Trao đổi về van điều áp trong Hệ thống phun xăng điện tử

Phạm Vỵ
Bình luận: 35Lượt xem: 20,876

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Một số bạn có hỏi về van điều áp ở ống chia xăng trong hệ thống phun xăng điện tử là từ van điều áp có một đường ống nối tới họng hút của động cơ (xem đường số 3 hình 1), vậy tác dụng của ống này là để làm gì? Tôi xin trả lời trên diễn đàn để nhiều người cùng được tham khảo.

Hình 1
Trước hết van điều áp nói chung có chức duy trì áp suất xăng trong ống chia là không đổi. Tùy theo loại động cơ, đời xe mà áp suất này có giá trị trong khoảng từ 2,9 đến 3,5 KG/cm2. Nhằm bảo đảm lượng xăng phun ra khi ECU điều khiển mở kim phun. Tuy nhiên nếu thông số áp suất xăng trong ống chia mà được duy trì ở một giá trị cố định không thay đổi thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần mà chưa đủ. Điều này được lý giải như sau:
Chúng ta biết rằng lượng xăng phun ra ở kim phun phụ thuộc và 3 yếu tố chính:
- Tổng diện tích lỗ kim phun;
- Độ chênh lệch áp suất xăng phía đầu vào và đầu ra của kim phun;
- Thời gian mở kim phun.
Trong đó tổng diện tích lỗ kim phun là không đổi, nó phụ thuộc vào loại kim phun cụ thể. Thời gian mở kim phun do ECU quyết định dựa trên các thông tin đầu vào do các cảm biến cung cấp. Còn độ chênh áp thì sao? Độ chênh áp này phụ thuộc vào áp suất đầu vào của kim phun chính là áp suất xăng ống chia và áp suất đầu ra của kim phun chính là áp suất đường ống hút của động cơ. Trong đó áp suất hút động cơ là một đại lương thay đổi tùy thuộc vào chế độ làm việc của động cơ và thay đổi theo đường số 1 ở hình 2.

Hình 2
Nếu áp suất đầu ra này thay đổi mà áp suất đầu vào không đổi thì độ chênh áp bị thay đổi làm ảnh hưởng đến lượng xăng phun ra. Để khắc phục tình trạng này, ở bộ điều áp trong khoang chứa lò xo, có một ống nối thông với họng hút động cơ nhằm điều chỉnh áp suất xăng trong ống chia thay đổi theo quy luật như đường số 2 ở hình 2. Từ kết quả này thì luôn bảo đảm độ chênh áp đặt vào kim phun là không đổi (A+B) nên không làm ảnh hưởng đến lượng xăng phun ra.
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác? thấy có đường ống xăng đi lên thôi, cũng chẳng có ống hồi...chẳng có buồng dập dao động luôn? Bác giải thích giúp em với?
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác? thấy có đường ống xăng đi lên thôi, cũng chẳng có ống hồi...chẳng có buồng dập dao động luôn? Bác giải thích giúp em với?
Đúng là ở một số xe đời thấp, thì có sử dụng loại van điều áp không có đường thông từ khoang chứa lò xo về ống hút. Như vậy ở loại này áp suất xăng ống chia được duy trì không đổi. Với kết cấu này là chưa hoàn thiện và lượng xăng phun ra còn chịu ảnh hưởng của áp suất hút thay đổi.


Còn bộ giảm dao động áp suất xăng (Hình vẽ) đưa vào với mục đích san phẳng nhấp nhô, ổn định áp suất xăng cũng nhằm mục tiêu cuối cùng là điều khiển chính xác lượng xăng phun ra. Ở một số xe không có bộ phận này thì nó phải chịu nhược điểm do áp suất xăng không ổn định gây ra.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác? thấy có đường ống xăng đi lên thôi, cũng chẳng có ống hồi...chẳng có buồng dập dao động luôn? Bác giải thích giúp em với?

Xin lỗi bạn nguyentuan-me! tôi đọc chưa kỹ câu hỏi của bạn. Tôi tưởng bạn thắc mắc về loại van điều áp không có đường nối tới họng hút nên đã giải thích như trên. Sau khi đọc lại bài của bạn mới biết bạn thắc mắc là "em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác". Vấn đề này được trả lời như sau. Van điều áp ở xe nào cũng có, chỉ có điều là nó bố trí ở đâu mà thôi. Có một số xe van điều áp được bố trí cạnh bơm xăng và nằm luôn trong bình nên bạn không nhìn thấy. Bạn xem hình vẽ dưới đây sẽ rõ.

 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
Xin lỗi bạn nguyentuan-me! tôi đọc chưa kỹ câu hỏi của bạn. Tôi tưởng bạn thắc mắc về loại van điều áp không có đường nối tới họng hút nên đã giải thích như trên. Sau khi đọc lại bài của bạn mới biết bạn thắc mắc là "em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác". Vấn đề này được trả lời như sau. Van điều áp ở xe nào cũng có, chỉ có điều là nó bố trí ở đâu mà thôi. Có một số xe van điều áp được bố trí cạnh bơm xăng và nằm luôn trong bình nên bạn không nhìn thất. Bạn xem hình vẽ dưới đây sẽ rõ.

Dạ không, van điều áp thì em không nói làm gì rồi. Thực sự là em quan sát một số xe hiện đại thí dụ như focus hoặc toyota đời mới sau này thì em không thấy nó có van điều áp, do đó thì cũng không có đường nối với cổ hút động cơ. Ý em là nếu như không có van điều áp cũng như không có đường nối với cổ hút thì vấn đề chênh lệch áp suất giữa đầu và cuối kim phun sẽ được giải quyết như thế nào ạ. Mong anh chỉ vẽ giúp em với, em mới đi học nghề mà nhiều cái thấy khác lý thuyết học ở trường quá!
 

ls600hybryd

Tài xế O-H
Dạ không, van điều áp thì em không nói làm gì rồi. Thực sự là em quan sát một số xe hiện đại thí dụ như focus hoặc toyota đời mới sau này thì em không thấy nó có van điều áp, do đó thì cũng không có đường nối với cổ hút động cơ. Ý em là nếu như không có van điều áp cũng như không có đường nối với cổ hút thì vấn đề chênh lệch áp suất giữa đầu và cuối kim phun sẽ được giải quyết như thế nào ạ. Mong anh chỉ vẽ giúp em với, em mới đi học nghề mà nhiều cái thấy khác lý thuyết học ở trường quá!



Đối với các xe đời mới không có đường chân không vào van điều áp thì ECU sẽ tính toán lượng phun nhiên liệu theo tín hiệu của cảm biến map hoặc cảm biến lưu lượng MAF để đảm bảo lượng nhiên liệu phun thích hợp trong từng chế độ làm việc của động cơ
 

nguyenquynh2809

Tài xế O-H
vấn đề của bạn bác phamvy tra lời qua rõ rồi mà. môt số xe đời mới hiện nay van điều áp được đặt trong thùng nhiên liệu luôn, vì vậy chỉ có một đường ống nhiêu liệu lên mà thồi. quá trình thay đổi áp suất nhiên liệu được điều chỉnh ngay trong bộ điều áp trong thùng nhiêu liệu luôn. thông qua cảm biến áp suất nhiên liêu, chế độ vận hành của động cơ. bác đọc cho kỹ rồi hãy nói tiếp nha. vì nếu bác nói như vậy thì phải chứng minh bằng hình ảnh nữa chứ. nếu đúng có xe nào không cần có bộ điều áp thì phải có hình ảnh minh họa để anh em còn mở mang tầm mắt nữa chứ.
 

minhtam2235

Tài xế O-H
Bác nào có thể giải thích nguyên lý hoạt động của loại bộ điều áp đặt ở thùng xăng không ạ, em vẫn chưa hiểu rõ nguyên lý hoạt động của nó.
Em còn thắc mắc là như bộ điều áp mà đặt ngoài thùng xăng có nối với ống chân không để đảm bảo độ chênh áp đặt vào kim phun là không đổi, còn loại đặt trong thùng xăng thì không nối ống chân không, vì vậy sự thay đổi của độ chân không sẽ do cảm biến áp suất chân không báo về hộp ECU để điều khiển lượng phun sao cho phù hợp, như vậy điểm mấu chốt của loại đặt trong thùng xăng là đã có cảm biến áp suất chân không nhận biết độ chân không sau cánh bướm ga, vậy thì tại sao người ta lại đặt thêm bộ điều áp ở trong thùng xăng nhằm mục đích gì ?
 

boyhaiphong_86

Tài xế O-H
Bác nào có thể giải thích nguyên lý hoạt động của loại bộ điều áp đặt ở thùng xăng không ạ, em vẫn chưa hiểu rõ nguyên lý hoạt động của nó.
Em còn thắc mắc là như bộ điều áp mà đặt ngoài thùng xăng có nối với ống chân không để đảm bảo độ chênh áp đặt vào kim phun là không đổi, còn loại đặt trong thùng xăng thì không nối ống chân không, vì vậy sự thay đổi của độ chân không sẽ do cảm biến áp suất chân không báo về hộp ECU để điều khiển lượng phun sao cho phù hợp, như vậy điểm mấu chốt của loại đặt trong thùng xăng là đã có cảm biến áp suất chân không nhận biết độ chân không sau cánh bướm ga, vậy thì tại sao người ta lại đặt thêm bộ điều áp ở trong thùng xăng nhằm mục đích gì ?

cái van điều áp trong thùng xăng nó có cấu tạo cũng đơn giản bạn ah.cái quyết định chính đến sự làm việc của nó có lẽ là ở cái lò xo...về nguyên tắc trên tất cả các xe sử dụng hệ thống phun xăng đều bát buộc phải có van điều áp (em đọc bài có cụ cố cãi có xe không có van mà thấy buồn quá).như thầy Phamvi đã nói,mục đích của van điều áp là duy trì áp suất xăng trong ống phân phối xăng luôn ở 1 giá trị không đổi.còn về nguyên lý thì khi sản suất mỗi loại xe được đặt 1 giá trị áp suất bơm xăng nhất định,cái này rất quan trọng bởi vì nó còn liên quan đến việc tính toán để sản xuất kim phun và đặt chế độ phun trong hộp điều khiển.nhiệm vụ này sẽ do van điều áp duy trì.khi áp suất bơm xăng lên cao dến áp quy định thì áp suất đó sẽ thắng sức căng của lò xo trong van và mở đường xăng hồi về thùng,áp suất càng lớn thì độ mở của van càng lớn và ngươic lại.tất nhiên chắc bạn lại nghĩ cùng là 1 bơm xăng,1 dòng điện tại sao có lúc áp cao,có lúc áp lại thấp? cái này phụ thuộc vào chất lượng của bơm và phụ thuộc vào tốc độ hoạy động của động cơ.ở chế độ garangti,lượng xăng phun vào xi lanh ít nên áp suất xăng sẽ cao,van mở lớn ,còn khi ga càng cao lượng xăng được phun vào động cơ nhiều thì áp trong giàn sẽ giảm,van mở nhỏ.khi van điều áp này hỏng ở chế độ mở thì áp suất xăng trong ống sẽ quá thấp,còn van hơng ở chế độ kẹt không mở thì bơm xăng sẽ bị hỏng do hoạt động quá tải...có loại còn trang bị thêm 1 cái dù nhỏ ngay trên ống phân phối xăng nữa,mục đích cũng là chống sự chênh lệch áp suất tức thời giữa các kim phun khi đang cùng hoạt động.nguyên lý cũng rất đơn giản,cái dù đó chỉ có 1màng như màng caosu,khi áp cao sẽ đẩy màng đó phồng lên,khi kim phun nào đó hoạt động,áp ttrong ống sẽ giảm tức thời.khi đó màng cao su này sẽ bị nén xuốnglàm giảm thể tích trong ống làm tăng áp tức thời trong dàn phân phối xăng.chính vì vậy có bạn nhìn ttrên giàn phân phối có khi không có cái van nào,có khi lại thấy đến 2 cái gần giống như nhau ấy.
theo công nghệ cải tiến thì đa số các xe hiện đại ngày nay trang bị van điều áp nằm dưới thùng xăng,về nguyên lý thì nó vẫn duy trì áp xăng như vậy,còn về mặt cấu tạo thì loại này sẽ chỉ có 1 đường xăng lên,giảm được 1 ống và độ an toàn cao hơn do giảm được nguy cơ cháy nổ do ống xăng này gây ra.còn những nhược điểm do không có sự so sánh với chân không trong cổ hút thì có lẽ nó đã được lập trình rồi.
hôm nay em ngồi rồi nên ôn lại kiến thức lý thuyết 1 tí,các bác có đọc thì đừng chém em nha.ôn lại cho nhớ thôi,và chắc cũng có dôi chút lợi ích cho các bạn sinh viên. nếu có gì chưa đúng thì các bác cứ góp ý nhiệt tình để em thay đổi tư duy nhé
 

auto_anhdung

Tài xế O-H
Như e thấy thì có xe van điều áp ở trong lọc xăng còn có xe nằm gần dàn chia nhiên liệu, nhưng các bác cho e hỏi là ở dưới bình xăng có 1 đường ống đi đến hộp tụ hơi xăng và nối với 1 cái van rồi nối ngay đằng sau cổ hút mà e thì chưa rõ cái van này nó làm việc ra sao?vì khi e ngắt điện vào van mà nó vẫn hoạt động bình thường.
 

boyhaiphong_86

Tài xế O-H
Như e thấy thì có xe van điều áp ở trong lọc xăng còn có xe nằm gần dàn chia nhiên liệu, nhưng các bác cho e hỏi là ở dưới bình xăng có 1 đường ống đi đến hộp tụ hơi xăng và nối với 1 cái van rồi nối ngay đằng sau cổ hút mà e thì chưa rõ cái van này nó làm việc ra sao?vì khi e ngắt điện vào van mà nó vẫn hoạt động bình thường.
cai đó là hệ thống thu hồi hơi xăng bác anhdung ah.dơn giản thế này nhé: hệ thống bình xăng là hệ thống kín ( do xăng dễ bay hơi ),và nó có áp suất luôn thay đổi.ví dụ khi ta bơm đầy bình xăng,rồi đóng kín nắp bình lại.khi xe chạy làm lượng xăng cứ cạn dần,khi đó sẽ tạo ra áp chân không ở trong bình do không được thông với bên ngoài mà.còn ví dụ trời lạnh áp suất bình xăng bình thường,đến lúc trời nóng xăng sẽ bay hơi nhiều hơn,áp trong bình sẽ cao lên...mà nếu cho thông bình xăng với môi trường bên ngoài thì hơi xăng bay hơi ra không khí rất độc hại. hệ thống thu hồi hơi xăng EVAP sẽ có nhiêm vụ giải quyết vấn đề đó,và đưa hơi xăng vào cổ hút của động cơ...ở nước ngoài rất nghiêm về chỉ số ô nhiễm môi trường nên vấn đề này làm rất khắt khe,bác làm con KIA MORNING nhập khẩu ấy,ngoài EVAP ra ngay trên nắp bơm xăng có 1 con cảm biến "ngửi xăng" (em hay gọi thế),chỉ cần khi tháo nắp bơm xăng ra và nắp vào không kín là nó cũng báo check roài....
em chém tí ví dụ cơ bản thui,bác vào tìm hệ thông thu hồi hơi xăng EVAP thì rõ hơn nhé
 

bungati2012

Tài xế O-H
em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác? thấy có đường ống xăng đi lên thôi, cũng chẳng có ống hồi...chẳng có buồng dập dao động luôn? Bác giải thích giúp em với?

cụ tháo lọc xăng xe ô tô du lịch bao giờ chưa vậy.
1 số loại không nằm trên giàn kim phun đâu,các loại xe bây giờ trên giàn kim phun sử dụng van điều áp dùng lực hút chân không.
còn loaj của thầy phamvy nói cụ muốn xem thì tháo cái lọc xăng của xe toyoota vios chẳng hạn,là nhìn rất rõ nó lằm ngay phía dưới cùng và thòi cái đầu ra.
nguyên lý chung thì không bao giờ thay đổi cụ ạ.
 

bungati2012

Tài xế O-H
cai đó là hệ thống thu hồi hơi xăng bác anhdung ah.dơn giản thế này nhé: hệ thống bình xăng là hệ thống kín ( do xăng dễ bay hơi ),và nó có áp suất luôn thay đổi.ví dụ khi ta bơm đầy bình xăng,rồi đóng kín nắp bình lại.khi xe chạy làm lượng xăng cứ cạn dần,khi đó sẽ tạo ra áp chân không ở trong bình do không được thông với bên ngoài mà.còn ví dụ trời lạnh áp suất bình xăng bình thường,đến lúc trời nóng xăng sẽ bay hơi nhiều hơn,áp trong bình sẽ cao lên...mà nếu cho thông bình xăng với môi trường bên ngoài thì hơi xăng bay hơi ra không khí rất độc hại. hệ thống thu hồi hơi xăng EVAP sẽ có nhiêm vụ giải quyết vấn đề đó,và đưa hơi xăng vào cổ hút của động cơ...ở nước ngoài rất nghiêm về chỉ số ô nhiễm môi trường nên vấn đề này làm rất khắt khe,bác làm con KIA MORNING nhập khẩu ấy,ngoài EVAP ra ngay trên nắp bơm xăng có 1 con cảm biến "ngửi xăng" (em hay gọi thế),chỉ cần khi tháo nắp bơm xăng ra và nắp vào không kín là nó cũng báo check roài....
em chém tí ví dụ cơ bản thui,bác vào tìm hệ thông thu hồi hơi xăng EVAP thì rõ hơn nhé

con cảm biến ấy theo em nó là cảm biến áp suất trong bình xăng cụ ạ.
nếu cảm biến này có vấn đề thì lỗi hiện lên là p0450,p0451,p0452,p0453
còn nếu hở lắp cổ và lắp bình xăng như cụ nói thì nó báo lỗi là p0440
em dự là như thế ko bít có đugns không.
 

kien51ot

Tài xế O-H
Các bác ơi, em có thắc mắc, trên dòng xe toyota vios, hệ thống thu hồi hơi xăng, em ko thấy có bộ lọc than hoạt hoạt tính như của thằng toyota innova, vậy thì hệ thống này hoạt động sao ạ
 

viettrung1

Tài xế O-H
Xin lỗi bạn nguyentuan-me! tôi đọc chưa kỹ câu hỏi của bạn. Tôi tưởng bạn thắc mắc về loại van điều áp không có đường nối tới họng hút nên đã giải thích như trên. Sau khi đọc lại bài của bạn mới biết bạn thắc mắc là "em thấy có xe đâu có van điều áp đâu bác". Vấn đề này được trả lời như sau. Van điều áp ở xe nào cũng có, chỉ có điều là nó bố trí ở đâu mà thôi. Có một số xe van điều áp được bố trí cạnh bơm xăng và nằm luôn trong bình nên bạn không nhìn thấy. Bạn xem hình vẽ dưới đây sẽ rõ.

xin chào tất cả các thành viên trong cộng đồng OTO HUI dạo trên diễn đàn mãi không biết cách để vào gặp các bác loay hoay mãi thì em cũng vào được,vì cái chủ đề mà mà các bác bàn luận nó giống bệnh của xe em mà đang phải bó tay mấy tháng nay,thời gian gần đây xe em cứ phải đề 2 lần mới nổ nếu đang chạy bình thường dừng xe tắt máy trong vòng 10 phút thì khởi động 1 cái là nổ ngay,nhưng sau 10 phút trở lên thì cứ phải 2 lần nghi lọc xăng sử dụng lâu kém em đã thay cụm lọc xăng chính hãng nhưng vẫn không được em tham khảo thì nhiều người bảo do tụt áp bơm xăng em mượn một cái bơm mới lắp vào nhưng cũng không cải thiện được tình hình,em quyết định hạ bình xăng tháo cả cụm lọc xăng +đường ống từ thanh nhiên liệu trở xuống lắp vào đồng hồ đo áp suất em bơm lên gần 3kg/cm2 thì van áp suất xả em khóa lại ở số 2,8 chờ xem thì thấy bong bóng cứ ra từ từ khoảng 3 giờ sau thì còn khoảng 0,5 vậy bác phạm vỵ và các bác tư vấn giúp em hiện tượng như thế có phải là nguyên nhân gây bệnh khó nổ cho xe không?vì em cứ áy náy mãi là cứ sáng mai máy nguội thì em lại đề một cái là nổ ngay nhưng có hiện tương thiếu xăng,vả lại em nghĩ dù có tụt áp như thế thì khi bật chìa khóa nó cũng bơm lại rồi nhưng tại sao vẫn khó nổ,em đang bó tay các bác có kinh nghiệm trải qua rồi giúp em với nhé xe là daihatsu terios 1.3 liên doanh.
 

phongphu

Tài xế O-H
Bị tụt áp xăng bác ác. Bác giải quyết xì bọt là ok. Nếu ko sáng bác chịu khó bật khoá điện on / off vài lần là đủ xăng hà
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên