo thứ tự. Các đội thi đấu cần phải chính xác, nhanh
và có tính hợp tác. Các đội phải tôn trọng yêu cầu chính là ko sử dụng các chất kết
dính giữa các khối đá. Đội chiến thắng đc gọi là “Robo-Pharaoh” là đội thành công
trong việc xây các phần đc giao của 3 kim tự tháp trước tiên. Trong 3 phút, đội
xanh và đội đỏ thi đấu để bắt chước xây dựng 1 trong 7 kỳ quan của thế giới. :X

2. Sân thi đấu và các thông số kỹ thuật
2.1: Sân thi đấu đc biểu diễn trong hình 3 (hình thứ 3 trong số 12 hình) đc đính
kèm phía dưới.
2.2: Sân thi đấu gồm 2 khu vực tự động và 1 khu vực bằng tay và 3 kim tự tháp
(Khufu, Khafraa và Mankaura). Khu vực tự động #1 là vùng xung quanh kim tự
tháp Khafraa, và Khu vực tự động #2 là vùng xung quanh kim tự tháp Mankaura.
2.3: Hình dạng và kích thước của sân thi đấu đc biểu diễn ở hình 4. 1 tường rào
gỗ cao 100mm và rộng 30mm bao xung quanh khu vực tự động #1 và #2. Tuy
nhiên, độ rộng của tường rào ký hiệu F và G là 140mm.
2.4: Vạch trắng đc vẽ trên sang thi đấu. Các vạch trắng này cách nhau 500mm, độ
rộng là 50mm.
2.5: Khu vực tự động
2.5.1. Khu vực tự động đc chia thành 2 vùng tách rời. Mỗi vùng lại đc chia
thành 2 phần, 1 cho đội đỏ, và 1 cho đội xanh. 1 tường rào gỗ, (cao 100mm
và rộng 30mm) phân tách 2 phần này.
2.5.2. Khu vực tự động (vùng 1 : kim tự tháp Khufu và Khafraa) gồm 4
Start Zones (chỗ khởi động) và 2 Stock Zones(chỗ chứa quà) cho các robot
SBA1/2) cho đội xanh.
2.5.3. Khu vực tự động(vùng 2 : kim tự tháp Mankaura) gồm 2 Start Zones
(chỗ khởi động) và 2 Stock Zones(chỗ chứa quà) cho các robot tự động, đc
đặt tên là (RA3, SRA3) cho đội đỏ và (BA3, SBA3) cho đội xanh. Mỗi đội
đc tự do quyết định cách sắp xếp các khối đá trong chỗ chứa quà. ^^
2.5.4. Start Zones
2.5.4.1. Kích thước của chỗ khởi động đc biểu diễn trên hình 4.
2.5.4.2. Bề mặt khu khởi động là màu đỏ cho đội đỏ và màu xanh cho
đội xanh.
2.5.4.3. Bề mặt sàn của khu khởi động đc tính là 1 phần của khu vực
tự động.
2.5.5. Stock Zones
2.5.5.1. Kích thước của chỗ chứa quà đc biểu diễn trên hình 4.
2.5.5.2. Bề mặt chỗ chứa quà là màu đỏ cho đội đỏ và màu xanh cho
đội xanh.
2.5.5.3. Bề mặt sàn của chỗ chứa quà đc tính là 1 phần của khu vực tự
động.
2.5.5.4. The stock zones has respectively for each team:Chỗ chứa quà
cho mỗi đội
• (7+2 = 9) khối đá cho Khafraa
• (1+1 =2) khối đá cho Mankaura
• 1đỉnh + 1 = 2) khối đá Golden trên đỉnh cho mỗi kim tự tháp
2.5.5.5. Mỗi đội tự quyết định cách sắp xếp các khối đá trong chỗ
chứa quà khi các đội đặt các khối đá lên các robot.
2.5.6. Màu sắc khu vực tự động : màu xanh lá cây, với các vạch trắng rộng
50mm
2.6. Khu vực bằng tay
2.6.1. Mặt sàn có màu RGB (255,192,192) (màu phớt đỏ) cho đội đỏ và màu
RGB (192,192, 255) (màu phớt xanh) cho đội xanh ^^
2.6.2. Start Zones Khu khởi động
2.6.2.1. Kích thước của chỗ khởi động đc biểu diễn trên hình 4.
2.6.2.2. Bề mặt khu khởi động là màu đỏ cho đội đỏ và màu xanh cho
đội xanh.
2.6.3. Stock Zones
2.6.3.1. Có 2 khu chứa quà cho robot bằng tay cho mỗi đội
2.6.3.2. Mỗi khu chứa quà có (7+2 =9) khối đá, và (1+1 = 2 đỉnh)

3. Đặc tính kỹ thuật của 3 kim tự tháp và chân đế của chúng
Hình 5biểu diễn đầy đủ xây dựng 3 kim tự tháp : Khufu , Khafraa và Mankaura.
Màu sác của tất cả các khối đá là RGB(255,210,110) (màu hơi xám vàng). Mặt
trước và sau của các khối đá có màu xanh cho đội xanh và màu đỏ cho đội đỏ.
Phiến đá trên đỉnh có màu RGB (192,192,0) (màu vang đậm). Phần đế đc biểu
diễn ở hình 6(a,b,c). Ở giữa của tất cả các mặt cua cả 3 chân đế , có 1 dải nhỏ dày
50mm với màu RGB(186,91,6) cố định (màu nâu).
3.1. Kim tự tháp Khufu
3.1.1. Kim tự tháp này gồm : 1 đế, 3 lớp ở giữa và 1 đỉnh
3.1.2. Nó có 10 khối đá đã đc gắn trước ở lớp thứ 1
3.1.3. Có 3 khối đá đã đc gắn trước ở lớp thứ 2. (hình 7)
3.1.4. Có 2 khối đá đã đc gắn trước ở lớp thứ 3. (hình 7)
3.1.5. Mỗi đội đc sử dụng 1 robot bằng tay để đặt:
 3 khối đá ở lớp thứ 1
 3 khối đá ở lớp thứ 2.
 1 khối đá ở lớp thứ 3
 Khối đá trên đỉnh
3.2. Kim tự tháp Khafraa.
3.2.1. Kim tự tháp này gồm : 1 đế, 3 lớp ở giữa và 1 đỉnh
3.2.2. Nó có 10 khối đá đã đc gắn trước ở lớp thứ 1
3.2.3. Có 3 khối đá đã đc gắn trước ở lớp thứ 2. (hình 7)
3.2.4. Có 2 khối đá đã đc gắn trước ở lớp thứ 3. (hình 7)
3.2.5. Mỗi đội đc sử dụng 2 robot bằng tay (A1, A2) để đặt:
 3 khối đá ở lớp thứ 1
 3 khối đá ở lớp thứ 2.
 1 khối đá ở lớp thứ 3
 Khối đá trên đỉnh
3.3. Kim tự tháp Mankaura
3.2.1. Kim tự tháp này gồm : 1 đế, 1 lớp ở giữa và 1 đỉnh (hình 6c)
3.2.2. Nó có 2 khối đá đã đc gắn trước
3.2.3. Mỗi đội đc sử dụng 1 robot bằng tay (A3) để đặt:
 1 khối đá ở lớp thứ giữa
 Khối đá trên đỉnh
3.4. Khu vực mỗi đội đc cho phép di chuyển đc phân cáh bởi 1 tường rào
dày 30mm đi qua các kim tự tháp. Mỗi đội ko đc phép vượt qua tường
rào và xâm nhập vào vùng của đối phương bao gồm vùng không gian
bên trên, ngoại trừ việc đặt khối đá trên đỉnh.
3.5. Khái quát về sân thi đấu của kim tự tháp Giza đc biểu diễn trên hình 8.

4. Đặc tính kỹ thuật của các khối đá của kim tự tháp
4.1. Ban tổ chức sẽ cung cấo các mẫu của các khối đá. Các thông số kỹ
thuật đc biểu diễn trên hình 9 với màu RGB(255,210,110) (màu vàng
nhạt)
4.2. Các thanh đặc dẫn hướng có đường kính 18mm đc cố định trên chân
đế ( hình 6) với độ cao trung bình (300mm, 600mm, 900mm). Các
khối đá đc lắp đặt qua các lỗ ở các thanh này. ^^
4.3. Ban tổ chức sẽ cố định trục của khối đá trên đỉnh, trên đỉnh của các
khối đá đc đặt trước. Các thông số đc cho ở hình 10. Tấm đáy của mối
nối dẫn hướng (dày 2mm) có thể làm bằng thép, và có thể đc hàn hoặc
gắn vào các khối đá cố định.
4.4. Ban tổ chức sẽ chuẩn bị các khối đá xây dựng cần thiết để các robot
sử dụng, với các đặc tính kỹ thuật ở hình 11.
4.5. Khối đá trên đỉnh đc cung cấp bởi ban tổ chức.
4.6. Mọi khối đá giống nhau về kích thước và khối lượng.
4.7. Các khối đá đc làm bằng bọt polystyrene. Mỗi khối đá nặng 750g.
Ban tổ chức sẽ cung cấp 1 mẫu của khối đá.

5. Tiến trình của cuộc thi
5.1. Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút.
5.2. Mỗi trận thi đấu đc chia thành 3 pha.
5.3. Mỗi robot bằng tay có thể đặt trước nhiều nhất là 4 khối đá (trước khi
trận đấu bắt đầu).
5.4. Mỗi robot tự động có thể đặt bao nhiêu khối đá cũng đc (trước khi
trận đấu bắt đầu).
5.5. Mỗi pha đc dành để xây 1 kim tự tháp.
5.6. Chỉ 1 rôbot bằng tay đc sử dụng.
5.7. Số robot tự động có thể từ 1 đến 3 robot
5.8. Pha đầu tiên là xây dựng các phần của Khufu, đc thực hiện bởi robot
bằng tay.
Pha thứ 2 là xây dựng kim tự tháp Khafraa, bởi 1hoặc 2 robot tự động.
Pha thứ 3 là xây dựng kim tự tháp Mankaura bởi 1 robot tự động.
Bảng dưới đây là 3 pha, và thời gian cho phép.


5.9. Mỗi pha sẽ kết thúc trong các trường hợp sau:
5.9.1. Một đội đặt khối đá trên đỉnh sau khi xây dựng xong các lớp
phía dưới. Trong trường hợp này, đội còn lại sẽ ngừng các
nhiệm vụ của pha đó. 2 đội chuyển sang pha tiếp theo với thời
gian còn lại đc thêm vào cho pha tiếp theo.
5.9.2. Khoảng thời gian của các pha trôi qua sẽ đc thông báo bằng 1
tiếng beep.
5.9.3. Nếu 1 pha kết thúc sớm hơn thời gian cho phép, trọng tài sẽ
phất cờ, và 1 tiếng beep đặc biệt sẽ cho biết là kết thúc pha
này.
5.9.4. Pha tiếp theo sẽ đc bắt đầu bằng 1 tiếng beep thông thường
(5.9.2)
5.9.5. Với robot bằng tay: khi 1 đội hoàn thành 1 lớp, trọng tài sẽ cho
phép đội đó tiếp tục xấy lớp tiếp theo bằng cách phất cờ. Nếu
ko thì ko đc phép xây dựng lớp tiếp theo.
5.10. Tiếng beep cảnh báo kết thúc 1 pha, và bắt đầu pha tiếp theo.
5.11. Một kim tự tháp phải đc xây dựng từng lớp một. Ko cho phép đặt 1
khối đá của lớp trên trước khi đặt tất cả các khối đá của lớp dưới vào
đúng vị trí của nó. Với kim tự tháp Khufu, trọng tài sẽ phân xử bằng
việc phất cờ. Với 2 kim tự tháp còn lại, điểm của mỗi đội sẽ đc tính
khi kết thúc trận đấu.
5.12. Đặt robot.
5.12.1. 2 phút chuẩn bị trước khi bắt đầu mỗi trận đấu. Bao gồm
việc đặt trước các khối đá lên robot, và sắp xếp các khối đá ở
khu chứa quà.
5.12.2. 3 thành viên của mỗi đội sẽ đc sắp xếp robot.
5.12.3. 1 đội chưa hoàn thành việc sắp xếp robot trong 2 phút, có
thể tiếp tục việc sắp xếp khi trận đấu bắt đầu.
5.13. Trong trân đấu
5.13.1. 1 thành viên trong đội có trách nhiệm khởi động và điều
khiển robot bằng tay.
5.13.2. Người điều khiển robot bằng tay sẽ đc di chuyển tự do
trong khu vực bằng tay với 1 tay điều khiển trong khi xây dựng
Khufu.
5.13.3. Người điều khiển robot bằng tay phải rời khỏi sàn thi đấu
sau khi tắt, và để robot bằng tay ở bất cứ đâu trên khu vực
bằng tay.
5.13.4. Nếu 2 robot tự động đc dung (cho việc xây dựng
Khafraa), chúng sẽ đc khởi động trong lúc, hoặc sau khi bắt
đầu tính thời gian xây dựng kim tự tháp thứ 2.
5.13.5. Nếu 2 robot tự động đc sử dụng, chúng phải đc tắt nguồn
ngay sau khi có tiếng beep kết thúc.
5.13.6. Sau khi khởi động robot, thành viên trong đội phải rời
khỏi sân ngay lập tức.
5.13.7. Robot tự động xây dựng kim tự tháp Mankauraa, có thể
đc khởi động bằng tay, hoặc tự động.
5.14. Vị trí chính xác của các khổi đá ở các lớp khác nhau sẽ đc trọng tài
phán xử dựa trên:
 Sai số cho phép lớn nhất là 25mm.
 Vượt quá sai số trên thì khối đá sẽ ko đc tính điểm.
 Vượt quá sai số của khối đá trên đỉnh, thì chỉ đc tính 50% điểm
cho khối đá đó.

6. Khởi động lại robot
6.1. Trong trường hợp robot tự động lạc đuờng, có thể bắt đầu lại (retry)
với sự cho phép của trọng tài.
6.2. Các thành viên trong đội đc cho phép di chuyển robot đến khu vực
khởi động trong khi chuẩn bị cho Retry.
6.3. Ko cho phép đặt lên robot tự động bất cứ khối đá mới nào.
6.4. Trong thời gian Retry, các thành viên sẽ bật khởi động robot. Sau khi
khởi động, các thành viên trong đội phải rời khỏi sân thi đấu ngay lập
tức.
6.5. Có thể retry nhiều lần nếu cần thiết.
6.6. Các chiến thuật bị cấm sử dụng khi retry.

7. Quyết định người chiến thắng
7.1. Đội nào đặt đc cả 3 khối đá trên đỉnh của 3 kim tự tháp với vị trí chính
xác đầu tiên sẽ là người chiến thắng. Kết thúc cuộc thi ngay lập tức
khi các khổi đá đc đặt đúng vị trí, trong khoảng sai số cho phép.
Người chiến thắng đc gọi là Robo-Pharaoh. (hình 12)
7.2. Nếu ko có đội nào đặt đc cả 3 khối đá trên đỉnh trong 3 phút thi đấu,
người chiến thắng sẽ là người ghi đc nhiều điểm hơn, dựa theo:
7.2.1. Kim tự tháp Khufu (22 điểm):
 1 điểm cho 1 khối đá ở lớp thứ 1
 2 điểm cho 1 khối đá ở lớp thứ 2
 3 điểm cho 1 khối đá ở lớp thứ 3
 10 điểm cho khối đá trên đỉnh (Golden top block)
7.2.2. Kim tự tháp Khafraa (44 điểm):
 2 điểm cho 1 khối đá ở lớp thứ 1
 4 điểm cho 1 khối đá ở lớp thứ 2
 6 điểm cho 1 khối đá ở lớp thứ 3
 20 điểm cho khối đá trên đỉnh (Golden top block)
7.2.3. Kim tự tháp Mankaura: (12 điểm)
 2 điểm cho khối đá lớp giữa
 10 điểm cho khối đá trên đỉnh
7.3. Kết quả trận đấu đc thông báo khi kết thúc 3 phút thi đấu như sau:
 Tổng số điểm đạt đc của mỗi đội sẽ đc thông báo sau khi trừ đi
các lỗi vi phạm.
 Đội giành đc “ Robo-Pharaoh” sẽ đc thêm 30 điểm, và có số
điểm tối đa là 108 điểm.
 Đội chiến thắng là đội có điểm cao hơn.

8. Thiết kế và chế tạo robot (các điều kiện và chú ý)
8.1. Mỗi đội đc sử dụng 1 robot bằng tay và 1 đến 3 robot tự động.
8.2. Các robot ko đc chia nhỏ ra.
8.3. Sự hợp tác giữa các robot tự động đc cho phép.
8.4. Các robot sử dụng trong cuộc thi phải đc làm bởi các sinh viên của
trường đại học.
8.5. Robot tự động:
8.5.1. Robot tự động phải di chuyển một cách tự động, khi nó đc khởi
động trong 1 pha thi đấu
8.5.2. Lúc bắt đầu trận đấu, ở khu vực khởi động, kích thước của
robot tự động(bao gồm cả các khối đá đc đặt trước) ko đc vượt
quá 1m(dài) x 1m(rộng) x 1.5 m (cao). Ko có giới hạn nào sau
khi bắt đầu cuộc thi.
8.6. Robot bằng tay:
8.6.1. Robot bằng tayphải đc điều khiển bằng dây cáp kết nối hoặc
bằng điều khiển từ xa, sử dụng sóng hồng ngoại, các tia ko
nhìn thấy hoặc sóng âm. Sóng ko dây radio ko đc cho phép.
Người điều khiển ko đc phép cưỡi lên robot bằng tay.
8.6.2. Trong trường hợp dùng cáp kết nối, cáp kết nối từ robot bằng
tay đến tay điều khiển phải dài ít nhất 1m và ko đc dài quá 3m.
Cáp phải đc kết nối vvới robot ở độ cao ko đc nhỏ hơn 1m tính
từ sàn thi đấu.
8.6.3. Các kích thước của robot bằng tay ko đc vượt quá 1m(dài) x
1m(rộng) x 1,5m (cao) ở khu vực khởi động. Robot có thể có
khả năng vươn cánh tay và các bộ phận khác trong khoảng giới
hạn bằng 1 đuờng tròn có đường kính 2m , nhìn từ trên xuống.
8.7. Khối lượng của robot: Tổng khối luợng vcủa tất cả các robot trong đội
và các thiết bị đc sử dụng trong toàn cuộc thi, bao gồm nguồn,dây cáp,
tay điều khiển, và các thiết bị khác, ko đc vượt quá 50kg. Pin thay thế
cùng loại, cùng khối lượng và điện áp giống như pin ban đầu, sẽ đc
miễn khỏi luật này.
8.8. Nguồn cho các robot
8.8.1. Mỗi đội phải chuẩn bị nguồn cho các robot
8.8.2. Điện áp của nguồn cho mỗi robot ko đc vượt quá 24DC
8.8.3. Bất cứ nguồn nào cho rằng nguy hiểm hoặc ko thích hợp với
ban tổ chức sẽ ko đc sử dụng.
8.9. Các quy định chi tiết về sự an toàn
8.9.1. Sử dụng các chất hóa học gây nổ, cháy, và nguy hiểm sẽ bị
cấm.
8.9.2. Nếu sử dụng tia laser, nó phải ở mức 2, hoặc thấp hơn. Trong
thiết kế và chuẩn bị tia laser, Đảm bảo an toàn cho tất cả mọi
người trong khu vực khỏi nguy hiểm trong mọi họat động, Đặc
biệt, các tia laser phải cso định hướng, chúng ko đc chiếu vào
mắt của người quan sát.
8.10. Robot tham gia sẽ đc kiểm tra, dựa theo luật này, vào ngày trước khi
thi đấu. Robot sẽ đc kiểm tra lại trước khi bắt đầu trận đấu. Việc vượt
qua cuôc kiểm tralà điều kiện cần thiết cho phép robot tham gia cuộc
thi. Trong trường hợp khác, robot sẽ ko đc tham gia cuộc thi.

9. Cảnh cáo
Nếu có cảnh cáo, 2 điểm sẽ bị trừ cho mỗi cảnh cáo Các trường hợp sau đây
đc coi như là cảnh cáo:
9.1. Việc xây dựng có chủ ý tấm trên đỉnh, ko đc cho phép.
9.2. Bất cứ phần nào của robot cũng như người điều khiển xâm phạm vào
vùng của đối phương hoặc không gian phía trên nó, ngoại trừ khi đặt
khối đá trên đỉnh.
9.3. Robot bằng tay ko đc xâm phạm vào vùng tự động, và không gian
phía trên nó, ngoại trừ khi đặt các khối đá trên kim tự tháp Khufu.
9.4. Các họat động khác mà vi phạm với luật thi, mà ko gây ra việc truất
quyền thi đấu.

10. Truất quyền thi đấu
1 đội bị truất quyền thi đấu nếu vi phạm trong các điều sau trong trận đấu:
10.1. Đội phá hủy hoặc cố phá hủy sân thi đấu, các thiết bị của robot đối
phương.
10.2. Bất cứ robot hoặc người điều khiển vựot qua ranh giới ngoài của sân
thi đấu.
10.3. Đội khởi động ko thành công 2 lần trong 1 trận đấu.
10.4. Đội có các hành động ko fair play.
10.5. Đội ko tuân theo thứ tự xây dựng, và cảnh báo của trọng tài
10.6. 3 cảnh cáo đc tính là truất quyền thi đấu.

11. Tính an toàn của robot
11.1. Tất cả các robot phải đc thiết kế và chế tạo để ko gây nguy hiểm tới
bất cứ người nào trên khu vực.
11.2. Tất cả các robot phải đc thiết kế và chế tạo để ko gây ra các hư hỏng
cho bất cứ robot nào của đối phương, hoặc sân thi đấu.

12. Đội thi đấu
12.1. Mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia đc cử 1 đội, Ai cập, nước
chủ nhà, có thể cử 2 đội.
12.2. 1 đội gồm 3 sinh viên chưa tốt nghiệp, và 1 chỉ đạo viên, tất cả đều
thuộc cùng 1 trường đại học.
12.3. Thêm nữa,1 nhóm dự bị gồm 3 người có thể điều chỉnh robot ở bên
trong phòng chuẩn bị, và giúp mang các robot ra sân thi đấu, nhưng
ko đc tham gia trong trận đấu. Các thành viên dự bị phải chưa tốt
nghiệp và là cùng thuộc 1 truờng đại học với đội chính.
12.4. Sự tham gia của các sinh viên đã tốt nghiệp thì ko đc phép.

13. Những điều khác
13.1. Tính hợp pháp của bất cứ hành động nào ko đc cung cấp trong luật sẽ
đc thảo luận bởi các trọng tài.
13.2. Các kích thước và khối lượng của sân thi đấu, trang thiết bị, và các vật
dụng khác đc mô tả trong lụật thi, có sai số lớn nhất +- 5%.
13.3. Mọi câu hỏi đc gửi tới trang web chính thức của ABU Asia Pacific
Robot Contest 2010 Cairo http://www.roboconegypt2010.com . FQA
sẽ đc cung cấp trên trang web này.
13.4. Sự thêm, hay đính chính luật sẽ đc cung cấp trên trang web.
13.5. Các trọng tài có thể yêu cầu giải thích thêm về các tiêu chuẩn an toàn
khi tính anh toan của 1 robot bị vi phạm
13.6. liên lạc bằng sóng radio với các thiết bị liên lạc hoặc loa, giữa các
thành viên trong đội, hoặc 1 nhóm thứ 3 nào trong suốt trận đấu là ko
đc phép.

PS: Bản dịch này chưa hoàn chỉnh
 

otohui

Tài xế O-H
dân ôtô mình có được tham gia không các bác ! năm ngoái hình như khoa mình có đội quân của thầy nguyện dẫn đi ! nhưng thất bại ... hy vọng năm nay gặt hái được :D
 

autovn

Tài xế O-H
Sao anh em ô tô mình không ai quan tâm đến chủ đề này nhỉ ! Thấy khoa động lực các trường khác cũng tham gia tích cực lắm mà !
 
C

congcv

Khách
một đội robocon là tập hợp của rất nhiều thành viên ở mổi lỉnh vực khác mhau .thì tại sao anh em động lực mình không thể tham gia chử ?
Ước j trong tương lai gần mình được tham gia robocon thì còn j bằng .
Đó la cả một vấn đề lớn chứ nhĩ :d
 

autovn

Tài xế O-H
anh em trường mình khi nào thì bắt đầu lấp đội tuyển vậy? ai bít trả lời giùm ô tô có tham gia không?
 

lovekill89

Bảo Vệ Diễn Đàn Haui1010
oto-hui cũng tham gia đi
biết đâu ae mình đc gặp nhau
oto-haui mấy năm nay đều tham gia cả
nhưng chưa 1 lần vượt qua vòng khu vuẹc miền Bắc
năm nay cố lên nhé hui & haui
 

otohui

Tài xế O-H
công nghiệp hà nội năm ngaói rớt đài cả hui cũng rớt đài năm nay hy vọng cố gắng chắc miình phải thành lập club robocon thôi
 

ductrongonline

Tài xế O-H
năm nay khoa chưa phat động robocon. mình robo năm ngoái - mấy bạn o2 cũng đang thắc mắc . Và năm nay nếu kgoa không phát động thật thì mình nghĩ chúng ta tự lập nhóm cùng tham gia - có gì liên lạc với mình 01688118115 .THỜI GIAN KHÔNG CÒN NHIỀU THẾ NÊN NHANH CHÂN NHA
 

baytronggio89

<img src="http://oto-hui.com/diendan/images/editor
các em cứ yên tâm . khoa sẽ tổ chức sân choi cho chúng ta .trên cơ sơ tự nguyện Tuy nhiên ngay từ bây giờ bạn nào có hứng thú thì liên hệ với tôi : vũ văn điệu . ĐT : 01234315678 .tại văn phòng khoa CNDL để ghi danh Vào đội . chúc các em thành công !

thầy ơi em kiến thức và sự suy tư của em có hạn hơn nữa em học trung cấp thui ko bit thầy có cho em nhập hội ko ;rất mong nhận được câu trả lời của thầy
 

heococanh

Tài xế O-H
trường DHCN tphcm phong trào robocon mạnh lắm nhưng các anh em động lực biết sao không ?
ROBOCON = LÒNG ĐAM MÊ + CƠ KHÍ + ĐIỆN + ĐIỆN TỬ + LẬP TRÌNH + TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI .
vậy khoa động lực có gì trong những thứ tôi nói trên ? tôi không xoi móc các bạn đâu .
Nhưng những năm tháng chúng tôi thức đêm làm không ai hiểu cho và khi thất bại thì bị nói này nói kia . Nhưng chúng tôi vẩn làm ,tại sao ?

vì lòng đam mê công nghệ tự động , đam mê nhưng con ro bôt mà chính xác hơn là những chiếc xe .
Ah quên nói cho các ban biết tôi là ai ! Tôi là cựu thành viên của robocon dh công nghiệp tphcm năm 2006,2007,2008, va dã từng giúp đỡ điện ,điện tử hoàn thiện robot 2009. năm 2009 thầy Nguyện làm một mình trơ trọi ,mạc dù đội có 3 hoặc 4 người .


hãy liên lạc với thầy Nguyện ngay đi nếu các bạn là dân ô tô .

các bạn hãy đặt câu hỏi nếu các bạn muốn biết về robocon . tôi sẽ trả lời cho các ban.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên