Phanh tay làm việc như thế nào?

B
Bình luận: 3Lượt xem: 1,374

bahoangpham

Tài xế O-H
Không sử dụng thường xuyên khi xe vận hành, hệ thống phanh dừng (phanh tay) ít được quan tâm bảo dưỡng nên thường bị kẹt cứng.
Tài xế sử dụng phanh dừng khi đỗ và không muốn xe trôi tự do. Lúc gần như tất cả các hệ thống ở trạng thái nghỉ ngơi thì phanh dừng làm việc. So với hệ thống phanh chính (phanh chân), phanh dừng chịu tải ít hơn nhưng thời gian làm việc kéo dài vài tiếng, vài ngày ngày, thậm chí cả tháng.
Ở xe con, phanh dừng được coi là hệ thống phanh dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Nó là phương án cuối cùng khi hệ thống phanh chính lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế hệ thống này thiết kế gần như độc lập với phanh chính. Thường bố trí ở bánh sau nên khả năng giảm tốc của phanh dừng rất thấp. Trong một số tính huống làm dụng có thể làm quay xe.
Hệ thống phanh dừng truyền thống điều khiển bằng cần đặt giữa ghế lái và ghế phụ. Cần gắn trên cơ cấu cóc khóa hãm. Ở trạng thái làm việc, cần được kéo lên, lực truyền tới cơ cấu phanh bằng cáp.
Với xe sử dụng phanh tang trống bánh sau, cơ cấu phanh dừng thường kết hợp luôn với cơ cấu phanh phanh chính. Một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào tang trống. Nếu bánh sau dùng cơ cấu phanh đĩa. Cơ cấu phanh dừng có nhiều kiểu hơn, có thể là loại kết hợp tận dụng luôn má và đĩa cơ cấu phanh chính, hoặc có thể là cơ cấu phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh.
Là hệ thống truyền động cơ khí thuần túy, nên rắc rối phổ biến của phanh dừng là kẹt cứng. Theo nhiều thợ sửa xe, phanh kẹt do cáp khô dầu, khớp cơ khí han rỉ vì oxy hóa hoặc lâu ngày phanh không sử dụng, má không bung được, kết quả là bánh bó cứng. Chính vì thiết kế độc lập, nên hệ thống phanh dừng ít được quan tâm bảo dưỡng so với hệ thống khác. Kẹt phanh tay thường xuất hiện trên các xe đời cũ, các chi tiết đã bắt đầu có hiện tượng han rỉ, đặc biệt sau khi đi mưa.
Phanh dừng được xem là đạt yêu cầu khi có đủ khả năng giữ xe trên góc dốc từ 18 - 20 độ. Hiện tượng phanh không ăn đa phần do má bị mòn. Phanh dừng có tải làm việc nhẹ, nên người ta không đặt nặng vấn đề mòn. Điều quan trọng là vẫn còn đủ lớp ma sát cần thiết, còn hiện tượng phanh không ăn có thể khắc phục bằng cơ cấu cóc.
 

Gallardo_Nera

Tài xế O-H
Không sử dụng thường xuyên khi xe vận hành, hệ thống phanh dừng (phanh tay) ít được quan tâm bảo dưỡng nên thường bị kẹt cứng.
Tài xế sử dụng phanh dừng khi đỗ và không muốn xe trôi tự do. Lúc gần như tất cả các hệ thống ở trạng thái nghỉ ngơi thì phanh dừng làm việc. So với hệ thống phanh chính (phanh chân), phanh dừng chịu tải ít hơn nhưng thời gian làm việc kéo dài vài tiếng, vài ngày ngày, thậm chí cả tháng.
Ở xe con, phanh dừng được coi là hệ thống phanh dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Nó là phương án cuối cùng khi hệ thống phanh chính lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế hệ thống này thiết kế gần như độc lập với phanh chính. Thường bố trí ở bánh sau nên khả năng giảm tốc của phanh dừng rất thấp. Trong một số tính huống làm dụng có thể làm quay xe.
Hệ thống phanh dừng truyền thống điều khiển bằng cần đặt giữa ghế lái và ghế phụ. Cần gắn trên cơ cấu cóc khóa hãm. Ở trạng thái làm việc, cần được kéo lên, lực truyền tới cơ cấu phanh bằng cáp.
Với xe sử dụng phanh tang trống bánh sau, cơ cấu phanh dừng thường kết hợp luôn với cơ cấu phanh phanh chính. Một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào tang trống. Nếu bánh sau dùng cơ cấu phanh đĩa. Cơ cấu phanh dừng có nhiều kiểu hơn, có thể là loại kết hợp tận dụng luôn má và đĩa cơ cấu phanh chính, hoặc có thể là cơ cấu phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh.
Là hệ thống truyền động cơ khí thuần túy, nên rắc rối phổ biến của phanh dừng là kẹt cứng. Theo nhiều thợ sửa xe, phanh kẹt do cáp khô dầu, khớp cơ khí han rỉ vì oxy hóa hoặc lâu ngày phanh không sử dụng, má không bung được, kết quả là bánh bó cứng. Chính vì thiết kế độc lập, nên hệ thống phanh dừng ít được quan tâm bảo dưỡng so với hệ thống khác. Kẹt phanh tay thường xuất hiện trên các xe đời cũ, các chi tiết đã bắt đầu có hiện tượng han rỉ, đặc biệt sau khi đi mưa.
Phanh dừng được xem là đạt yêu cầu khi có đủ khả năng giữ xe trên góc dốc từ 18 - 20 độ. Hiện tượng phanh không ăn đa phần do má bị mòn. Phanh dừng có tải làm việc nhẹ, nên người ta không đặt nặng vấn đề mòn. Điều quan trọng là vẫn còn đủ lớp ma sát cần thiết, còn hiện tượng phanh không ăn có thể khắc phục bằng cơ cấu cóc.
phanh tay thường xuyên được sử dụng khi dừng đỗ xe mà. với lại sao có thể nói phanh tay chỉ là truyền động cơ khí thuần túy phanh kẹt do cáp khô dầu, khớp cơ khí han rỉ vì oxy hóa hoặc lâu ngày phanh không sử dụng. phanh tay loại khí chủ yếu hỏng do phớt cao su rò khí chứ
 

mung.cdns3

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi chỉnh phanh tay của xe con chỉnh thế nào nhở
Kết cấu phanh tay là điều khiển bằng dây cáp lên điều chỉnh thì có thể điều chỉnh ỏ hai vị trí một là cơ cấu phanh tức là điều chỉnh khe hở má phanh, hai là điều chỉnh dẫn động phanh túc có thể điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh như ở xe đạp ấy.Còn cụ thể thì bác phải xem cơ cấu phanh và dẫn động phanh trong hệ thống phanh nó như thế nào nhe!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên