Hình thang lái có tác dụng gì?

y2kvybg
Bình luận: 7Lượt xem: 14,365

cokhi45

Tài xế O-H
Hình thang lái có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho bánh xe dẫn hướng .Mục đích làm cho các bánh xe khỏi bị trượt lết khi quay vòng làm giảm sự mài mòn lốp ,giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định của xe .
 

yeuoto123

Tài xế O-H
khi thiết kế, người ta buộc phải thiết kế như vậy, để đánh lái được nhẹ nhàng, mấy cái này đâu phải nói xuông là được, có tính toán lực hết đó bác, bác tìm hiểu chuyên sâu thì sẽ thấy...
 

y2kvybg

Tài xế O-H
Hình thang lái có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho bánh xe dẫn hướng .Mục đích làm cho các bánh xe khỏi bị trượt lết khi quay vòng làm giảm sự mài mòn lốp ,giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định của xe .
Trượt lết hay trượt bên hả cụ?
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Các bác cho em hỏi hình thang lái có tác dụng gì ạ? em cảm ơn!

Chức năng Hình thang lái

a. Đặt vấn đề

Xét sự quay vòng của một ôtô hai cầu với cầu trước là cầu dẫn hướng (hình 9.12).




Hình 9.12. Động học quay vòng ôtô


Khi muốn thực hiện quay vòng ôtô phải tác động qua vành lái, để điều khiển hai bánh xe dẫn hướng quay một góc nào đó theo hướng quay vòng. Hai bánh xe dẫn hướng được liên kết với nhau bằng một thanh nối ngang (thanh ba ngang).

Ta xét hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Khi thanh nối ngang, hai đòn cam lái và dầm cầu tạo thành hình chữ nhật (hình 9.12a)

Do đặc điểm này nên khi quay vòng hai bánh xe dẫn hướng quay cùng một góc như nhau (a = b). Khi đó bánh xe phía ngoài có xu hướng quay quanh tâm O1 còn bánh xe phía trong có xu hướng quay quanh tâm O2. Như vậy quỹ đạo của bánh xe phía ngoài sẽ theo đường cong 1 còn quỹ đạo của bánh xe phía trong sẽ theo đường cong 2. Mặt khác nếu bảo đảm động học quay vòng đúng thì bốn bánh xe phải quay quanh một tâm quay tức thời. Nghĩa là bánh xe phía trong cũng phải quay quanh tâm O1 và quỹ đạo của nó phải là đường cong 3. Giả sử bánh xe dẫn hướng phía ngoài bám tốt không bị trượt thì bánh xe phía trong sẽ bị trượt mà vệt trượt của nó tạo thành diện tích bôi đen giữa hai đường cong 2 và 3. Điều này gây mài mòn lốp và khó điều khiển bánh lái.

-Trường hợp 2: Khi thanh nối ngang, hai đòn cam lái và dầm cầu tạo thành hình thang (hình 9.12b)

Trong trường hợp này khi quay vòng, hai bánh xe dẫn hướng sẽ quay các góc a và b khác nhau. Để động học quay vòng đúng thì người ta phải thiết kế hình thang phù hợp sao cho khi quay vòng tất cả bánh xe của ôtô cùng quay trên một tâm quay tức thời O (hình 9.12b). Nếu bảo đảm được điều kiện này thì các bánh xe sẽ chuyển động lăn mà không có sự trượt xảy ra.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên