Nguyên lý gây rung của trống lu lu rung Komatsu JV100.

M
Bình luận: 16Lượt xem: 14,247

Minh Thanh

Tài xế O-H
Làm phiền các cụ, cháu xin phép trình bày luôn ạ:
Chả là đợt vừa rồi thực tập tốt nghiệp cháu có được tìm hiểu về con lu rung Komatsu JV100. Chắc các cụ cũng biết thực tập của sinh viên bọn cháu chỉ là theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa chứ không được trực tiếp bổ máy ra để xem các bộ phận bên trong. Vì thế cháu cũng đã tham khảo trong Shop Manual của nó và đã vẽ vào báo cáo cái hình này:



Vì trong Shop Manual trình bày khá sơ sài nên cháu cũng chỉ nêu được nguyên lý gây rung của trống lu là do mô tơ gây rung (11) làm quay đồng thời trục lệch tâm (3)con nặng lệch tâm (16) nên lực quay đó tạo ra lực ly tâm gây ra lực rung. Thầy giáo cháu xem và có dặn là cố gắng tìm hiểu kỹ hơn nhưng do tài liệu chỉ ghi có thế nên vẫn còn nhiều chỗ cháu chưa hiểu:
- Mô tơ gây rung (11) dẫn động con nặng lệch tâm (16)trục lệch tâm (3) như thế nào?
- Tác dụng của ổ đỡ gây rung (2)?
- Cái này hơi ngoài lề nhưng cháu không hiểu cái mô tơ di chuyển trống lu (1) nó làm quay trống lu như thế nào?

Một vài thắc mắc của cháu như thế! Kính mong các cụ chỉ dạy. Tiện đây các cụ cho cháu hỏi ở khu vực Hà Nội có chỗ nào hay sửa máy công trình để cháu có thể qua trực tiếp học hỏi với ạ! Cháu cảm ơn các cụ đã quan tâm! :9:
 

congphong86

Tài xế O-H
Làm phiền các cụ, cháu xin phép trình bày luôn ạ:
Chả là đợt vừa rồi thực tập tốt nghiệp cháu có được tìm hiểu về con lu rung Komatsu JV100. Chắc các cụ cũng biết thực tập của sinh viên bọn cháu chỉ là theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa chứ không được trực tiếp bổ máy ra để xem các bộ phận bên trong. Vì thế cháu cũng đã tham khảo trong Shop Manual của nó và đã vẽ vào báo cáo cái hình này:



Vì trong Shop Manual trình bày khá sơ sài nên cháu cũng chỉ nêu được nguyên lý gây rung của trống lu là do mô tơ gây rung (11) làm quay đồng thời trục lệch tâm (3)con nặng lệch tâm (16) nên lực quay đó tạo ra lực ly tâm gây ra lực rung. Thầy giáo cháu xem và có dặn là cố gắng tìm hiểu kỹ hơn nhưng do tài liệu chỉ ghi có thế nên vẫn còn nhiều chỗ cháu chưa hiểu:
- Mô tơ gây rung (11) dẫn động con nặng lệch tâm (16)trục lệch tâm (3) như thế nào?
- Tác dụng của ổ đỡ gây rung (2)?
- Cái này hơi ngoài lề nhưng cháu không hiểu cái mô tơ di chuyển trống lu (1) nó làm quay trống lu như thế nào?

Một vài thắc mắc của cháu như thế! Kính mong các cụ chỉ dạy. Tiện đây các cụ cho cháu hỏi ở khu vực Hà Nội có chỗ nào hay sửa máy công trình để cháu có thể qua trực tiếp học hỏi với ạ! Cháu cảm ơn các cụ đã quan tâm! :9:

-Tác dụng của ổ đỡ gây rung
Thứ nhất đó là dạng bi côn có tác dụng là không cho dịch chuyển hướng trục nếu mà xê dịch hướng trục thì khi rung nó sẽ bị lệch sang một bên đấy ạ
Thứ hai thì cụ cứ ngâm thêm công dụng của bi côn nữa nhé
- Cái mô tơ di chuyển nó làm quay cái trống lu thì nhà cháu lại không nhớ ạ
nếu cụ ở hà nội thì lên bãi máy hiếu mai ở gần cầu mai lĩnh mà xem ạ
 

bomva

Tài xế O-H


Vì trong Shop Manual trình bày khá sơ sài nên cháu cũng chỉ nêu được nguyên lý gây rung của trống lu là do mô tơ gây rung (11) làm quay đồng thời trục lệch tâm (3)con nặng lệch tâm (16) nên lực quay đó tạo ra lực ly tâm gây ra lực rung. Thầy giáo cháu xem và có dặn là cố gắng tìm hiểu kỹ hơn nhưng do tài liệu chỉ ghi có thế nên vẫn còn nhiều chỗ cháu chưa hiểu:
- Mô tơ gây rung (11) dẫn động con nặng lệch tâm (16)trục lệch tâm (3) như thế nào?
- Tác dụng của ổ đỡ gây rung (2)?
- Cái này hơi ngoài lề nhưng cháu không hiểu cái mô tơ di chuyển trống lu (1) nó làm quay trống lu như thế nào?

Một vài thắc mắc của cháu như thế! Kính mong các cụ chỉ dạy. Tiện đây các cụ cho cháu hỏi ở khu vực Hà Nội có chỗ nào hay sửa máy công trình để cháu có thể qua trực tiếp học hỏi với ạ! Cháu cảm ơn các cụ đã quan tâm! :9:
theo ý của nhà cháu thì....
-moto rung dẫn đọng trục lệch tâm 3 băng căn luya 8.trên trục lệch tâm 3 họ có gắn thêm hai qua nặng(hai quả nặng này có thể đóng vào hoặc mở ra tùy theo chiều quay của môto)để khi moto quay trái và quay phải thì sẽ tạo ra tần số rung khác nhau.quay trái thì lệch tâm nhiều tần số rung ít và ngược lại(rung thô và rung mịn)
-ổ bi đỡ 2 đỡ trục rung và thường họ lắp bi chao
-moto 1 làm quay tang trống lu thông qua cao su giảm chấn 17
 

Minh Thanh

Tài xế O-H
-Tác dụng của ổ đỡ gây rung
Thứ nhất đó là dạng bi côn có tác dụng là không cho dịch chuyển hướng trục nếu mà xê dịch hướng trục thì khi rung nó sẽ bị lệch sang một bên đấy ạ
Thứ hai thì cụ cứ ngâm thêm công dụng của bi côn nữa nhé
- Cái mô tơ di chuyển nó làm quay cái trống lu thì nhà cháu lại không nhớ ạ
nếu cụ ở hà nội thì lên bãi máy hiếu mai ở gần cầu mai lĩnh mà xem ạ

theo ý của nhà cháu thì....
-moto rung dẫn đọng trục lệch tâm 3 băng căn luya 8.trên trục lệch tâm 3 họ có gắn thêm hai qua nặng(hai quả nặng này có thể đóng vào hoặc mở ra tùy theo chiều quay của môto)để khi moto quay trái và quay phải thì sẽ tạo ra tần số rung khác nhau.quay trái thì lệch tâm nhiều tần số rung ít và ngược lại(rung thô và rung mịn)
-ổ bi đỡ 2 đỡ trục rung và thường họ lắp bi chao
-moto 1 làm quay tang trống lu thông qua cao su giảm chấn 17

Cảm ơn các cụ ạ!
- Về nguyên lý gây rung cháu sẽ lên tận bãi máy để được xem cụ thể. Cụ congphong86 có thể cho cháu địa chị cụ thể hoặc số điện thoại của ai đó ở bãi máy để cháu liên lạc được không ạ? Một lần nữa cháu cảm ơn cụ.
- Về cách di chuyển cụ bomva2012 có thể chỉ cho cháu rõ hơn không ạ? Cháu thấy cái mô tơ dẫn động bánh trước (1)cao su giảm chấn (17) đều được gắn cố định vào trống lu. Phải chăng là nó được gắn cố định vào trống lu như một khối cố định sau đó dẫn động bằng trục màu đỏ (hình dưới) ra ngoài?
 

bomva

Tài xế O-H
cụ thông cảm cái paint nhà cháu nó nhập nhèm lắm nên ko vẽ được
moto dẫn động 1 trong đó nó được tích hợp đầy đủ cả moto di chuyển và hộp bánh răng giảm tốc cũng như bi đỡ cả một bên tang trống rồi.nó chuyền lực qua vỏ của moto 1.vỏ moto 1 được gắn cố định vào đĩa có hàng cao su giảm chấn 17 (hàng cao su giảm chấn có tác dụng giảm giật và chuyền lực từ moto sang bên tang trống lu)
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Cảm ơn các cụ ạ!
- Về nguyên lý gây rung cháu sẽ lên tận bãi máy để được xem cụ thể. Cụ congphong86 có thể cho cháu địa chị cụ thể hoặc số điện thoại của ai đó ở bãi máy để cháu liên lạc được không ạ? Một lần nữa cháu cảm ơn cụ.
- Về cách di chuyển cụ bomva2012 có thể chỉ cho cháu rõ hơn không ạ? Cháu thấy cái mô tơ dẫn động bánh trước (1)cao su giảm chấn (17) đều được gắn cố định vào trống lu. Phải chăng là nó được gắn cố định vào trống lu như một khối cố định sau đó dẫn động bằng trục màu đỏ (hình dưới) ra ngoài?

Motor 1 truyền lực từ trục ra -> Hộp giảm tốc hành tinh -> Vỏ hộp giảm tốc -> Đĩa -> Su giảm chấn 17 -> Tang trống (Rulo) cụ ạ. Rung mà, cái 17 hữu ích lắm đấy, nó là một khớp nối mềm có tác dụng giảm chấn và vẫn đảm bảo truyền lực khi tang trống rung.
 
Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó, chú em phải hình dung nó như thế này:
- Trục rung: gồm hai trục nằm ở hai bên, quay trên tang lu nhờ vào 4 vòng bi trụ đỡ chặn hai dãy lòng cầu (hay còn gọi là bi tang trống). Lý do lựa chọn loại bi này: các gối đỡ gia công không cùng một nguyên công nên phải dùng loại bi tự lựa.
Hai nửa này liên kết với nhau nhờ trục 5 có then hoa.
Mỗi trục rung thì lại gồm 1 đối trọng có khối lượng M gắn liền với trục và 1 đối trọng có khối lượng m xoay được khoảng 180 độ so với trục. Nếu hai đối trọng nằm cùng phía, tổng trọng lượng lệch tâm là (M+m), nếu hai đối trọng nằm ngược phía, trọng lượng lệch tâm chỉ còn là (M-m).
Mục đích: +Giảm mômen cản khi khởi động trục rung.
+Có thể thay đổi chế độ rung nhẹ và rung mạnh khi thay đổi chiều quay của trục rung.
- Tang lu: quay trên hai giá đỡ ở hai bên của máy nhờ vào 2 ổ bi ở hai bên, mỗi ổ bi lại bao gồm 2 vòng bi nón. Mỗi giá đỡ gắn lại được trên những cục cao su giảm chấn bắt vào khung máy.
Trên hình vẽ: Cụm chi tiết 1 bao gồm cả mô tơ di chuyển, hộp giảm tốc và ổ bi.

Như vậy: Trục rung quay trên 4 ổ bi gắn trên tang lu nhờ môtơ rung. Tang lu lại được quay trên hai giá đỡ nhờ môtơ di chuyển thông qua hộp giảm tốc.

Cụ bơm vá đã nhầm lẫn: môtơ rung quay trái, quay phải sẽ tạo ra biên độ rung khác nhau. Còn tần số rung phụ thuộc vào tốc độ quay của môtơ và tần số giao động riêng của tang lu đấy ợ!!!

Thế hỏi các Cụ tý nhé: Cần lưu ý nhất cái gì khi tháo lắp toàn bộ cái phần trục rung này ợ???

 

Minh Thanh

Tài xế O-H
Cháu cảm ơn các cụ nhiều. Khi bọn cháu thực tập máy không làm việc nên cháu không xem được nó di chuyển như thế nào, cháu đã hiểu sai nguyên lý truyền động của nó, thì ra cái này là đĩa truyền động ra cao su giảm chấn. Giờ thì cháu đã hiểu được vấn đề. Một lần nữa cháu cảm ơn các cụ ạ! :)
 

chxm

Tài xế O-H
chơi là chuyện nhỏ, học là chuyện lớn . chuyện nhỏ không làm được thì chuyện lớn làm sao được !!!:dl:dl:dl
bạn học ở trường cho hình cắt , và không trực tiếp được tháo lắp lên chưa nắm được thì nay đã có oto hui rồi .nếu chưa rõ , mình nói nhỏ . đến chỗ anh hiếu ở mai lĩnh , xin hỏi gã đồng nát chỉ giáo sẽ được tường mắt liền đó
 

Gadongnat

Tài xế O-H
chơi là chuyện nhỏ, học là chuyện lớn . chuyện nhỏ không làm được thì chuyện lớn làm sao được !!!:dl:dl:dl
bạn học ở trường cho hình cắt , và không trực tiếp được tháo lắp lên chưa nắm được thì nay đã có oto hui rồi .nếu chưa rõ , mình nói nhỏ . đến chỗ anh hiếu ở mai lĩnh , xin hỏi gã đồng nát chỉ giáo sẽ được tường mắt liền đó
Gã là ở Bắc Ninh sao lại dính tới Hiếu Mai - Hà Toi nhỉ
 

Minh Thanh

Tài xế O-H
chơi là chuyện nhỏ, học là chuyện lớn . chuyện nhỏ không làm được thì chuyện lớn làm sao được !!!:dl:dl:dl
bạn học ở trường cho hình cắt , và không trực tiếp được tháo lắp lên chưa nắm được thì nay đã có oto hui rồi .nếu chưa rõ , mình nói nhỏ . đến chỗ anh hiếu ở mai lĩnh , xin hỏi gã đồng nát chỉ giáo sẽ được tường mắt liền đó

Gã là ở Bắc Ninh sao lại dính tới Hiếu Mai - Hà Toi nhỉ

Các cụ cứ đùa cháu. Điều kiện cơ sở vật chất ở mình như thế nào thì các cụ cũng biết rồi đấy. Bọn cháu đâu có gì để thực hành đâu. Đợt này cháu đang được nghỉ làm đồ án nên cũng có một chút thời gian rảnh. Mai, ngày kia cháu sẽ xuống Mai Lĩnh một chuyến. Cụ nào có số điện thoại của anh Hiếu thì cho cháu xin số để đến đó nhận anh nhận em với ạ? :2:
 
Các cụ cứ đùa cháu. Điều kiện cơ sở vật chất ở mình như thế nào thì các cụ cũng biết rồi đấy. Bọn cháu đâu có gì để thực hành đâu. Đợt này cháu đang được nghỉ làm đồ án nên cũng có một chút thời gian rảnh. Mai, ngày kia cháu sẽ xuống Mai Lĩnh một chuyến. Cụ nào có số điện thoại của anh Hiếu thì cho cháu xin số để đến đó nhận anh nhận em với ạ? :2:

Số máy nhà Hiếu Mai: 04.33533.879 - 0913297198 - 0983297.198
ĐC: Cách cầu Mai Lĩnh 50m - Km 17 -Quốc lộ 6A

Kính các Cụ! Điểm cần lưu ý nhất khi lắp cái trục rung này là hai bên đối trọng phải thẳng hàng đấy ợ! Nếu không, một bên nhảy xuôi, bên kia lại nhảy ngược. Trước đây Mụ đã dính một vụ: khi con máy bị gãy trục láp, tháo ra để thay thì lắp lệch, phải nhấc ra làm lại.
 

uchidahd

Tài xế O-H
Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó, chú em phải hình dung nó như thế này:
- Trục rung: gồm hai trục nằm ở hai bên, quay trên tang lu nhờ vào 4 vòng bi trụ đỡ chặn hai dãy lòng cầu (hay còn gọi là bi tang trống). Lý do lựa chọn loại bi này: các gối đỡ gia công không cùng một nguyên công nên phải dùng loại bi tự lựa.
Hai nửa này liên kết với nhau nhờ trục 5 có then hoa.
Mỗi trục rung thì lại gồm 1 đối trọng có khối lượng M gắn liền với trục và 1 đối trọng có khối lượng m xoay được khoảng 180 độ so với trục. Nếu hai đối trọng nằm cùng phía, tổng trọng lượng lệch tâm là (M+m), nếu hai đối trọng nằm ngược phía, trọng lượng lệch tâm chỉ còn là (M-m).
Mục đích: +Giảm mômen cản khi khởi động trục rung.
+Có thể thay đổi chế độ rung nhẹ và rung mạnh khi thay đổi chiều quay của trục rung.
- Tang lu: quay trên hai giá đỡ ở hai bên của máy nhờ vào 2 ổ bi ở hai bên, mỗi ổ bi lại bao gồm 2 vòng bi nón. Mỗi giá đỡ gắn lại được trên những cục cao su giảm chấn bắt vào khung máy.
Trên hình vẽ: Cụm chi tiết 1 bao gồm cả mô tơ di chuyển, hộp giảm tốc và ổ bi.

Như vậy: Trục rung quay trên 4 ổ bi gắn trên tang lu nhờ môtơ rung. Tang lu lại được quay trên hai giá đỡ nhờ môtơ di chuyển thông qua hộp giảm tốc.

Cụ bơm vá đã nhầm lẫn: môtơ rung quay trái, quay phải sẽ tạo ra biên độ rung khác nhau. Còn tần số rung phụ thuộc vào tốc độ quay của môtơ và tần số giao động riêng của tang lu đấy ợ!!!

Thế hỏi các Cụ tý nhé: Cần lưu ý nhất cái gì khi tháo lắp toàn bộ cái phần trục rung này ợ???

theo em chú y ở chỗ hai nửa liên kết với nhau = 5 then hoa
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên