Bệnh Nổ Bình Điện Khó Hiểu Nhờ Các Cụ Tư Vấn

thaianh
Bình luận: 16Lượt xem: 2,227

thaianh

Tài xế O-H
Trả là tế này các cụ ạ , hôm nay có ông chủ máy ,hàn bị nổ bình điện , gọi tôi đến nhờ sửa hộ .
khi tôi đến hỏi thì ông ta giải thích là ,
CUỐI GIỜ Em đánh máy về xưởng ,vì sợ mất trộm bình điện lên em cho hàn cái khuy để khóa lắp bình , TRƯỚC LÚC HÀN EM ĐÃ THÁO CẢ CỌC + VÀ CỌC - BÌNH ĐIỆN , nhưng không hiểu làm xao hàn đc tý chưa song thì bình điện nổ tung A XÍT bắn tung tóe
các cụ giải thích giùm các nhé !!!
 

hoanmy

Tài xế O-H
Vừa đánh máy về mà đã cho hàn cạnh bình thì nổ là đúng rồi bác ơi.bình điện đang còn nóng và đang bốc hơi khí.Em chuyên sửa còi ko biết nói thế đúng ko nữa.cứ tư vấn cho bác tý
 

canhoto

Tài xế O-H
Vừa đánh máy về mà đã cho hàn cạnh bình thì nổ là đúng rồi bác ơi.bình điện đang còn nóng và đang bốc hơi khí.Em chuyên sửa còi ko biết nói thế đúng ko nữa.cứ tư vấn cho bác tý
Em cũng đồng ý với cụ. Chả liên quan j tới điện đóm j ở đây cả vì cụ đã tháo cả cọc âm và dương. Nên nguyên nhân chỉ là do nhiệt nóng phát sinh trong quá trình hàn.
 

ngocbich

Tài xế O-H
theo em thì xe mới chạy về trong quá trình chạy ắc quy được nạp điện vào trong quá trình napf thì axit nóng lên và bốc hơi bình thường thì không sao nhưng mới về lại hàn gặp phải tia nửa lên lượng axit bốc hơi bị đốt cháy và làm nổ binh thôi ah không liên quan gì tới điện xe cả!
 

phalaidat

Tài xế O-H
Bình còn đang nóng do mới được nạp đầy trong lúc máy vừa về hoặc trong lúc hàn do nhiệt độ của quá trình hàn làm nóng bình ,lên khí hidro bốc ra vì vậy gặp tia lửa hàn là bình phát nổ .
vì vậy trên mỗi bình ắc quy hoặc trên hướng dẫn sử dụng đều có mục cấm lửa.

Khi bình đang xạc hoặc đang nóng trước khi lắp các cực ắc quy cần phải tắt tất cả các tải, tia lửa phát sinh khi lắp cực ắc quy cũng có thể khiến bình phát nổ.
 

XuanDam

Tài xế O-H
Đây cũng là 1 bài học xương máu cho anh em sửa xe nhà mình đấy các cụ à.mấy vụ này các bác thợ mới hay bị nắm.!!!
 

lehuyvu79

Tài xế O-H
Không phải dùng máy hàn mới bị, mà có rất nhiều nguyên nhân gây nổ cũng vì tia lửa phát ra gần vị trí nắp bốc hơi của acqui lúc đang nóng hoặc mới sạc, VD: thử acqui dùng dây điện quẹt 1 đầu âm 1 đầu dương phát ra tia lửa, thử còi tại acqui,cọc acqui lỏng vv. Nó đều liên quan đến tia lửa đa số lác acqui nước bị nhiều hơn acqui khô.
 

Già Làng O-H

GIÀ LÀNG O-H
Khi mới chạy về thì quá trình nạp điện đang no. Axit sunfuric sôi làm khí Hydro bốc hơi gặp tia lửa hàn ngay tại accu thì hiện tượng cháy xảy ra. Cháy quá nhanh và lượng khí hydro quá lớn phát sinh nổ. Vậy thôi :D . Bất cứ khi nào hàn mà tia lửa hàn có gần bình accu thì nên tháo hẳn accu để nơi xa, tránh gắp bất cứ tia lửa nào.
Thân
 

volong

Tài xế O-H
Vừa đánh máy về mà đã cho hàn cạnh bình thì nổ là đúng rồi bác ơi.bình điện đang còn ì nóng và đang bốc hơi khí.Em chuyên sửa còi ko biết nói thế đúng ko nữa.cứ tư vấn cho bác tý
Trường hợp này loại trừ khả năng chạm chặp điện vì đã tháo các cực ra rồi.chỉ có nhân do axit từ bỉnh bóc hơi gặp tia lử khi hàn thì cháy dẫn đến áp suất trong bình tang đột ngột nên phát nổ
 

nguyenminhnam

Tài xế O-H
Đúng vậy, xe mới chạy về, phản ứng trong bình sinh ra khí Hydro bốc lên thông qua nút vặn ở bình,mà hydro gặp lửa sẽ rất dễ bốc cháy, gây nổ bình.đó là bài học kinh nghiệm cho anh em, rất may là không có thương tích, có người đã từng bị mù suốt đời vì nổ bình.
 
T

tranchaump

Khách
Hiện tượng nổ bình do bị ngắn mạch với dòng điện lớn. bề mặt bình bị bẩn và khi hàn do dòng hàn lớn dẫn tới nổ bình. mong chỉ dẫn thêm
 
T

tranchaump

Khách
Các pác tham khảo tài liệu này nhé: đây là tài liệu của hãng Raymond
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ẮCQUY CÔNG NGHIỆP

I. CÁC QUY TẮC AN TOÀN:
1. Khi làm việc với ắcquy phải trang bị đầy đủ các công cụ bảo vệ mắt, mặt và da, bao gồm:
kính bảo hộ hoặc khẩu trang, găng tay cao su (có hoặc không che phần bàn tay), tạp dề bằng
cao su.
2. Trang bị vòi nước hoặc bồn rửa ở gần nơi làm việc để kịp thời sơ cứu trong trường hợp tiếp
xúc với chất điện phân của ắcquy.
3. Khi ở gần ắcquy, tuyệt đối không hút thuốc, dùng lửa hoặc bất kỳ vật gì tạo ra lửa.
4. Khu vực sạc ắcquy phải thông hơi tốt để tránh ngưng tụ khí hydro.
5. Không làm đứt mạch điện ở các cực của ắcquy vì tại các điểm đứt mạch thường xuất hiện các
tia lửa.
6. Không để dụng cụ hoặc đồ vật làm bằng kim loại lên trên ắcquy để tránh gây nổ hoặc đoản
mạch.
7. Giữ ắcquy luôn sạch sẽ. Ắcquy bị ăn mòn có thể dẫn đến chập mạch hoặc phát ra tia lửa.
8. Giữ cho các chốt, cực, cáp, ổ cắm của ắcquy trong điều kiện hoạt động tốt để tránh gây cháy
và chập mạch.
9. Cố định các chốt ở đúng vị trí trừ những lúc kiểm tra mức điện phân, khi châm thêm nước vào
ắcquy hoặc kiểm tra tỷ trọng của ắcquy.
10. Bảo đảm lỗ thông hơi trong các chốt cắm phải thông thoáng để hơi có thể thoát ra khỏi ắcquy.
11. Không để các chất tẩy rửa, các chất bẩn hoặc bất kỳ vật gì rơi vào trong các ngăn của ắcquy.
12. Chỉ sạc ắcquy ở mức đã quy định sẵn, không sạc quá đầy.
13. Không cắm trực tiếp bộ sạc ắcquy vào xe nâng, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
thống điện của xe. Chỉ cắm bộ sạc vào đầu nối ắcquy.
LƯU Ý
Khi sạc ắcquy, bên trong và xung quanh các ngăn chứa xuất hiện một hỗn hợp hơi có thể gây
nổ . Nếu hệ thống thông hơi ở khu vực làm việc không tốt, lượng hơi này vẫn có thể tồn tại bên
trong hoặc xung quanh ắcquy vài giờ sau khi sạc. Chỉ một tia lửa cũng có thể gây cháy, dẫn
đến thiệt hại nặng nề.
Chất điện phân trong ắcquy là một hỗn hợp của axít sunfuric và nước, có thể gây cháy. Nếu
hỗn hợp này dính vào da hoặc quần áo, rửa ngay với nước lạnh. Nếu vào mặt hoặc mắt, rửa
ngay với nước lạnh và can thiệp bằng y tế ngay lập tức.

II. THÁO LẮP ẮCQUY AN TOÀN:
A. THÁO ẮCQUY:
LƯU Ý
Luôn sử dụng khung đỡ ắcquy hoặc thiết bị xếp dỡ tương tự khi tháo ắcquy ra khỏi xe.
Thực hiện các bước sau khi tháo ắcquy ra khỏi xe nâng:
1. Ngắt cáp/đầu kết nối của ắcquy ra khỏi xe nâng.
2. Mở một cửa của ngăn chứa ắcquy, luôn mở cửa phía có đầu nối.
3. Dùng khung đỡ ắcquy hoặc thiết bị xếp dỡ tương tự, cho ắcquy trượt ra khỏi ngăn chứa.
4. Ắcquy sau khi đem ra khỏi xe phải được bảo quản đúng cách.
B. LẮP ẮCQUY:
LƯU Ý Tuyệt đối không cắt hoặc ấn cáp vào trong khi đang lắp bình ắcquy, tránh xảy ra chập mạch
gây cháy nổ.
Khi lắp ắcquy vào xe, bảo đảm ắcquy đã sạc đầy trước khi đưa xe vào hoạt động.
Thực hiện các bước sau khi lắp ắcquy vào xe nâng:
1. Mở một cửa của ngăn chứa ắcquy, luôn mở cửa phía có đầu nối.
2. Bảo đảm cửa phía bên kia của ngăn chứa đã lắp đúng.
3. Dùng khung đỡ ắcquy hoặc thiết bị xếp dỡ tương tự, cho ắcquy trượt vào ngăn chứa, đảm
bảo cáp của ắcquy ở đúng vị trí để kết nối với đầu nối của xe.
4. Đảm bảo ắcquy không dịch chuyển quá ½ in. (13mm) theo phương thẳng đứng. Chêm
hoặc khóa cẩn thận để cố định ắcquy.
5. Khi ắcquy đã ở trong ngăn chứa, lắp cửa ngăn chứa vào. Kiểm tra cẩn thận cả 2 cửa đã lắp
đúng chưa.
6. Nối cáp/đầu nối của ắcquy với cáp/đầu nối của xe nâng.

III. KIỂM TRA VÀ BẢO QUẢN ẮCQUY:
Ắcquy sử dụng cho xe nâng công nghiệp thường tích tụ nhiều loại bụi và chất bẩn tùy vào môi
trường hoạt động và loại hàng hóa chuyên chở. Nếu các ngăn chứa của ắcquy quá đầy và chất điện
phân còn đọng lại trên vỏ bình, thường xuất hiện những hiện tượng sau đây:
1. Mặt trên của ắcquy luôn ẩm ướt vì axít trong chất điện phân không bay hơi được.
2. Bề mặt ẩm ướt này kết hợp với một vài chất bẩn nào đó, trở thành chất dẫn điện, do đó dòng
điện từ bên trong truyền ra ngoài qua bề mặt của ắcquy. Điều này làm giảm hiệu suất hoạt
động của ắcquy và xe nâng.
3. Axít cũng ăn mòn các đai ốc, đầu nối và lớp vỏ bằng thép của ắcquy.
Khi kiểm tra ắcquy, thực hiện các bước sau:
1. Vỏ ắcquy bị ẩm là dấu hiệu của sự đầy tràn, rò rỉ hoặc hơi bốc lên trong khi sạc. Xác định
nguyên nhân và khắc phục ngay.
2. Cố định chắc chắn vị trí của ắcquy trong ngăn chứa.
3. Một số chất tẩy nhờn và dung dịch làm sạch có thể làm lớp vỏ đầu nối ắcquy bị chảy, do đó
tránh để đầu nối ắcquy tiếp xúc với các chất có khả năng hòa tan.

IV. VỆ SINH ẮCQUY:
Thực hiện các bước sau khi vệ sinh ắcquy:
1. Trang bị đầy đủ các công cụ bảo vệ cơ thể (Xem phần “Các quy tắc an toàn”).
2. Xoay công tắc chìa khóa về vị trí TẮT, ngắt ắcquy và đem ắcquy ra khỏi xe nâng.
3. Kiểm tra các sợi cáp xem có bị sờn hoặc lỏng không, có vật gì rớt vào trong đầu nối của
ắcquy không. Tuyệt đối không dùng bất cứ vật gì bằng kim loại để làm sạch đầu nối của
ắcquy.
4. Hòa tan 454g natri cacbonat (soda) trong 1.9 lít nước nóng.
5. Vặn thật chặt các chốt của ắcquy và mở lỗ thông hơi.
6. Dùng cọ nhúng vào hỗn hợp trên và quét lên bề mặt ắcquy. Đợi đến khi ngừng sủi bọt – dấu
hiệu axít đã trung hòa.
7. Không để hỗn hợp trên rớt vào trong ắcquy để tránh hư hỏng hoặc sủi bọt trong các ngăn
chứa, gây ra tích tụ chất điện phân trên vỏ ắcquy.
8. Rửa vỏ ắcquy bằng nước sạch.
9. Sấy khô vỏ ắcquy bằng khí nén (tối đa 30psi hoặc 207kPa).
10. Lắp ắcquy vào xe nâng.
 

namphuong007

Tài xế O-H
Trường hợp này có gì lạ đâu cụ.Xe vừa chạy về bình đang được nạp no,hơi khí đang bốc lên mà cụ lại hàn ngay gần đó tia lửa bắn vào gặp khí hidro là nổ ngay.
 
Nhiều Cụ trả lời nhưng nhà cháu vẫn chưa thông.
-Tại sao khi nạp bình ắc quy lại thấy có bọt khí nổi lên, mà là khí gì nhỉ???
-Nếu mà do "sôi" thì phải nóng ran chớ???
-Nếu mà do axít bay hơi, thì tại sao khi đun axít rồi gí lửa vào vẫn không cháy???

-Mà tại sao khi bị chập hai cọc bình thì ắc quy cũng nổ???

Nhờ các Cụ thông cho nhà cháu một phát nhỉ!!!
 

OtoHuuKim

Tài xế O-H
máy vừa hoat dong xong thì,,,acquy dang nhận dòng sạc từ xe,,,khí hidro bốc lên chuyển hoá,,,,,,gặp lửa thì mừng wá nên nổ phát cho zui ấy mà,,hihi
 

thdthb

Tài xế O-H
Vừa đánh máy về mà đã cho hàn cạnh bình thì nổ là đúng rồi bác ơi.bình điện đang còn nóng và đang bốc hơi khí.Em chuyên sửa còi ko biết nói thế đúng ko nữa.cứ tư vấn cho bác tý

đúng vậy.e cũng đồng tình với bác,
theo các bác,cùng một loại bình,khi nạp đủ điện và khi hết điện,trọng lượng của nó có thay đổi không?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên