Cốt hay cos trong sửa chữa động cơ được hiểu như thế nào?

G
Bình luận: 6Lượt xem: 6,739

3zoka

Tài xế O-H
Các cặp chi tiết dạng trục-lỗ (xy lanh-piston,trục-ổ đỡ) sau thời gian làm việc sẽ bị mòn(bị mòn côn ,mòn ô van) làm cho cặp chi tiết không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tiếp tục làm việc=>để phục hồi lại thường dùng phương pháp sửa chữa kích thước(dùng các biện pháp tiện,doa, mài...) lấy đi một lượng kim loại của chi tiết để khắc phục sự côn và méo nói trên.Thương thì sẽ ưu tiên chọn các chi tiết chính đắt tiền sẽ được sửa chữa ,chi tiết còn lại sẽ được thay mới.Vì vậy để giảm chi phí tiết kiệm thời gian thì các chi tiết thay thế sẽ được chế tạo hàng loạt theo các kích thước định trước ,các chi tiết sửa chữa cũng theo các kích thước này gọi là các cos sửa chữa(VD khi doa xy lanh lên cos 1 thì sẽ thay quả piston mới cos 1 tương ứng, mài trục lên cos1 thì sẽ thay bạc đỡ cos 1 tương ứng).Hiện nay thường thực hiện 4 cos mỗi một cos tương ứng là 0,25mm(có nghĩa là sau khi lên một cos kích thước của chi tiết sẽ tăng hay giảm đi 0,25mm).Sau khi lên hết 4 cos thì không tiếp tục lên nữa vì lớp kim loại được nhiệt luyện trên bề mặt chi tiết đã hết không đảm bảo.../ điều kiện kỹ thuật để máy vận hành
 

chingnguyen

Tài xế O-H
Các cặp chi tiết dạng trục-lỗ (xy lanh-piston,trục-ổ đỡ) sau thời gian làm việc sẽ bị mòn(bị mòn côn ,mòn ô van) làm cho cặp chi tiết không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tiếp tục làm việc=>để phục hồi lại thường dùng phương pháp sửa chữa kích thước(dùng các biện pháp tiện,doa, mài...) lấy đi một lượng kim loại của chi tiết để khắc phục sự côn và méo nói trên.Thương thì sẽ ưu tiên chọn các chi tiết chính đắt tiền sẽ được sửa chữa ,chi tiết còn lại sẽ được thay mới.Vì vậy để giảm chi phí tiết kiệm thời gian thì các chi tiết thay thế sẽ được chế tạo hàng loạt theo các kích thước định trước ,các chi tiết sửa chữa cũng theo các kích thước này gọi là các cos sửa chữa(VD khi doa xy lanh lên cos 1 thì sẽ thay quả piston mới cos 1 tương ứng, mài trục lên cos1 thì sẽ thay bạc đỡ cos 1 tương ứng).Hiện nay thường thực hiện 4 cos mỗi một cos tương ứng là 0,25mm(có nghĩa là sau khi lên một cos kích thước của chi tiết sẽ tăng hay giảm đi 0,25mm).Sau khi lên hết 4 cos thì không tiếp tục lên nữa vì lớp kim loại được nhiệt luyện trên bề mặt chi tiết đã hết không đảm bảo.../ điều kiện kỹ thuật để máy vận hành
vâng đúng thế
nhưng theo mình thì nên gọi là code. mỗi code thường là 0.25mm, cũng có thể là 0.50mm hoặc 0.1inch tùy nhà sản xuất. thế nên mới gọi là "code"
thậm chí mã có những kiểu lên code rất phức tạp (hay gặp ở máy dt75 hoặc máy ủi T130...của liên xô). mình không nhớ rõ lắm nhưng hình như code đầu tiên thì mài đi 0.25 gọi là H1. sau đó là R1 thì balie mài đi 0.5 còn biên thì mài đi 0.75..đại loại vô cùng rắc rối
 

gato

Tài xế O-H
vâng đúng thế
nhưng theo mình thì nên gọi là code. mỗi code thường là 0.25mm, cũng có thể là 0.50mm hoặc 0.1inch tùy nhà sản xuất. thế nên mới gọi là "code"
thậm chí mã có những kiểu lên code rất phức tạp (hay gặp ở máy dt75 hoặc máy ủi T130...của liên xô). mình không nhớ rõ lắm nhưng hình như code đầu tiên thì mài đi 0.25 gọi là H1. sau đó là R1 thì balie mài đi 0.5 còn biên thì mài đi 0.75..đại loại vô cùng rắc rối

code được chọn phụ thuộc vào đường kính của chi tiết, loại chi tiết
đường kính mà bé hơn 100 thì chọn code 0.25, đường kính xy lanh lớn hơn thì chọn 0.5. trong động cơ diesel là 0.75
với trục khuỷu thì giống nhau 0.5
 

3zoka

Tài xế O-H
vâng đúng thế
nhưng theo mình thì nên gọi là code. mỗi code thường là 0.25mm, cũng có thể là 0.50mm hoặc 0.1inch tùy nhà sản xuất. thế nên mới gọi là "code"
thậm chí mã có những kiểu lên code rất phức tạp (hay gặp ở máy dt75 hoặc máy ủi T130...của liên xô). mình không nhớ rõ lắm nhưng hình như code đầu tiên thì mài đi 0.25 gọi là H1. sau đó là R1 thì balie mài đi 0.5 còn biên thì mài đi 0.75..đại loại vô cùng rắc rối
Cảm ơn cụ đã góp ý, em chỉ muốn nói ngắn gọn nhất về code thôi...đúng như bác nói có rất nhiều kiểu lên code, các tính code nữa nhờ các bác bổ xung tiếp nhé.../
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên