Giúp đỡ về góc trùng điệp trong động cơ đốt trong

binh1992iasao
Bình luận: 8Lượt xem: 23,850
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Tình hình là em sắp thi lý thuyết động cơ đốt trong mà có câu hỏi
Góc trùng điệp là gì ?. Vị trí, chức năng là gì?. Định nghĩa và vị trí thì có trong sách còn ý hỏi về chức năng thì em bí rồi?
xin các sư huynh trên diễn đàn chỉ bảo:lx:lx:lx
Đúng như tên gọi cảu nó: Góc trùng điệp là góc tạo bởi,:

-- Góc Pi (1): Góc mở sớm xu páp nạp
-- Góc Pi (4): Góc đóng muộn xu páp thải
Tức là chỉ do "sự mở trùng điệp" của 2 góc trên thôi, do đó chức năng của nó thể cụ thể qua chức năng mỗi góc. Chức năng mỗi góc chắc cụ đã biết rồi. Em không cần phải nói thêm.
 

sks

Tài xế O-H
Tình hình là em sắp thi lý thuyết động cơ đốt trong mà có câu hỏi
Góc trùng điệp là gì ?. Vị trí, chức năng là gì?. Định nghĩa và vị trí thì có trong sách còn ý hỏi về chức năng thì em bí rồi?
xin các sư huynh trên diễn đàn chỉ bảo:lx:lx:lx

Chức năng của góc trùng điệp: Góc trùng điệp quyết định lớn đến hiệu suất nạp thải của động cơ. Tùy theo tốc độ động cơ, tải trọng động cơ đang gánh => có một góc trùng điệp hiệu quả.
Để chỉnh góc trùng điệp, các động cơ hiện đại chỉnh thời điểm đóng mở xupap bằng những hệ thống cơ khí điều khiển điện tử. Cụ có thể tham khảo thêm trên Google
 

binh1992iasao

Tài xế O-H
Đúng như tên gọi cảu nó: Góc trùng điệp là góc tạo bởi,:

-- Góc Pi (1): Góc mở sớm xu páp nạp
-- Góc Pi (4): Góc đóng muộn xu páp thải
Tức là chỉ do "sự mở trùng điệp" của 2 góc trên thôi, do đó chức năng của nó thể cụ thể qua chức năng mỗi góc. Chức năng mỗi góc chắc cụ đã biết rồi. Em không cần phải nói thêm.
em đang bí mà bác nói thế thì như không, dù sao cũng cảm ơn bác
 

hientnkh

Tài xế O-H
Theo em hiểu thì như thế này:
- Supap nạp mở sớm thì khí vào sớm hơn ( tăng hiệu suất nạp), supap thải đóng muộn khí thải ra nhiều hơn ( tăng hiệu suất thải ), trong quá trính đó thì dòng khí nạp cũng góp phần đẩy dòng khí thải ra nhanh hơn. Mọi mục đích là tăng hiệu suất cho động cơ. Còn nhìn vào cái đồ thị công mà giải thích thì chắc em phải xem lại sách kết cấu động cơ đốt trong.
Chúc bạn thi tốt, nhớ hồi trước thi môn này bắt tính trục khuỷu cho động cơ 3 xy-lanh quá.
 

binh1992iasao

Tài xế O-H
Theo em hiểu thì như thế này:
- Supap nạp mở sớm thì khí vào sớm hơn ( tăng hiệu suất nạp), supap thải đóng muộn khí thải ra nhiều hơn ( tăng hiệu suất thải ), trong quá trính đó thì dòng khí nạp cũng góp phần đẩy dòng khí thải ra nhanh hơn. Mọi mục đích là tăng hiệu suất cho động cơ. Còn nhìn vào cái đồ thị công mà giải thích thì chắc em phải xem lại sách kết cấu động cơ đốt trong.
Chúc bạn thi tốt, nhớ hồi trước thi môn này bắt tính trục khuỷu cho động cơ 3 xy-lanh quá.
mik đang hỏi về chức năng của góc trùng điệp mà bạn, :(:)(:)((
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
mik đang hỏi về chức năng của góc trùng điệp mà bạn, :(:)(:)((
em đang bí mà bác nói thế thì như không, dù sao cũng cảm ơn bác

Nói cụ thế thế còn gì ạ. Góc trùng điệp đơn thuần chỉ là do "sự mở trùng điệp" của 2 góc trên thôi, do đó chức năng của nó thể hiện cụ thể qua chức năng mỗi góc. Hok lẽ em nói luôn chức năng từng góc cho cụ. Ok, cũng cái hình trên nhé, nói luôn:
-- Góc Pi (1): Góc mở sớm xu páp nạp
Chức năng: Mở sớm xu páp nạp trước điểm chết trên nhằm mục đích, khi khí nạp mới thực sự đi vào xy lanh thì diện tích thông qua của xupáp đã khá lớn, nên sức cản khí động nhỏ, do đó nạp được nhiều khí nạp mới.
-- Góc Pi (4): Góc đóng muộn xu páp thải
Chức năng: Đóng muộn là để lợi dụng quán tính của dòng khí thải để thải sạch

Và nói thêm các góc phân phối khí có một mục đích chính đó là: Thải sạch khí thải - Nạp đầy môi chất. Do đó có thể nói 2 góc trên là phục vụ cho 1 một mục đích chính đó mà thôi.
Tóm lại, góc trùng điệp đơn thuần chỉ là do "sự mở trùng điệp" của 2 góc trên thôi.
Thế nhé..!
 

Conghauhd

Tài xế O-H
Theo e nghĩ chức năng của góc trùng điệp làm tăng công suất và làm cho quá trình cháy của động cơ tối ưu hơn
Góc trùng điệp là góc ma tại thời điểm đó cả 2xupap đều mở.xupap nap se mở sớm hơn nhằm tăng luu lượng không khí vào buồng đốt kỳ nạp.xupap nạp se đóng muộm hơn lợi dụng dòng khí nạp đang được nạp và chính dòng khí xả đang được đẩy ra. Như vậy khí xả của kỳ trước sẽ được thải sạch hơn và khí nạp nạp được nhiều hơn (thể tích buồng đốt k đổi) như vậy công suất dc sẽ tăng và nhiên liệu sẽ được đốt cháy hoàn toàn
 

binh1992iasao

Tài xế O-H
Em đã ngộ ra chân lý rồi cảm ơn các bác Conghauhd ,born-@ ,hientnkh,sks đã nhiệt tình giúp đỡ xin lỗi các bác e hơi chậm hiểu nên có gì các bác đừng giận nhé =d>=d>=d>
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên