Bố trí phanh trên xe ô tô.

L
Bình luận: 15Lượt xem: 2,029

Mr.Pono

Pờ Nờ
1/ Tại sao lại phải bố trí nhiều hơn 1 tổng phanh trên xe ô tô???
2/ Tại sao phanh bánh sau phải làm việc trước???
Mời các Cụ vào chém gió cho sôi động nhé!

Chủ đề này lẽ ra mấy "Bác" SV năm 3 năm 4 phải chiến ngay chứ nhỉ. Sao chưa thấy "Nhấn Chuông" vậy ? :))

Để các "Già" chiến là ko ổn đâu nhé :))
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Lúc sáng mình vào đây rồi, mà không dám múa rìu qua mắt thợ. Nay bác "Dươngpn" đã nói vậy... thì. Mình xin chém phát đầu tiên.:cp:cp
1/ Tại sao lại phải bố trí nhiều hơn 1 tổng phanh trên xe ô tô???
Phải bố trí nhiều hơn một tổng phanh để đề phòng bất trắc xảy ra (hỏng một tổng phanh nào đó) thì hệ thống phanh vẫn có thể làm việc. Do đó vẫn đảm bảo an toàn cho người lái xe.
2/ Tại sao phanh bánh sau phải làm việc trước???
Phanh sau phải làm việc trước để khăc phục quán tính toàn xe. Đảm bảo cho xe vẫn chạy ổn định trên đường trong quá trình phanh. Để không xảy xa trường hợp trượt, mất lái...
Mời các bạn chém tiếp, góp ý thêm cho mình nhá. Trân trọng.
 
Lúc sáng mình vào đây rồi, mà không dám múa rìu qua mắt thợ. Nay bác "Dươngpn" đã nói vậy... thì. Mình xin chém phát đầu tiên.:cp:cp



Mời các bạn chém tiếp, góp ý thêm cho mình nhá. Trân trọng.

Hãy xem như bạn đang thi vấn đáp. Giám khảo là người hỏi xoáy thì đáp phải xoay chứ! Câu hỏi mình đưa ra bao giờ cũng cần người trả lời tìm hiểu sâu về kiến thức đấy!
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Xin lỗi bác, chiều nay mình có tiết kiểm tra đột xuất nên không thể đáp cho xoay được. Giờ mình xin tiếp tục. Bác thông cảm nhá. Sinh viên mà:cp:cp

- Bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước.
.Điều này thể hiện ở chổ lò điểu khiển cụm phanh sau có độ cứng lớn hơn lò xo điều khiển cụm phanh trước. Mục đích để tạo ra lực phanh lớn hơn ở phía sau, khắc phục chuyển động quán tính lớn của phần sau xe.

- Xe tải nếu bị tụt dốc, khi đạp phanh sẽ dễ bị lật.
Xe tải có hệ số phân bố tải trọng về phía sau nhiều hơn. Khi bị tuột dốc (đầu xe quay lên dốc), thực hiện phanh xe thì sự phân bố tải trọng về phía sau càng tăng lên, lúc đó bánh xe trước có xu hướng tách khỏi mặt đường. Dẫn đến lật xe.
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
1/ Tại sao lại phải bố trí nhiều hơn 1 tổng phanh trên xe ô tô???
-Điều này còn cũng đồng suy nghĩ với cụ born-@ : Phải bố trí nhiều hơn 1 tổng phanh để đảm sự an toàn khi có trục trặc sảy ra với 1 tổng phanh..tổng phanh còn lại vẫn có thể làm việc..tránh mất phanh hoàn toàn (cực kỳ nguy hiểm)
Thường các xe đời mới được bố trí 2 hệ thống phanh thủy lực song song.



2/ Tại sao phanh bánh sau phải làm việc trước???
-Đối với các ô tô bây giờ,thường (chứ ko phải là tất cả) là cấu trước dẫn hướng và cầu sau chủ động.
Nếu khi phanh mà cầu trước được phanh trước : -Không đảm bảo an toàn về tính điều khiển, rất dễ mất lái .
Vì bánh trước được phanh trước,nên sẽ dừng lại trước. bánh sau vẫn chưa dừng lại hẳn ..như vậy sẽ có 1 lực từ phía sau, đẩy xe về phía trước..nhưng bánh trước đã dừng lại hẳn..nên ô tô rất dễ bị lật từ phía sau ra phía trước.
Còn nếu bánh sau mà phanh trước, bánh sau dừng lại trước.nó sẽ như một điểm ghì, dù bánh trước có vẫn chuyển động khi bánh sau đã dừng hẳn thỳ cũng ko có khả năng làm lật xe được.


- Xe tải nếu bị tụt dốc, khi đạp phanh sẽ dễ bị lật.
Điều này được giải thích ở vì sao lại phanh cầu sau trước. khi xe tải tụt dốc,ở đây là hướng chuyển động ngược chiều giả định ban đầu,vì vậy khi phanh,bánh sau sẽ bị phanh trước..sẽ dừng lại trước, trong khi tải trọng của xe sẽ đẩy làm cho bánh trước vẫn chuyển động,sẽ có lực tác dụng từ cầu trước -> cầu sau : nó sẽ dễ bị lật...
Điều này cũng lý giải, vì sao xe máy hay xe đạp : khi xuống dốc,bóp phanh trước hay bị ...



Các cụ chém tiếp ạ..
 
Hai bạn sinh viên mới đưa ra được nhận định chứ chưa khẳng định được đáp án của câu hỏi. Đối với người làm kỹ thuật, cần phải sử dụng các công thức toán học, vật lý học...kết hợp với những hình vẽ trực quan, sinh động; những suy luận logic thì kết quả mới có tính thuyết phục cao. Nên tiếp tục phát huy nhé!
Gợi ý: Nên đề cập đến các yếu tố sau một cách sắc nét hơn:
- Trọng lượng xe, trọng tâm xe.
- Điểm lật.
- Mô men lật, mô men chống lật của xe.
- Lực quán tính.
- Lực ma sát.
...
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Gợi ý: Trả lời đúng câu hỏi 2 sẽ lý giải được :
- Bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước.

Hoan nghênh bạn Lê Thị Thanh Thủy đã đưa ra chủ đề này để mọi người trao đổi. Tuy nhiên đây là những vấn đề hết sức nhậy cảm, muốn trả lời đúng và chính xác cần có cơ sở lý luận khoa học. Những vấn đề khác tôi chưa bàn đến, nhưng vấn đề bạn nêu: "Bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước" là không chính xác đâu. Lực phanh được thiết kế sao cho để tận dụng hết lực bám nhưng không lớn hơn lực bám ở từng cầu xe, bánh xe. Nó phụ thuộc vào trọng lượng phân bố lên cầu xe khi phanh. Ở xe du lịch khi phanh trọng lượng phân bố lên cầu trước thường lớn hơn ở cầu sau nên lực phanh ở cầu trước được thiết kế lơn hơn ở cầu sau. (Các bạn chịu khó quan sát cơ cấu phanh ở cầu trước và cầu sau sẽ rõ).
 
Hoan nghênh bạn Lê Thị Thanh Thủy đã đưa ra chủ đề này để mọi người trao đổi. Tuy nhiên đây là những vấn đề hết sức nhậy cảm, muốn trả lời đúng và chính xác cần có cơ sở lý luận khoa học. Những vấn đề khác tôi chưa bàn đến, nhưng vấn đề bạn nêu: "Bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước" là không chính xác đâu. Lực phanh được thiết kế sao cho để tận dụng hết lực bám nhưng không lớn hơn lực bám ở từng cầu xe, bánh xe. Nó phụ thuộc vào trọng lượng phân bố lên cầu xe khi phanh. Ở xe du lịch khi phanh trọng lượng phân bố lên cầu trước thường lớn hơn ở cầu sau nên lực phanh ở cầu trước được thiết kế lơn hơn ở cầu sau. (Các bạn chịu khó quan sát cơ cấu phanh ở cầu trước và cầu sau sẽ rõ).

Cảm ơn Thầy Phạm Vỵ đã góp ý! Tôi xin tiếp thu và chỉnh sửa.
Chính xác hơn phải là : Phần lớn các xe (xe con, xe khách, xe tải, đầu kéo, ...kể cả máy công trình) bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước.
 

phongphanle

Tài xế O-H
gợi ý: trả lời đúng câu hỏi 2 sẽ lý giải được :
- bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước.
- xe tải nếu bị tụt dốc, khi đạp phanh sẽ dễ bị lật.

xin góp ý với bạn:
Không phải bao giờ lực phanh ở bánh sau lớn hơn lực phanh ở tránh trước đâu nhé, nếu tải trọng đặt ở bánh sau lớn hơn nhiều tải trọng ở bánh trước thì lực phanh ở bánh sau sẽ lớn hơn như xe tải chẳng hạn. Còn trong phần lớn các xe con (có tải trọng của cầu trước và cầu sau bằng nhau hoặc cầu sau lớn hơn 1 chút) thì lực phanh ở cầu trước lớn hơn khá nhiều lực phanh ở bánh sau đấy.
Còn ý thứ 2 của bạn, chuyện xe lật (mà lật thế nào nhỉ: Theo mình nghĩ thì lật ngang phải không? Hay là lậtvề phía trước hay phía sau?) chuyện lật ngang thì chẳng liên quan đến sự phanh mà chỉ liên quan nhiều đến quỹ đạo chuyển động của xe thôi bạn ạ (mà cụ thể là bán kính quay vòng cùng với tốc độ chuyển động ngoài ra nếu đường nghiêng thì ảnh hưởng khá nhiều)
 

huyha2

Tài xế O-H
Hoan nghênh bạn Lê Thị Thanh Thủy đã đưa ra chủ đề này để mọi người trao đổi. Tuy nhiên đây là những vấn đề hết sức nhậy cảm, muốn trả lời đúng và chính xác cần có cơ sở lý luận khoa học. Những vấn đề khác tôi chưa bàn đến, nhưng vấn đề bạn nêu: "Bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước" là không chính xác đâu. Lực phanh được thiết kế sao cho để tận dụng hết lực bám nhưng không lớn hơn lực bám ở từng cầu xe, bánh xe. Nó phụ thuộc vào trọng lượng phân bố lên cầu xe khi phanh. Ở xe du lịch khi phanh trọng lượng phân bố lên cầu trước thường lớn hơn ở cầu sau nên lực phanh ở cầu trước được thiết kế lơn hơn ở cầu sau. (Các bạn chịu khó quan sát cơ cấu phanh ở cầu trước và cầu sau sẽ rõ).

em like câu trả lời này=d>
 

huyha2

Tài xế O-H
Cảm ơn Thầy Phạm Vỵ đã góp ý! Tôi xin tiếp thu và chỉnh sửa.
Chính xác hơn phải là : Phần lớn các xe (xe con, xe khách, xe tải, đầu kéo, ...kể cả máy công trình) bố trí lực phanh bánh sau lớn hơn lực phanh bánh trước.

em ko nghĩ là phần lớn xe con cũng thế đâu, ở xe con vấn đề cầu trước hay sau bắt đầu phanh trước thì em ko rõ (thầy giáo thì nó phanh cùng lúc nhưng trên các diễn đàn thì nhiều ý kiến quá) nhưng còn lực phanh ở cầu nào lớn hơn thì em nghĩ là hầu hết là lực phanh ở cầu trước lớn hơn cầu sau vì hiện nay đa số xe con thiết kế theo kiểu FF lên tải trọng phân bố lên cầu trước đa số là lớn hơn cầu sau + thêm tải trọng dồn về phía cầu trước khi phanh => lực phanh ở cầu trước phải lơn hơn
 
xin góp ý với bạn:
Không phải bao giờ lực phanh ở bánh sau lớn hơn lực phanh ở tránh trước đâu nhé, nếu tải trọng đặt ở bánh sau lớn hơn nhiều tải trọng ở bánh trước thì lực phanh ở bánh sau sẽ lớn hơn như xe tải chẳng hạn. Còn trong phần lớn các xe con (có tải trọng của cầu trước và cầu sau bằng nhau hoặc cầu sau lớn hơn 1 chút) thì lực phanh ở cầu trước lớn hơn khá nhiều lực phanh ở bánh sau đấy.
Còn ý thứ 2 của bạn, chuyện xe lật (mà lật thế nào nhỉ: Theo mình nghĩ thì lật ngang phải không? Hay là lậtvề phía trước hay phía sau?) chuyện lật ngang thì chẳng liên quan đến sự phanh mà chỉ liên quan nhiều đến quỹ đạo chuyển động của xe thôi bạn ạ (mà cụ thể là bán kính quay vòng cùng với tốc độ chuyển động ngoài ra nếu đường nghiêng thì ảnh hưởng khá nhiều)

Bạn cứ chất đầy hàng vào xe tải, đi lùi xuống dốc rồi phanh là sẽ rõ ngay!
 

chingnguyen

Tài xế O-H
phải bố trí nhiều hơn một tổng phanh để đảm bảo an toàn tối thiểu khi có trục trặc xảy ra trong hệ thống (it nhất còn đi được đến xưởng sửa chữa)
cầu sau phải khởi tác dụng trước để xe ổn định hướng khi phanh. trên thực tế trên nhiều xe đầu kéo, mặc dù không được phép nhưng nhiều người đã tìm cách vô hiệu hóa hệ thống phanh của máy kéo, chỉ để lại phanh của rơ-mooc vì họ sợ bị gập xe khi phanh gấp.
bởi vì cầu sau khởi tác dụng trước nên khi xe bị tụt dốc mà đạp phanh xe dễ bị lật.(hoặc xuay ngang hoặc bốc đầu). để hạn chế trường hợp này người ta bố trí chiều dài má phanh phía trước dài hơn má phanh phía sau(có thể hai guốc phanh vẫn dài như nhau) để giảm lực phanh cường hóa khi phanh theo hướng lùi. nghĩa là lực phanh theo hướng tiến thường lớn hơn hướng lùi.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên